Đông Cung

Chương 14


trước sau

Thì tôi cũng chẳng ngờ hóa ra mình không ghét Lí Thừa Ngân như vẫn nghĩ, mặc dù hắn toàn chọc tôi bực mình thật đấy, nhưng trong 3 năm, số lần gặp gỡ giữa chúng tôi vỏn vẹn đếm trên đầu ngón tay, ngoại trừ mấy lần hắn vì Triệu lương đệ mà đến hỏi tội tôi ra, thì trước đây chúng tôi cũng chẳng cãi vã là mấy. Có lúc không hằm hè nhau, tôi còn thấy không quen cơ…

À còn vụ chép sách, tuy tôi ghét chép sách nhất trần đời, nhưng mà cũng tại mấy lần bị phạt chép quá nhiều sách, mà bây giờ vốn từ Trung Nguyên của tôi cũng mỗi lúc một khá hơn rồi, đều tại mấy quyển sách bị phạt chép ấy. Nào là “Nữ huấn” “Nữ giới”, chép đến nỗi tôi thuộc làu làu luôn. Còn có 1 chuyện này nữa chứ, tôi chưa hề kể cho ai biết đâu, ấy là trong sách có nhiều chữ tôi không quen mặt chữ cho lắm, cũng không biết đọc thế nào, thế là tôi vẽ lại y nguyên, tô từng nét từng nét 1, ai mà biết thực ra tôi không biết chữ ấy nào.

Còn nữa, cái chữ “Ngân” trong “Lí Thừa Ngân” ấy, cái chữ này cũng gàn dở lắm, hồi đó lần đầu tiên nhìn thấy, tôi cứ tưởng nó là chữ “Cần”….Bụng cứ bảo không biết chữ ấy rốt cuộc có ý nghĩa gì, nghe nói người Trung Nguyên hay coi trong chuyện đặt tên lắm, sao hắn lại được đặt cái tên ấy nhỉ?

(*chú: Cần đây勤, Ngân đây鄞, giống nhau khác mỗi bộ bên tay phải nên dễ nhầm)

“Ngân Châu….”

Tôi độc thoại cả nửa buổi rồi, mấy khi có người đáp lời, tôi nhất thời buột miệng hỏi lại: “Gì? Ngân Châu nào?”

“Thái tổ Hoàng đế nguyên gốc Ngân Châu….phía đông Trung Châu, phía nam Lương Châu….địa thế rồng bay hổ cuộn… thế nên…. Ta mới có tên là Thừa Ngân….”

Tôi há hốc mồm nhìn, nhìn cái gã đang nằm thở thoi thoi trên giường, giọng hắn bé xíu, nhưng câu chữ mạch lạc, tinh thần trông cũng rất tỉnh táo, mắt khép hờ, nhìn thẳng vào tôi.

Tôi ngây ra mất 1 lúc lâu, cuối cùng giật nẩy người, lớn tiếng hét: “Á!”

Giọng tôi nhất định rất kinh khủng, thế nên toàn bộ mọi người đều ào ào xộc vào, Thái y tưởng tình trạng Lí Thừa Ngân thêm chuyển biến xấu, cuống cuồng lao lên: “Điện hạ sao rồi? Điện hạ sao rồi?”

Tôi chỉ tay vào Lí Thừa Ngân, gần như líu lưỡi: “Điện hạ…. điện hạ….”

Lí Thừa Ngân nằm trên giường, mặt mày vô cảm nhìn xoáy vào tôi, Thái y đã sướng rên đến nỗi khóc thầm: “Điện hạ tỉnh rồi! Điện hạ tỉnh rồi! Mau, mau sai người vào cung bẩm báo bệ hạ! Thái tử điện hạ tỉnh lại rồi….”

Cả Đông Cung nháo nhác cả lên, ai ai cũng phấn chấn, Thái y nói, chỉ cần Lí Thừa Ngân có thể tỉnh lại, chắc chắn vết thương không còn trở ngại gì nữa. Phen này mấy người đằng Thái y viện vui vẻ reo hò, người nào người nấy mặt mày rạng rỡ, cung nhân cũng vui như Tết, vội loan báo khắp nơi. Ngự y bắt mạch lần nữa, cân nhắc kê thuốc, cứ chạy tới chạy lui, ầm ĩ như ong vỡ tổ, nửa đêm nửa hôm đi qua đi lại làm tôi chỉ muốn được đánh một giấc.

Tôi không rõ mình thiếp ngủ từ lúc nào, chỉ nhớ lúc ấy ngự y vẫn rì rầm to nhỏ gì đó bên tai, tới khi tỉnh dậy đã thấy mình đang nằm bò bên mép giường, trên người còn phủ ngay ngắn một chiếc chăn bông. Đùi rơi vào trạng thái tê cứng do nằm lâu, không tài nào nhúc nhích được, vừa động đậy xương cốt toàn thân đã kêu răng rắc….Tôi đánh một giấc ngon lành, thậm chí còn nhỏ dãi lên tay áo của Lí Thừa Ngân, ơ….tay áo của Lí Thừa Ngân à!

Vậy ra tôi đang bò toài trên giường hắn, gác cằm lên cánh tay hắn ngủ suốt đêm, trong nội điện lặng ngắt như tờ không một bóng người, Lí Thừa Ngân nằm bên vẫn đang tỉnh táo, hơn nữa còn đang vẽ ra khuôn mặt nửa cười nửa không ngắm nghía tôi.

Tôi bắt gặp nét mặt ấy nơi hắn, bụng bảo dạ thế là hắn đã tai qua nạn khỏi. Đến lượt tôi trầy trật toan thu bên chân đã tê rần của mình lại, thử rồi mới biết chỉ tổ toi công, vật lộn một lúc lâu mãi không đứng lên nổi, lại còn phần eo…..Trời thì sáng bảnh mắt rồi, chỗ thắt lưng vừa mỏi nhừ vừa đau nhức, cứ như thể cả đêm qua bị xe bò nghiền xéo trên lưng ấy, sau này cấm chỉ không ngủ kiểu này nữa.

Cố mãi không xong, cuối cùng đành chống giường ngồi dậy, tính sải chân thử xem, đang phân vân giữa gọi người vào đỡ mình hay là đợi một lúc nữa chân bớt tê rồi duỗi thử thì hơn nhỉ. Ngay lúc này Lí Thừa Ngân lại buông lời: “Nàng định đi đâu đấy?”

“Về ngủ tiếp…” đễn lưỡi cũng rã rời cả rồi, mở miệng nói mà suýt nữa cắn phải lưỡi, nguy hiểm thật.

“Ai bảo nàng ngủ như lợn ấy, bạ đâu ngủ đấy, vừa nằm xuống đã ngáy, gọi như hò đò vẫn không dậy.”

Tôi nín nhịn không ném cho hắn 1 cái lườm, thằng cha này vừa mới khỏi bệnh đã dồn sức cãi nhau với tôi rồi đây.

Hắn vỗ vỗ vào chỗ cạnh mình trên giường.

“Làm cái gì đấy?”

“Không phải nàng muốn ngủ à? Đằng nào thì giường này cũng đủ rộng.” Chiếc giường quả thực rất rộng, giường chỗ Lí Thừa Ngân lớn hơn hẳn mấy chiếc giường bình thường khác, 8-10 người leo lên còn dư xài ấy chứ. Nhưng mà vấn đề không phải ở đấy, trọng điểm ở đây là, tôi không cầm được lòng hỏi: “Điện hạ muốn ngủ chung với thần thiếp à?”

Vẻ mặt Lí Thừa Ngân lại không như thế: “Có phải chưa từng ngủ chung đâu.”

Thì cũng đúng thế thật.

Thực sự thì tôi đang buồn ngủ đến díp cả mắt, liền bò lên giường, vốn Lí Thừa Ngân phải nhường cho tôi nửa cái chăn, nhưng tôi sợ đụng phải vết thương trên người hắn, thế là với tay mò lấy chăn ở chân giường đắp tạm. Sau đó cứ thế ngủ ngon lành.

Lúc lâu sau Vĩnh Nương khẽ tiếng gọi tôi dậy, tôi nhẹ nhàng choàng áo lên, Vĩnh Nương thì thầm bẩm với tôi chuyện ý chỉ phế truất Hoàng hậu cuối cùng đã được chiếu cho toàn dân trong thiên hạ hay, bên cạnh đó còn nghe nói Thái hoàng Thái hậu đã ra mặt dẹp yên bồn bế, hậu cung hiện nay vẫn rất bình ổn.

Kèm theo thánh chỉ phế bỏ ngôi vị Hoàng hậu, nội đình còn có ý chỉ riêng, ấy là phục hồi lại thân phân Lương đệ cho Triệu Sắt Sắt, với lí do nàng ta bị vu oan.

Tôi ngao ngán liếc nhìn Lí Thừa Ngân vẫn say sưa trên giường. Vết thương kia hiểm ác, mấy ngày nay sắc mặt hắn chỉ một màu tái nhợt thiếu sức sống, người cũng hao mòn đi trông thấy, thậm chí quầng mắt xuất hiện một vầng xanh xám.

Tôi bảo Vĩnh Nương: “Phái người đi gọi Triệu lượng đệ đến chăm sóc Thái tử điện hạ.” Nơi này vốn chả thuộc về tôi, tôi trơ lỳ nơi đây đã mấy ngày nay rồi.

Không đợi Vĩnh Nương tấu thêm, tôi đã bước khỏi điện, sai người chuẩn bị xe.

Tôi về tẩm điện của mình, mắt ráo hoảnh, cảm giác buồn ngủ trốn đi đâu không biết. Bụng bảo chắc đã ngủ đủ rồi, tôi tự nhìn mình trong gương, nếu như tôi xinh đẹp hơn 1 tẹo, liệu Lí Thừa Ngân có thích tôi không nhỉ?

Ban đầu Lí Thừa Ngân có thích hay không thích, tôi cũng chẳng bận tâm, thế nhưng trải qua đại nạn này, tôi mới chợt nhận ra, kì thực tôi rất hay để bụng. Giờ hắn tỉnh rồi, tôi lại mong ngóng hắn sẽ quý mến mình. Cái lúc hắn thoi thóp sắp chết ấy, tôi mới hiểu thì ra mình thích hắn nhiều lắm.

Thế mà, trong lòng hắn chỉ có Triệu lương đệ thôi.

Xưa nay hiện tượng bâng khuâng dường này tôi nào có biết.

Ăn chẳng buồn ăn, ngủ chẳng muốn ngủ, ngày nào cũng bần thần một mình.

Triệu lương đệ đã về đại viện nơi nàng ta hằng sống trước kia, Thái hoàng thái hậu bù đắp khá hậu cho sự tủi thân nàng ấy từng chịu đựng, chẳng những ban thưởng nhiều vàng bạc châu báu, mà phụ thân nàng ta mới đó cũng được thăng quan, mấy kẻ nịnh bợ nàng ta mỗi lúc một nhiều. Đằng viện bên ấy ngày nào cũng náo nhiệt, thỉnh thoảng đi qua còn vọng ra tiếng cười nói, tiếng đàn sáo, tiếng hát ca.

Vết thương của Lí Thừa Ngân có lẽ đã tạm ổn rồi, tuy rằng tôi chưa gặp hắn, nhưng mà có lần tôi ngẫu nhiên nghe thấy tiếng hắn cười.

Cười vui vẻ như thế, chắc mẩm đã khỏe hẳn rồi đấy.

Ngày Đại Tuyết năm ấy xảy ra hai chuyện lớn. Một là trong cung truyền chỉ, Hoàng thượng tứ hôn công chúa Lạc Hi cho Bùi Chiếu; cái thứ hai chính là việc Tự Nương được đưa về Đông Cung.

Gia thế của Bùi Chiếu rất lớn, mẫu thân hắn là trưởng công chúa BìnhNam, Vĩnh Nương kể cho tôi nghe: “Thân phận phò mã của Bùi tướng quân từ nhỏ đã được định trước rồi.” Nghe đâu Trung Nguyên rất chú trọng chuyện này, vậy ra đã thân nay càng thêm thân.

Tôi chợt nhớ về giấc mơ thường chực nọ, chỉ thấy có chiều thất vọng. Sau này Bùi tướng quân làm phò mã rồi, nói không chừng còn được thăng quan, nếu mà hắn không làm Kim ngô tướng quân ở Đông Cung nữa, có lẽ về sau khó có dịp gặp gỡ.

Thoạt đầu thì vắng bóng Lí Thừa Ngân, bây giờ, đến cả Bùi Chiếu cũng ít có cơ hội được gặp.

Vĩnh Nương thu xếp cho Tự Nương ở tòa viện phía Tây, bà ấy nói nơi đó yên tĩnh, sức khỏe Tự Nương không tốt, cần nơi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.

Tôi cũng ngẫm ra vì Lí Thừa Ngân không thích nàng ta, thế nên Vĩnh Nương mới chọn cho nàng ta nơi cách chính điện rõ xa. Vĩnh Nương nói với tôi: “Triệu lương đệ sắc sảo tỏ rõ, Thái tử phi nên đề phòng, tránh va chạm.” Vĩnh Nương nói gì tôi chẳng hiểu lắm, nhưng tôi hiểu đại ý bà ấy bảo tôi cứ lánh Triệu lương đệ đi vậy.

Đằng nào thì ở trong Đông Cung này, tôi cũng chẳng hồ hởi gì cho cam, may mà sức khỏe A Độ cũng có phần khởi sắc, 2 người chúng tôi chọn dịp lẻn ra ngoài chơi.

Hơn tháng trời không ra ngoài, dẫu trời vừa đổ tuyết lạnh cóng, nhưng vì sắp Tết đến nơi rồi, ngoài đường trở nên náo nhiệt vô cùng.

Con phố sầm uất ngập giữa biển người, phủ kín nơi nơi là
những sạp nhỏ, quán nhỏ, nào thì bán cây tuyết liễu, nào thì bán cờ xuân, bán cả đồ ăn vặt, bán tranh tết…..còn có cả ca hát tạp kỹ, diễn múa rối, đốt pháo, nhảy dây…..người đông không ních nổi. Vốn ra thì tôi thích nhất chốn đông vui, từ xưa đã thích dắt A Độ hòa mình vào dòng người, ngắm nghía chỗ này một tí, xem xét chỗ kia một tẹo.

Thế mà ngày hôm nay chẳng hiểu tại sao, tôi không tài nào phấn chấn lên được. Lượn lờ một lúc, đã kéo A Độ lại quán chỗ Mễ La uống rượu.

Đằng tửu quán cũng tấp nập người ra người vào, từ tít đằng xa đã nghe rõ tiếng Mễ La vừa thanh vừa giòn dường như là tiếng chuông ngân đang cười cười nói nói.

Bước vào mái lều tre, tôi nhận ra tỷ ấy đang tiếp chuyện khách, mà gã khách ấy tôi cũng quen, là Bùi Chiếu đây mà.

Có biết đâu sẽ gặp Bùi Chiếu ở đây, tôi không tránh khỏi nhìn hắn sửng sốt, mà xem ra hắn gặp tôi cũng khá bất ngờ, thế nên cũng có phần giật mình.

Tôi thấy Bùi Chiếu mặc thường phục, tác phong nhàn nhã, liền chắp tay chào hỏi: “Chào Bùi công tử.” Hắn phản ửng cũng mau lẹ, lập tức đáp lời: “Lương công tử ghé quán.” Quán chật ních người, chỉ có bàn cạnh Bùi Chiếu là còn trống, tôi thói phóng khoáng không quen bày trò khách sáo, liền gọi A Độ ngồi xuống trước đã, rồi thì gọi 2 hũ rượu.

Có câu gì nhỉ, à, mượn rượu giải sầu.

Dẫu tôi không có sầu cần giải, nhưng trong bụng thấy ngán ngẩm quá chừng, nốc cạn mấy bát rượu xong, tinh thần mới sống dậy đôi phần lạc quan.

Tôi cầm đũa gõ bát, khẽ ngâm nga một làn điệu dân ca của người Tây Lương chúng tôi: “Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, ngắm nhìn ánh trăng. Ô thì ra không phải nó đang ngắm trăng, mà đang đợi cô nương chăn cừu trở về….. Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, sưởi nắng…..Ô…..thì ra không phải nó đang sưởi nắng, mà đang đợi cô nương cưỡi ngựa đi qua…..” Đôi ba người trong quán vỗ tay lộp bộp, vậy mà hứng thú trong lòng cứ chống chếnh vợi dần, không nén được tiếng thở dài, lại tu cạn 1 bát rượu, bắt đầu chuyển sang nhắm món thịt dê thơm phức. A Độ níu góc áo tôi, tôi biết nàng ấy khuyên tôi uống ít rượu thôi, thế nhưng tôi vẫn giả trò tảng lờ, lúc tôi vùi đầu thưởng thức thịt dê, chợt vang lên âm thanh dìu dặt, là tiếng khèn tất lật. Tôi ngước đầu trông lên, thảng thốt nhìn Bùi Chiếu đang ngồi đầu bàn phía bên kia.

Chẳng hiểu cớ gì A Độ lại đưa cây khèn cho hắn, hắn thổi xuất thần, và âm thanh véo von ấy cứ tuôn không ngừng.

Tôi chống cằm lặng nghe tiếng khèn.

Hắn thổi tiếp bài ban nãy tôi hát dang dở, hẳn là hắn chưa từng nghe bài hát ấy, thế nên tiếng khèn trúc trắc dè dặt, tuy âm luật không sai, nhưng cứ ngắc ngứ từng hồi, thổi một chặp mới bắt đầu vào guồng nhịp nhàng trôi chảy. Làn điệu dân ca này vốn có tiết tấu vui tươi rộn ràng, thế mà chẳng hiểu tại vì sao, lần nào tôi nghe cũng thấy thắt lòng.

Bùi Chiếu thổi một điệu dài rồi mới đặt cây khèn xuống.

Tôi uống tiếp một bát rượu, hỏi hắn: “Ngươi giúp ta một việc được không?” Bùi Chiếu vẫn vẽ thói khách khí với tôi: “Xin công tử cứ sai bảo.”

“Ta chưa từng được tới lầu cổng thành Chu Tước ngắm cảnh, ngươi có thể lén dẫn ta đến đó chơi không?”

Nom sắc mặt Bùi Chiếu thoáng vẻ lúng túng, tôi lẩm bẩm: “Thôi, coi như ta chưa nói gì.”

Chẳng ngờ Bùi Chiếu lại thưa: “Lén đi thì không hay lắm, nhưng vẫn có cách, song có điều công tử phải giả làm tùy tùng của tại hạ, như thế chỉ e công tử phải khổ một phen thôi.”

Tôi lập tức phấn chấn hẳn lên, vỗ tay cười: “Cái này thì có hề gì.”

Tôi cùng A Độ đóng giả làm tùy tùng theo hầu Bùi Chiếu, nghênh ngang theo hắn lên cổng Chu Tước.

Cổng Chu Tước là nơi có địa thế cao nhất trong Thượng Kinh, so với gác chuông ở hồ Thái Dịch chốn Hoàng cung xem ra cao hơn nhiều. Vốn do nơi đây chính là cổng chốt phíaNamcủa cửu thành Thượng Kinh thế nên canh phòng hết sức nghiêm ngặt, ba bước một chòi canh, năm bước một đồn gác. Song Bùi Chiếu vẫn đưa tôi lên cổng lầu thuận lợi suôn sẻ.

Đứng trên cổng lầu, đón gió phần phật táp vào mặt, gió tựa những nhát dao rát buốt cứa lên da thịt. Thế nhưng trông xuống nhà nhà treo đèn kết hoa trong Cửu Thành, phong cảnh ấy hùng vĩ vô cùng. Phố thị thẳng tắp liền kề, như một bàn cờ được đặt ngay trước mắt, nơi những lầu quán rải rác khắp kinh thành, hệt một bồn đá thạch anh tích tụ hàng ngàn đốm sáng. Phóng tầm mắt nhìn bao quát, thậm chí mái ngói lưu ly nơi hoàng cung xa xăm mang màu đại dương, màu xanh thâm trầm ấy cứ miên man lao thẳng về phía chân trời.

Bùi Chiếu chỉ cho tôi xem: “Bên đó là Đông Cung.”

Có ngắm được Đông Cung hay không, tôi nào có bận tâm, tôi kiễng chân, chỉ muốn nhìn về nơi xa hơn cả.

Đứng ở chỗ cao là thế, cũng chẳng hề trông thấy Tây Lương.

Tôi tiu nghỉu nhoài người trên tường trổ, cất giọng ủ ê hỏi Bùi Chiếu: “Ngươi có nhớ nhà không?”

Phải một lúc, hắn mới thưa: “Mạc tướng sinh ra và lớn lên ngay tại kinh thành, chưa xa rời Thượng Kinh được mấy lần, thế nên không có cảm giác nhớ nhà.”

Tôi ngẫm thấy mình thật chẳng ra sao, đành ngượng ngùng ngoái lại nhìn hắn. Trên cổng thành nổi gió to, tay áo choàng cuốn phất phơ theo chiều gió, hắn đứng cách tôi một khoảng xa đến nỗi nơi tường thành đèn đuốc ảm đạm tôi không tài nào nhìn ra khuôn mặt hắn đang mang thần sắc gì. Đoạn bảo: “Thổi một điệu khèn cho ta nghe đi.”

A Độ đưa khèn tất lật cho Bùi Chiếu, hắn chậm rãi thổi, vẫn là làn dân ca tôi hát mới rồi.

Tôi ngồi bên bờ tưởng trổ, lầm bầm ngân theo tiếng khèn: ““Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, ngắm nhìn ánh trăng. …..Ô…..thì ra không phải nó đang ngắm trăng, mà đang đợi cô nương chăn cừu trở về….. Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, sưởi nắng…..Ô….. thì ra không phải nó đang sưởi nắng, mà đang đợi cô nương cưỡi ngựa đi qua…..”

Tôi biết, con cáo ấy chẳng đang đợi ai cả, mà rằng nó đang rất nhớ nhà.

Bẵng đi một lúc chẳng rõ là bao lâu, tôi mới thôi lầm thầm, thế nhưng tiếng khèn cứ văng vẳng quấn quít. Nhịp điệu thân thương ấy khiến tôi thấy sao mà yên lòng, sao mà nhẹ nhõm. Dẫu cho chốn tường thành chót vót lạnh lẽo, đáy lòng vẫn đọng lại một hơi ấm nồng, nơi ấy có tiếng gọi của Tây Lương, hơi thở của Tây Lương vẫn trọn vẹn ngay tại nơi ấy, ngay giữa lòng Thượng Kinh phồn hoa rộng lớn này, nó là thứ duy nhất tôi thân quen, tôi thấu hiểu.

Mây ửng sắc vàng sà xuống ngang đầu, sao trăng chẳng thấy đâu, chỉ có gió quất trên da thịt, đau mà rát. Giấc ngủ chập chờn quanh mình, tôi ngáp 1 cái rồi dựa vào A Độ.

Tiếng khèn nỉ non cất lên, dường như là làn sương mùa đông, dập dềnh trong cả những cơn mơ đưa tôi vào giấc ngủ.

Ngay lúc ấy, trên mặt chợt buốt, tôi ngước đầu trông lên.

Thì ra trởi đổ cơn mưa tuyết, tuyết từ trời cao thủng thỉnh rơi xuống, gió không hiểu tự lúc nào đã ngừng nghỉ, chỉ có tuyết rả rích chi chít đáp hạ trong câm lặng. Một cụm hoa tuyết óng ánh bung cánh xõa nở giữa bốn bề đất trời, trời cao kia như bị thủng 1 cái lỗ, tuyết từ cái lỗ trên trời rỉ xuống liên miên không ngớt. Nơi này một mảng, nơi kia một đụn, rũ mình phất phơ theo chiều gió tung bay.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện