Vân Đồn lúc này là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi giao thương của nhiều thuyền buôn nước ngoài dẫn đến vấn đề quản lý an ninh quốc phòng rất được Thái Tông chú trọng.
Việc quản lý, trấn giữ thương cảng này đang được giao cho Thủy quân đại tướng quân Lê Phụ Trần, người có công cứu giá ở Bình Lệ Nguyên đảm nhiệm.
Muốn làm được việc phát triển hải quân không thể không gặp người này.
Dòng Mang chỉ vỏn vẹn dài chừng 3 cây số, để đi hết cái dòng xanh chỉ có ba cây số ấy bằng tàu gỗ cũng mất cả canh giờ.
Cũng quãng đường ấy mà chạy ngoài biển động, có khi mất cả ngày, mà nếu gặp gió mùa đông bắc nữa thì không tài nào nhích lên được.
Cũng may thuyền xuôi dòng thuận lợi.
Trước mắt Bách hiện ra cảnh tàu thuyền san sát, tập nập một vùng biển rộng, xung quanh là núi non lô nhô, vươn lên nền trời, chiếu xuống mặt nước phẳng lặng như gương.
Thuyền cập bến ở Vân Đồn thì đã thấy trên bến có rất nhiều người.
Đứng đầu là một nam nhân quắc thước, năm nay độ 50 tuổi.
Trần Quốc Tuấn xuống thuyền thì ở bến đã trải gấm đỏ, quân nhạc tấu mừng, quan viên nô nức.
Nam nhân chắp tay chào:
- Quân dân Lộ Hải Đông cung nghênh Hưng Đạo Vương, chúc đại vương thân thể khang kiện.
Trần Quốc Tuấn đón tay ông:
- Làm phiền Bảo Văn Hầu ra đón, ta không dám nhận.
Lại đưa tay sang chỗ Bách:
- Đây là Sơn Tây Hầu, cũng đảm nhận chức Thiết sử của triều ta.
Bên cạnh là Cao lão, hậu nhân của Tướng quân Cao Lỗ, lần này cùng ta xuống đây để bàn việc hải quân.
Nam nhân tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi lại mừng rỡ:— QUẢNG CÁO —
- Ta là Lê Phụ Trần, đang đảm nhiệm Thủy quân đại tướng quân, xin được có lời chào Sơn Tây Hầu và Cao lão.
Bách khiêm tốn:
- Không dám, đã nghe Ý Ninh quận chúa kể chuyện khi xưa ở Bình Lệ Nguyên, Bảo Văn Hầu vì chúa quên thân, đại danh của ngài như sấm bên tai.
- Quận chúa quá lời thôi.
Mời các vị vào …
Cao lão cũng chắp tay chào cho có lệ.
Mọi người cùng nhau về phủ đệ của Lê Phụ Trần nghỉ tạm một đêm.
Hôm sau, Quốc Tuấn đưa Bách ra xưởng đóng tàu ở Vân Đồn.
Xưởng này hiện nay quy mô nhỏ bé, chỉ có khả năng sản xuất thuyền có độ dài lớn nhất khoảng 20 mét, chính là chiếc quân thuyền hắn và Hưng Đạo Vương dùng để đến đấy.
Hắn dạo quanh một vòng thì thấy không ổn.
Cách bố trí mặt bằng, các khâu không liên hoàn được với nhau, y như việc lắp ráp xe hơi trước khi hình thành khái niệm “dây chuyền sản xuất” vậy? “Không được! điều đầu tiên là phải thiết kế lại quy trình sản xuất đã”.
Những năm đầu thế kỷ 20, một cộng sự của ngài Henry Ford lừng lẫy bỗng nhận ra rằng: “Công việc lắp ráp xe sẽ trở nên dễ dàng hơn, đơn giản hơn và nhanh hơn nếu chạy theo một dây chuyền".
Chính vì vậy ông ta đã cùng một đốc công thử nghiệm và thành công mỹ mãn.
Giờ xưởng tàu cũng vậy, mỗi một bộ phận cần được sản xuất ở một khu vực nhất định, tối ưu hoá theo kích thước được đo đạc để đến khi lắp ráp vào thân tàu được đồng bộ.
Bách xem xét một hồi, lại ra thử mấy con thuyền đã hạ thuỷ.
Ghi nhớ những chi tiết lại trong đầu rồi mời mọi người vào phòng khách của xưởng để thảo luận.
Bách mời Lê Phụ Trần, Quốc Tuấn, Cao lão và các quan viên và công nhân lành nghề của xưởng yên vị, bắt đầu trình bày:
- Đầu tiên xin được thông báo với mọi người trong xưởng về chỉ dụ của Thượng hoàng và Quan gia, nhưng đây là cơ mật, xin mọi người giữ kín.
Trước tình hình phát triển hàng hải, mấy năm tới triều đình đã thống nhất cần phải mở rộng xưởng đóng tàu.— QUẢNG CÁO —
- Ta được Hưng Đạo Vương giao cho phụ trách việc này, rất muốn mọi người hiến kế để xưởng tàu chúng ta hoàn thành mục tiêu, không phụ sự kỳ vọng của hai vua.
- Giờ xin mời một vị phụ trách kỹ thuật cho mọi người biết sơ qua về những loại thuyền hiện nay chúng ta đang chế tạo.
Một người tướng ta cao to, da đen nhẻm chắp tay:
- Báo cáo Hầu gia, hiện nay xưởng thuyền chúng ta chủ yếu đóng chiến thuyền phục vụ thuỷ binh Đại Việt.
Có ba loại tàu thường xuyên làm.
Thứ nhất là lâu thuyền thường làm tướng phủ cho các vị đại nhân điều