Ngự yến diễn ra suốt ba ngày, ba ngày này quần thần nhà Trần trải chiếu dài đệm ấm mà ăn uống, Bách say mềm cả người, cứ tỉnh dậy lại bị lôi đi uống tiếp, được cái không khí rất thân mật.
Hết ba ngày, Hưng Đạo Vương có tấu một bản tấu về việc hải quân.
Thái Tông nhận bản tấu, mặt rồng rạng rỡ, xuống chiếu đốc thúc việc chế tạo vũ khí, chiến thuyền.
Toàn lực ưu tiên cho xưởng tàu Vân Đồn.
Lại truyền chỉ tháng sau tập trận ở Tam Giang Lộ.
Quan gia sẽ đích thân ngự lãm.
Lê Phụ Trần nhận được chiếu chỉ, mừng quýnh về Vân Đồn bố trí.
Nhật Duy và Ý Ninh cũng như kiến bò chảo nóng, chỉ muốn nhanh nhanh chóng chóng về Bình Lệ Nguyên đốc thúc quân lính.
Lần này quyết tâm cho cả Đại Việt biết Ngũ Yên Quân đã chuyển biến sang thuỷ quân lục chiến như thế nào.
Bách thì về kinh, theo Trần Khánh Dư đi nhận người.
Hắn lần đầu gặp những bộ hạ ngoại quốc này của Khánh Dư, tất nhiên không thể quá tin tưởng, cũng không có nhiều lời, chỉ nói mấy câu khách khí rồi mời họ lên thuyền về trang viên.
Lại viết một phong thư, gửi cho Cao lão ở Trang viên để bố trí trước.
Thuyền về đến nơi, Bách cho họ ở lại trang viên chứ chưa đưa lên học phủ.
Vốn đây là những người Tống chạy nạn mà ly hương xuống phương nam.
Theo cách nói của Trần Khánh Dư thì chính là bọn chó nhà có tang, cũng không cần một Hầu gia Đại Việt phải kính nhi viễn chi như thế.
Bách lại có suy nghĩ khác, con người cần được tôn trọng, bất biết những người này thế nào.
Giờ họ cũng trở thành người bơ vơ ở chốn đất khách quê người, dùng quyền thế đè ép họ được, nhưng làm vậy chỉ khiến họ sinh lòng phản kháng.
Cái hắn muốn là những kiến thức trong đầu họ, nhưng càng muốn hơn là việc họ dùng những kiến thức đó mà sáng tạo, cống hiến vì người Việt.
Muốn làm được như vậy, họ phải tự coi mảnh đất này thành quê hương thứ hai của mình.
Hắn sẽ cho họ thấy bản thân họ có thể kiến tạo cuộc sống mới cho riêng mình ở Đại Việt.
Hắn đưa mấy chục người này về trang viên, bố trí họ ở cũng đám thợ thuyền, học sinh và các tá điền.
Dặn dò người ở trang viên đối xử với họ như thường, không tạo cảm giác xa cách.
Một tuần liền hắn để họ tự do đi lại, tự làm quen, tự tìm hiểu về trang viên, không ngó ngàng gì đến.
Hết một tuần, hắn tập trung họ tới đại sảnh.
Quét mặt nhìn mấy chục người này, thấy mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ.
Bách chậm rãi nói:
- Các ngươi ở đây, ai là thủ lĩnh.
Một người đứng ra, giọng nói lơ lớ, rõ ràng học tiếng Việt không lâu, nhưng vẫn đủ nghe rõ ràng.
- Thưa hầu gia, ta là Vương Chính Hạo.
Gốc người Thanh Châu, cũng không dám xưng là thủ lĩnh gì, chỉ là được các anh em bầu ra để giúp mọi người lên tiếng.
- Vậy nhờ nhà ngươi giới thiệu mọi người cho ta được biết.
- Thưa hầu gia, chúng ta trốn sang Đại Việt cùng nhau khoảng 500 người.
Tên gian thần Giả Tự Đạo khốn kiếp vì che giấu việc nghị hoà, định giết hết những người ở Điếu Ngư như bọn ta.
