“Chị ấy muốn có cháu bế đến phát cuồng rồi. Con trai chị là nhân tài, lại là luật sư lớn, mặt mũi cũng đẹp trai, kén chọn lắm.”
Chu Lai Phương là mẫu người điển hình của các bà cô thích buôn chuyện.
Đó là một người phụ nữ thấp béo, tính cách ngay thẳng, giọng nói vang dội. Bác ta nói nhiều vô cùng, nếu không phải chúng tôi không thể không thường xuyên ngắt lời thì cuộc điều tra hôm nay có khi phải tiến hành đến tối.
Có thể thấy Chu Lai Phương là kiểu người rất thích kể cho bạn nghe bất cứ chuyện lặt vặt lớn nhỏ nào mà mình biết.
“Tiểu Lý là đứa trẻ tốt. Nó hiếu thảo với mẹ nó lắm! Thời buổi này đứa con có hiếu như thế có đốt đèn đi tìm cũng khó. Hồi mẹ nó mắc ung thư, nó chăm mẹ ai cũng phải khen, mẹ nằm giường hơn nửa năm mà ngay cả hoại tử cũng không bị chút nào cả. Bọn bác hay nói với mẹ Tín Như, con trai chị tốt quá, muốn nhân tài có nhân tài, muốn bản lĩnh có bản lĩnh, lại còn có hiếu! Mẹ chồng con dâu bình thường mà sống nhau, nào có bà mẹ chồng nào mà không sửng cồ? Nhưng lệ nhà Tín Như thì không thế! Lý Mai ở nhà nó đúng là chăm mẹ chồng như chăm con mọn, bởi vì chồng nó cũng có hiếu mà! Nếu đổi phải đứa khác nhu nhược không dạy được vợ thì mẹ nó khổ liền! Cái thằng con không ra gì nhà bác còn hùa với vợ nó chọc bác nữa! Hôm qua lúc thấy con dâu giặt quần áo mà đổ bột giặt vào chậu cứ như bột giặt mua không mất tiền, bác nói với nó một câu, bảo dùng nhiều bột giặt không tốt cho quần áo đâu, một gói bột giặt mẹ dùng được hơn nửa năm, vào tay con thì không đến hai tháng đã hết! Nó được lắm, không giặt nữa! Giờ quần áo bẩn vẫn vứt ở đó! Bác chẳng mong chờ gì được…”
Tôi vừa tỏ vẻ thông cảm với bác ta, vừa hỏi: “Vậy Lý Mai chịu khó như thế, không lúc nào bực tức ạ?”
“Sao có thể chứ? Bây giờ thanh niên có mấy người chịu được khổ? Vì sao cứ ba bữa là Lý Mai bỏ về nhà mẹ đẻ? Cứ về là lại kể lể nói mẹ Tín Như thế này thế nọ! Bác khuyên nó, bảo làm gì cũng phải nhẫn nại một chút, cháu đừng làm quá, nhớ trước kia thúc đẩy hôn sự này cũng nhờ có mẹ Tín Như, phải nhường bà ấy một chút. Mẹ chồng ấy à, thỉnh thoảng càm ràm đôi ba câu, cháu việc gì phải để trong lòng…”
Lưu Ly ngắt lời Chu Lai Phương: “Ngày trước hôn sự này do mẹ Lý Tín Như chọn cho anh ta?”
Chu Lai Phương thở dài: “Nói thật, hồi đó khi giới thiệu hai đứa nó quen nhau, bác cũng chỉ nói vậy thôi, ai dè mẹ Tín Như tưởng thật. Chị ấy muốn có cháu bế đến phát cuồng rồi. Con trai chị là nhân tài, lại là luật sư lớn, mặt mũi cũng đẹp trai, kén chọn lắm. Không biết bao nhiêu cô gái muốn gả cho nó mà nó chẳng ưa được ai. Cháu gái bác, tuy không xấu xí, nhưng gia đình xuất thân từ công nhân, lại không có bằng đại học nói thật là bác cũng hiểu hai đứa nó không xứng đôi cho lắm. Khi đó nhờ mẹ Tín Như lập trường kiên định, thích cái nết ngoan ngoãn của Lý Mai nhà bác, Tín Như lại là đứa con có hiếu, mẹ bảo cưới nó đồng ý luôn. Hai cháu nói xem, bác giới thiệu cho nhà Lý Mai đối tượng tốt thế cũng chẳng toan tính gì cả. Bác không phải loại người ấy! Bác không cần cảm kích báo đáp, nhưng nhà đó còn trách lại bác. Qua lại họ hàng hai nhà cũng khó nối!”
“Vì sao họ lại trách bác?”
“Vì mấy chuyện vợ chồng nó cãi nhau! Cháu nói xem, có đôi vợ chồng nào mà không cãi nhau không đánh nhau? Một bên tai bác không nghe rõ không phải bị ông chồng già thời trẻ tát một cái điếc cả ra đấy à? Khi đó hai bác sống khổ lắm chứ? Đâu có giống Lý Mai ngồi xe hơi ra ra vào vào, ở trong phúc còn không biết là phúc?”
“Bác có thể nói cụ thể là chuyện gì không?”
Bà cô đột nhiên do dự, miệng lầu bầu: “Chuyện tầm phơ tầm phào, sao mà bác nhớ được?”
Giọng điệu bác ta khiến tôi nghĩ đến bà Lý.
Suy cho cùng Lý Mai cũng là cháu gái mình, Chu Lai Phương nhất định sẽ giúp đỡ Lý Mai. Đây là