Mùa thu ở Thăng Long là đẹp nhất, như một món quà mà thiên nhiên, đất trời ban tặng cho mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Mùa thu thì ở đâu cũng có, nhưng thu Thăng Long vẫn cứ đẹp đến nao lòng.
Bầu trời xanh hơn, nắng vàng trải nhẹ trên những con đường, góc phố, trên những ngọn cây.
Gió heo may nhè nhẹ thổi, cuốn theo những chiếc lá xoay xoay rơi như nốt nhạc.
Thu Thăng Long đẹp và quyến rũ không chỉ vì cảnh sắc, khí hậu mùa thu, mà còn là điều gì chỉ có thể cảm nhận, rất khó gọi tên; cho đến ngàn năm sau Hà Nội vẫn mãi gắn liền với mùa thu …
Bách nằm trong Hầu phủ, nghe Thái Đường tay cầm số Đại Việt nguyệt san mới nhất, nhẹ giọng ngâm:
“ … Ta đương khi lửa hạ, khách cao trai thư thả, tới dòng nước biếc, vịnh khúc phù dung, đến bến ao trong, ngâm câu nhạc phủ.
Bỗng bóng ai, áo trắng mũ vàng, phất phơ đạo cốt xương tiên, hớn hở tinh thần thoát tục …
- Ta hỏi: Ngài từ đâu mà lại?
- Khách thưa rằng: Từ núi Nam Sơn.
Bèn bắc ghế, bèn mời ngồi.
Dưa Đông Lăng đem cắt; quả Dao trì đem mời.
Bèn sang sảng nói, bèn ha hả cười.
Mới hỏi khách rằng:
- Ngài là người quân tử, đi khắp đó đây? Cho hỏi người Việt ta và người nước khác có gì so sánh?
Khách nghe nói, cười dài ca rằng:
- Người nước khác mơ ước như chim bằng, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì người Việt loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
- Người nước khác tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì người Việt chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
- Người nước khác dẫu sang hay hèn, nam phụ lão ấu ai cũng lo học lấy một nghề; thì người Việt chỉ biết ngồi không ăn bám, khinh khi lao động.
- Người nước khác dám bỏ vốn lớn, thích kinh doanh, làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì người Việt quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
- Người nước khác ra sức cải tiến phát minh, công cụ vũ khí ngày càng tinh xảo; thì người Việt đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
— QUẢNG CÁO —
- Người nước khác sắp xếp canh nông, tổ chức công việc, giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì người Việt ưa thói chơi bời, rượu chè cờ bạc.
- Người nước khác vui vì người khác thành công, lấy đó làm động lực, thì người Việt ưa thói hả hê trên thất bại của người khác.
- Người nước khác thấy hay là học, đôi khi vứt bỏ tự tôn để vì việc lớn, thì người Việt ưa sĩ diện hão, bóc mẽ lẫn nhau, đọc dăm ba trang sách thì coi là mình hiểu biết.
Hỏi đã làm được gì chưa thì lảng sang chuyện khác …
Ta nghe khách nói, xấu hổ không đáp, nay chép ra đây, gọi là bài Thức tỉnh hồn ca cho mọi người Đại Việt cùng thấy …?
Thái Đường đọc xong, đặt tờ báo xuống, mặt phụng phịu:
- Chàng viết bài này thâm ảo quá, ta đọc không có hiểu?
- Có gì khó hiểu đâu, ta viết bài này để phê phán thói xấu của người Việt xưa nay.
Những thói xấu này có thể đúng, có thể sai với mỗi người, nhưng là điển hình của chúng ta.
Cần nghiêm túc nhìn nhận.
- Chàng tốt thế sao?
Bách cầm tay nàng, mỉm cười:
- Hiểu ta không ai ngoài nàng.
Vậy mà ra vẻ không biết.
Đúng vậy! Ta chửi mấy tên ghen ăn tức ở.
CMN! Thấy nhà ta giàu có là gây sự.
“Trâu buộc ghét trâu ăn”
- Biết ngay là chàng chẳng tốt thế, lại còn rỗi hơi viết cái này.
Chàng chằng phải lười chảy thây, một ngón tay cũng không muốn động hay sao?
- Cũng không hắn, bài này phải viết, lẽ ra ta định viết lâu rồi, nhưng đắn đo mãi vì sợ viết ra sẽ bị người ta phản ứng.
Nhưng mấy hôm nay, có nhiều người nhắm vào chúng ta.
Ta cũng lười chấp nhắt với họ, vẫn muốn qua bài Thức tỉnh hồn ca này.
Giúp họ hiểu ra, người Việt có nhiều không gian phát triển lắm, sao cứ đau đáu sau luỹ tre làng mà đố kỵ đối phó nhau? Sao không ra Vân Đồn, lên thuyền lớn so kè cùng anh