Chúng ta may mắn thoát nạn, chạy xuống phía nam, trên đường đi ăn gió nằm sương chết mất ba trăm người, chỉ còn gần hai trăm người được Trần tướng quân cứu giúp.
Trần tướng quân sai 80 người bọn ta về hầu ngài việc kỹ thuật, từ này xin nghe ngài sai bảo.
- Các ngươi sang đây được bao lâu rồi?
— QUẢNG CÁO —
- Bẩm hầu gia, cuối năm vừa rồi chúng ta mới sang được đến nơi.
Đã ở phủ tướng quân được ba tháng.
Bách thở dài:
- Cũng là những người bất hạnh ly hương! … Các ngươi ở đất Tống làm những gì?
- Chúng ta là chủ yếu là quân lính và thợ thuyền phục vụ trong quân xưởng.
- Tốt lắm! vậy trong quân xưởng các ngươi làm gì?
- Quân xưởng có mấy bộ phận: Dựng nhà, đắp thành luỹ, chế vũ khí, đóng tàu thuyền.
- Các ngươi chế vũ khí, là những thứ gì?
- Thưa Hầu gia, chúng ta chế tạo rất nhiều loại vũ khí.
Nhiều nhất là thương và sóc.
Đây là vũ khí phổ biến nhất mà các binh sĩ Đại Tống được huấn luyện toàn diện trong chiến đấu.
Tiếp theo là đao, bao gồm đoản đao và trường đao.
Có chục người trước làm trong “Quân Khí giám” rất thạo việc chế tạo những thứ này.
Lại chỉ tay về một người nói:
- Đây là An Trung, hắn từng giữ chức Tác phường sứ của “Cung tiễn khố tác phường”, sau vì tội tham ô mà đày đi Điếu Ngư.
Đây là người chuyên phụ trách nghiên cứu, thiết kế, sản xuất cung tên cho “Cung tiễn viện” thuộc “Khu mật viện”, những người còn kia đều là người đi theo hắn.
Bọn họ đều nắm rõ kỹ thuật chế tạo cung, nỏ.
Những loại du nỏ, đường nỏ, liên nỏ hay sàng tử nỏ đều thông thạo như lòng bàn tay.
Dưới trướng hắn có hơn chục người.
An Trung chắp tay:
- Xin ra mắt hầu gia.
Bách hỏi tiếp:
- Vậy còn ngươi?
- Ta và năm người nữa, chỉ chuyên lo việc hoả khí trong quân.— QUẢNG CÁO —
- Hoả khí? Nói rõ xem.
Vương Chính Hạo vốn không muốn nói, nhưng những việc này Trần Khánh Dư đã biết, hắn lúng túng hồi lâu.
Đến đây, Bách nghĩ thầm trong bụng, “Phải hạ uy phong của bọn người Tống này một chút”:
- Ta biết, những kiến thức này các ngươi có được không dễ, cũng hiểu các ngươi đều là người trung quân ái quốc.
Đối với cố hương có lòng quyến luyến.
Nhưng ngươi thử nghĩ xem.
Những thứ bí mật về quân khí này, lọt vào Đại Việt không sao cả, lọt vào tay người Nguyên mới thành vấn đề.
- Tống – Việt là hai nước môi hở răng lạnh, chúng ta có mạnh các ngươi mới có thêm đồng minh.
Cứ nhìn mấy năm trước thì biết, Đại Việt kiên quyết không cho người Nguyên mượn đường lên Vân Nam.
Không có mấy tháng chậm chễ ở Đại Việt, Ngột Lương Hợp Thai đã hội quân kịp thời với Hốt Tất Liệt rổi.
Lúc ấy Điếu Ngư có thủ được hay không còn khó nói.
Bọn người Tống cúi đầu, không dám ngẩng mặt lên.
Bách tiếp tục cười mỉa mai:
- Trong chiến tranh Kim Tống, các ngươi bị vây ở Đức An, Trần Quy đã dùng tới hoả khí rồi.
Tưởng Đại Việt không biết hay sao? Cái thứ mà các ngươi gọi là hoả thương, chỉ là ngọn giáo gắn với một súng phun lửa, có gì là ghê gớm? Sau đó còn nghĩ ra cái gì mà “phích lịch hỏa cầu” để gắn