Đông A Nông Sự

Lấy Vợ 1


trước sau


Hắn ở nhà, nghỉ ngơi sắp xếp lại công việc, đến ngày thứ ba thì sang Lê phủ.

Hắn phải thỉnh giáo tỷ tỷ về trị gia.

Hắn vào Lê phủ giờ cũng như người nhà, đến cổng là gia nhân đã thông báo cho Nguyễn Thị.

Hắn đến vấn an lão thái thái.

Còn mang cho bà một củ sâm Cao Ly mua được để hiếu kính.

Đỗ lão thái thái ngắm nghía hắn một hồi, khen hắn cứng cáp hơn rồi, giữ lại ăn cơm rồi trò chuyện.

Hắn kể về hành trình tìm mỏ sắt, lại kể về Miêu trại … Bà là người hay chuyện, có hậu bối như vậy thì vui vẻ lắm.

Được một lúc thì Nguyễn Thị đến, chào mẹ rồi ngồi tiếp chuyện hắn.

Bách nói:
- Tỷ tỷ! Đệ có việc này băn khoăn quá.

Mong Thái thái và tỷ giải đáp giúp.
- Đệ cứ nói.
- Đệ mới mở phủ, Vương gia có gửi cho đệ hai chục gia nhân, nhà ta và Đinh gia cũng giúp đệ vài người.

Quản gia là từ phủ Vương gia ra, tên Hoàng Thông, một quản sự là Đinh Tán từ Đinh gia và thím Lục nhà ta nữa là ba quản sự.


Nhưng ta bận quá nhiều việc, việc quản gia không biết gì nên rất lúng túng.

Việc quản lý họ, trả lương và quán xuyến những người này ta một bước không thông.

Lão thái thái và tỷ tỷ quản lý gia sự nhiều năm, nay đệ xin được sang thỉnh giáo.
Hai người nhìn nhau, lại che miệng cười nhìn Bách làm hắn ngại ngùng.
- Tiểu tử này giờ mới thấy được khó khăn sao?
- Khi xưa ta là nhà thư hương, được cha mẹ dạy dỗ sách “Nữ giới” lại được gia mẫu dày công uốn nắn thuật trị gia, ngươi tưởng dễ lắm sao? Thời thế đã thay đổi, ngươi tưởng mình còn là tên thiếu niên một thân một mình ở Thậm Thình sao? Ngươi giờ là Minh Tự, mấy hôm nữa ta nghe Văn Hưu nói sẽ tấn Tước Hầu rồi.

Như vậy đã xếp vào cao môn đại hộ, chả nhẽ việc lớn của nam tử ngươi không lo mà lại suốt ngày lo gia sự trong phủ.

Vả lại ngươi mới chỉ nghĩ những công việc trong cái phủ đấy thôi, sau này còn đất phong của ngươi, bao nhiêu hộ, mỗi hộ bao nhiêu đinh, thu tô như thế nào? Sau này các khoản làm ăn, phần nhà các ngươi bao nhiêu, lợi nhuận hàng tháng thế nào, một mình ngươi làm được sao?
Bách ngẩn người, đúng là như thế, nếu phải quán xuyến cái này, thời gian đâu mà làm việc nữa.

Ước mơ nuôi sống 4 triệu người Đại Việt của hắn bao giờ mới thực hiện được? Không được, phải có cách giải quyết?
Hai người thấy hắn lo lắng thất thần, lại cười rộ:
- Ôi! Minh Tự 16 tuổi tự cáng đáng tất cả cũng thật là không dễ.

Tiểu tử ngươi có biết chỉ có một cách duy nhất giải quyết việc này không?
- Hai người có cách?
- Có cách, lại rất đơn giản, từ sau ngươi không phải lo lắng gì nữa?
- Thật có cách vẹn toàn như thế? Nếu vậy thì không còn gì bằng.

Xin thái thái và tỷ tỷ chỉ lối.
Nguyễn Thị nghiêm túc quay sang hỏi:
- Đệ đệ có ưng ai chưa?
- Ưng ai chưa là sao?
- Tức là thích cô nương nhà nào chưa?
- Chưa từng!
Việc yêu đương thì hắn trải qua rồi, chỉ là mang lại nỗi đau quá lớn, sau đó lỡ dở đến khi hơn ba mươi.

Hắn dù vẫn là nam nhân bình thường, vẫn mê gái nhưng nói đến yêu đương nghiêm túc là sợ.
- Vậy thì dễ rồi, ngươi lại đang đúng tuổi thành gia lập thất.

Nếu đã không chọn được cô nương ưng ý thì ta và Đinh lão sẽ đứng ra.
- Vậy cách hay mà hai người nói chính là lấy vợ?
- Không phải như thế sao?
- Ôi! Không được đâu, đệ chưa có ý định lấy vợ.
- Không có quyền phản đối.
Hai người đồng thanh nói.

“sao thế được, ta yêu đường vớ vẩn thì được nhưng không muốn kết hôn”.


Hắn kiên quyết:
- Đệ không thể hồ đồ mà kết hôn như thế được.
Đỗ lão thái thái bực tức nói:
- Sao gọi là hồ đồ được.

Việc cưới xin là do bà mối dẫn lối, cha mẹ quyết định.

Ngươi cha mẹ không còn, sư phụ thì vân du gót hạc, việc cưới xin tất nhiên là do trưởng bối quyết

định.

Đinh lão và Nguyễn Thị là hai trưởng bối của ngươi, đương nhiên sẽ là người quyết định việc này.
- Nhưng ta mới là người lấy vợ cơ mà.

Không phải mấy năm trước Hưng Đạo Vương ban đêm lẻn vào phòng công chúa Thiên Thành mà Thuỵ Bà chỉ phải đền một mâm vàng, vua phải đền 2000 khoảnh ruộng cho Trung Thành Vương là xong sao? Ta còn có thể đền hơn thế.
Nguyễn Thị liếc xéo:
- Việc ô uế như thế mà ngươi lấy làm gương sao?
- Có gì mà ô uế, hai người họ yêu nhau từ trước nên mới có chuyện thông dâm này.

Người khác lại muốn chia uyên rẽ thuý, nếu là đệ cũng sẽ làm như Hưng Đạo Vương.

Bất chấp tất cả cưới được người con gái đệ yêu.
- Hồ đồ, ta không muốn bàn nhiều về Hoàng tộc, nhưng Hưng Đạo Vương và Thiên Thành vốn là anh em, yêu nhau đã là trái đạo.

Còn dùng cái thói chim chuột để lấy nhau.

Ngươi có biết Dương Thái Hậu xưa kia, hoàng hậu hai vua, còn là nhạc mẫu của Lý Thái Tổ, thế mà khi chết thợ thủ công tạc tượng cho bà, sơn cho mặt bà đỏ lựng, đặt tượng quay về đền vua Đinh, đấy là do người đời oán cái thói dâm đãng của Dương Thái hậu, nên đến chết rồi vẫn không hết, hổ thẹn khi nhìn về đền thờ chồng cũ.

Ngươi tưởng người đời không có miệng hay sao?
Ôi! Lại nói đến cái chủ đề này.

Khi xưa hắn đi thăm đền thờ vua Đinh vua Lê ở Ninh Bình, đúng là được nghe hướng dẫn viên nói về những chi tiết này.


Quá đáng hơn người đời sau khi trùng tu đền còn trạm khắc cả hình chim chuột lên bia đá.

Hắn và lũ bạn nam thì hể hả nhưng trong đấy cũng có các bạn nữ có cái nhìn khác dẫn đến tranh luận.

Đa phần người xưa chỉ trích Dương Vân Nga và Lê Hoàn.

Ngô Sĩ Liên viết:
"Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa.

Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn"
Nhưng sau này, theo sự biến đổi về văn hoá, người đời sau cũng dần nhìn nhận vấn đề khách quan hơn, như Hoàng Xuân Hãn viết:
"...việc này trái với khuôn phép nhà nho.

Các sử gia nho xưa đã trịnh trọng chỉ trích như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ...!Các vị ấy không hiểu rằng đời Đinh, Tiền Lê đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân Việt cho đến nửa đời Trần còn thế.

Tuy vậy các nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn".
Như vậy, người ta oán là vì cái tư duy nho giáo thôi.

Còn sự lựa chọn và quyết định của Dương Vân Nga trong hoàn cảnh quốc gia bấy giờ đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng.

Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước nhà lên trên quyền lợi của dòng họ, bà có thể ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn tranh giành, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn và kết cục là bị mất nước bởi nhà Tống.

Nhưng đầu triều Trần, theo sự phát triển của nho học thời Tống, đã ảnh hưởng rất sâu rộng đến Đại Việt, hắn không thể tranh cãi việc này được.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện