Cuối tháng năm, Hồng Hạc hạ cánh xuống giữa sân. Thần mã cũng vừa
kịp lao vào. Mọi người hân hoan ra đón, thấy có thêm hai người lạ mặt, ai
cũng nhìn Tống Thu dò hỏi, chàng tươi cười giới thiệu :
- Đây là Cam Cửu Công, chú ruột của tiên mẫu. Còn đây là Dương Phi
Phụng, tứ phu nhân của hài nhi. Nàng từng là chánh cung Hoàng Hậu.
Thiên Tà nghe nói ái tử lấy cả Hoàng Hậu làm vợ, lão khoan khoái cười
ha hả :
- Thu nhi giỏi lắm ! Có thế mới đáng mặt Đại trượng phu.
Dương Phi Phụng được chàng chỉ dẫn, đến ra mắt từng người. Thấy mặt
Bích San không vui, Tống Thu cười bảo :
- Thượng Sương đã đoán rằng ta có đến năm vợ, San nhi còn giận làm gì?
Địa Tà yêu thương chàng nhất trên đời, nên vội bênh vực :
- Thu nhi là bậc kỳ tài tuyệt thế, lại anh tuấn phi phàm. Hắn có đa thê
cũng là phải đạo. Các con không được ghen tuông mà gia sự rối ren.
Trong nhà ai cũng sợ bà nên Bích San gượng cười :
- Hài nhi đâu phải kẻ nhỏ mọn. A Nương yên lòng.
Địch Yến Bình nghe Tống Thu tuyên bố sẽ có đến năm vợ, nàng tin rằng
không thiếu phần mình nên vô cùng hoan hỉ. Lâu nay, nàng ra sức hầu hạ Địa
Tà, được bà yêu thương nên đã có tám phần hy vọng. Tống Thu là đại hiếu tử
tất không dám cãi lời mẫu thân.
Mọi người vui vẻ kéo vào đại sảnh, mở tiệc tẩy trần. Trong lúc ấy, bốn
khách lữ hành vào trong tắm gội. Thượng Sương hầu hạ Tống Thu còn Bích
San tò mò đi theo Dương Phi Phụng, nàng không hiểu vì sao vị Hoàng Hậu
này lại chịu bỏ ngôi cao, theo một kẻ giang hồ áo vải như Tống Thu.
PhiPhụng bùi ngùi kể lại những cay đắng trong cuộc đời Hoàng Hậu và
những ngày dài đăng đẳng trong lãnh cung. Bích San vốn là người nhân hậu,
động lòng trắc ẩn trước số phận nghiệt ngã của bạn hồng nhan. Nàng vui vẻ
nói :
- Dương thư yên tâm, Tướng công là đệ nhất nam tử, tuy đa mang nhưng
rất công bằng và tận tâm với thê thiếp. Chị em ta sẽ cùng chia sẻ ngọt bùi.
Bên kia, Tống Thu ôm hôn Thượng Sương rồi thủ thỉ :
- Ta đã tìm được tiên quả, có thể giúp nàng thoát khỏi á tật.
Thượng Sương vui mừng khôn xiết, cắn chàng rất đau. Đó là cách biểu lộ
cảm giác hân hoan tột cùng của nàng.
Tôn Thái Vân chạy vào thúc giục :
- Mọi người đang chờ sao tướng công không tắm nhanh lên ?
Nói xong, nàng cùng Thượng Sương nhấc chàng bỏ vào bồn nước, mạnh
tay kỳ cọ.
Họ lên đến thì Hồng Hạc Chân Nhân Cam Cổ Đạo đã kể xong chuyện
của mình. Tống Thu vừa an toạ đã bị Hiên Viên Đạo hỏi :
- Chuyện lên Kim Linh Tự và vào lãnh cung cứu Dương Phi Phụng thế
nào, mau thuật lại cho bọn ta nghe.
Tống Thu cạn chén rượu, bắt đầu kể lể. Thức ăn được dọn lên. Địa Tà âu
yếm bảo :
- Phi Phụng cứ tự nhiên, bọn ta là khách võ lâm, không ưa nghi lễ.
Phi Phụng dạ rất ngoan, ăn uống rất thực tình.
Sáng hôm sau, bọn Tống Thu kéo đến toà đạo am trong cánh rừng cạnh
bờ Bắc sông Hoài để tìm Dạ Thần Tả Tiêu Dao, nhưng lão đã đi mất. Trên bàn
còn một tờ hoa tiên :
- Tống Thu ! Lão phu thề sẽ tiêu diệt ngươi.
Chàng ngẩn người suy nghĩ, lát sau lẩm bẩm :
- Vậy là lão ta có tai mắt ở An Dương hoặc Ngũ Đài Sơn ?
Chàng hỏi lại Hồng Hạc Chân Nhân :
- Cửu công có tiết lộ lai lịch cho gã Từ Tâm Kiếm Khách biết không ?
Cam Cổ Đạo ngượng ngùng đáp :
- Ta thấy gã dễ mến nên đã kể lại mọi việc.
Tống Thu dịu giọng :
- Chưa chắc gã đã có quan hệ với Dạ Thần. Chúng ta phải điều tra lại rồi
mới có thể kết luận được.
Lúc trở lại Tín Dương, chàng bảo Tứ Hộ pháp Ma Ảnh Đồ Phu Tạ Giang
Thiên liên hệ với Cái Bang, nhờ họ điều tra lai lịch Từ Tâm Kiếm Khách Trang
Lưu Tuyền ở An Dương.
Sáu ngày sau, chim câu các nơi bay về báo tin :- Một là Trang Lưu Tuyền vẫn ung dung ở lại An Dương Đại Lữ Điếm lo
việc kinh doanh. Trinh sát Cái Bang đang bám sát, tiếp tục theo dõi. Hai là ở
Giang Tô đã xuất hiện một giáo phái mới có tên là Càn Khôn Giáo. Căn cứ của
họ đặt trên núi Thạch Đầu phía Bắc Thạch Đầu Thành. Giáo chủ là một chàng
công tử chỉ độ hai mươi dung mạo chàng ta cực kỳ anh tuấn và cơ thể đôi lúc
phát ra luồng khí xanh đỏ sáng mờ. Chính hiện tượng kỳ lạ này đã khiến bách
tính Giang Tô, Chiết Giang coi gã như thần linh, náo nức gia nhập Càn Khôn
Giáo rất đông. Giáo chủ lại có tài trị bách bệnh, chỉ vài viên thuốc nhỏ là xong.
Hiện nay thế lực Càn Khôn Giáo rất to lớn, số tiền đóng góp của bách tính
được lên đến hàng trăm vạn lượng bạch ngân. Có điều lạ là đội cận vệ Giáo
chủ toàn là những thiếu nữ trẻ tuổi, xinh đẹp. Ngoài ra, còn cả ngàn nam đệ tử
đang ráo riết luyện tập võ nghệ.
Thiên Tà nghe xong bừng bừng nổi giận :
- Sao bọn chúng dám lấy danh hiệu của bổn phái ? Ta phải đi ngay Giang
Nam, hỏi tội chúng.
Tống Thu buồn rầu nói :
- Hài nhi chỉ sợ gã giáo chủ kia chính là Sư Thúc tổ Phật Diện Hoa Đà.
Địa Tà thảng thốt hỏi lại :
- Sao Thu nhi lại nghĩ vậy ?
Chàng thở dài đáp :
- Mẫu thân cứ hỏi Từ lão thì biết. Sư Thúc tổ ẩn cư ở Thái Sơn gần ba
mươi năm, tìm được linh quả xong liền đi Đông Hải câu Hoả Giáp Kình Ngư.
Có lẽ đã thành công nên trẻ lại sáu bảy chục tuổi và sinh ra những ý nghĩ
ngông cuồng. Ngoài Càn Khôn Chân Khí và phép Tuỳ Tâm Đạo Khí, đâu ai có
thể khiến cho thân người phát ra hào quang ?
Thiên Tà thẫn thờ nói :
- Nếu đúng là Tiêu sư thúc thì ta lại càng phải đến tận nơi xem xét. Tôn
chỉ của bổn phái là phù trợ chính đạo, hành hiệp trượng nghĩa chứ đâu phải
đem xảo thuật ra lừa bịp lương dân.
Tống Thu suy nghĩ một lúc, cười bảo :
- Nhân dịp này, chúng ta kéo cả xuống Giang Nam du ngoạn một phen.
Trước là điều tra Càn Khôn Giáo, sau là để Dương nhạc phụ khỏi sầu khổ vì cái
chết giả của Phi Phụng.
Mọi người hoan hỉ tán thành, nhất là các nữ nhân. Vợ chồng Bạch Lan,
Hồng Hạc Chân Nhân và ba vị họ pháp ở lại. Tang lão có được Chu Sa Tuyết
Quả trong tay, say mê nghiên cứu, tìm cách chữa á tật cho Thượng Sương. Lão
còn có ý định nối lại hai chân cho Cam Cổ Đạo, nhưng nghe nói đi Giang
Nam, lão cũng đòi theo.Hai ngày sau, đoàn người ngựa vừa rời khỏi thành thì những người ở lại
cũng rời qua một toà nhà khác. Tống Thu là người cẩn trọng nên đã quyết
định như vậy.
Người đông, lại có cả hai hài nhi nên cước trình rất chậm, mất nửa tháng
họ mới đến Nam Kinh.
Nam Kinh trước thời Minh Thành Tổ có tên là Kim Lăng nằm ở bờ phải
đoạn hạ lưu sông Trường Giang từng là cố đô của một số triều đại như : Ngô,
Đông Tấn, Nam Tề, Lương, Trần, Nam Tống... Vì vậy rất nổi tiếng về các công
trình văn hoá và các danh lam thắng cảnh. Số lăng tẩm, đền đài, miếu mạo ở
đây còn nhiều hơn cả Bắc Kinh.
Tống Thu và gia quyến giả làm người quyền quí, thế tộc đi du ngoạn
Giang Nam. Họ mướn nguyên tầng chót của Kim Lăng Đại Lữ Điếm.
Thời gian này, ở nội địa mới là giữa hạ, vầng dương chói chang, tiết trời
oi bức. Nhưng ở đây, khí hậu miền duyên hải mát dịu khiến mọi người rất
khoan khoái. Trưa hôm sau, Tống Thu và Phế Hậu Dương Phi Phụng thả bộ
đến Dương Gia Trang cách lữ điếm chừng bốn dặm. Hai người đều đội nón
rộng vành kéo sụp xuống cho kín trán.
Dương phủ giờ đây im lìm, nhuốm một màu tang tóc. Sau đám tang của
Phi Phụng, Dương lão gia chỉ giữ lại vài gia nhân thân tín nhất để lo việc cơm
nước và quét dọn ngội mộ cho con gái bạc mệnh nằm ngang trong khu vườn
phía trước đại sảnh, cạnh mộ của Dương phu nhân để ngày ngày ông được
nhìn thấy.
Trưa nay, ông đang thẫn thờ nhìn những nén hương trước hai ngôi mộ
tàn dẫn thì nghe có tiếng gọi :
- Phiền lão Trang chủ cho bọn vãn bối xin chén nước.
Nam Kinh có rất nhiều khách du lịch từ bốn phương đến. Họ thường đi
bộ, để ngắm cảnh nên chuyện xin nước uống là rất bình thường.
Trước sân không có gia nhân nào, Dương lão đành đích thân ra mở cổng.
Người vừa lên tiếng là một chàng công tử trẻ tuổi. Chàng ta đã lột nón rộng
vành, để lộ gương mặt anh tuấn và nụ cười quyến rũ. Dương lão có cảm giác
như rất quen thuộc.
Gần đấy có một lu sành đựng nước sạch nhưng nhìn phong thái sang
trọng, tôn quí của khách. Dương lão không dám cho uống nước ấy. Ông hiền
hoà bảo :
- Mời công tử và phu nhân vào trong, cùng lão phu dùng mấy chén trà
cho đỡ khát.
Vào đến khách sảnh, chàng công tử nói ngay :
- Xin hỏi Trang chủ, đám gia nhân nô tì đâu sao không thấy ?Dương lão cười đáp :
- Chúng nghỉ trưa cả rồi.
Lúc này nữ lang kia mới lột nón rộng vành, chạy đến bịt miệng Dương
lão thì thầm :
- Phụ thân đừng hốt hoảng, hài nhi là Tiểu Phụng đây.
Dương lão ngơ ngác, đưa tay dụi mắt, chăm chú nhìn gương mặt thương
yêu. Phi Phụng sa lệ, mỉm cười :
- Hài nhi được Thông Thiên đạo trưởng bày kế giả chết cứu khỏi lãnh
cung.
Nghe nhắc đến vị đạo nhân phép lực thông thần. Ông đã tin được nửa
phần. Nhưng là bậc lão thành, thận trọng ông nghiêm giọng :
- Nếu con đúng là Phụng nhi thì hãy vén áo lên cho ta xem.
Phi Phụng thẹn thùng kéo vạt áo lên. Cạnh rốn nàng có ba nốt ruồi son
xếp thành hình chứ phẩm. Dương lão vui mừng khôn xiết, ôm lấy ái nữ bật
khóc, Phi Phụng phải nhắc nhở :
- Phụ thân ! Chuyện này lộ ra thì rất nguy hiểm, mong người bình tâm.
Dương lão nhớ đến cái án tru di tam tộc, sợ hãi không dám khóc lớn nữa.
Ông buông con gái ra và hỏi :
- Thế vị công tử này là ai mà lại đi chung với Phụng nhi ?
Tống Thu vén áo quì xuống :
- Tiểu tế Bách Lý Tống Thu khấu kiến nhạc phụ đại nhân.
Dương lão lúc còn ở kinh từng nghe Dương Phi Phụng kể rằng Thông
Thiên đạo trưởng có một người đồ đệ tên Tống Thu. Ông cười khà khà :
- Té ra công tử là cao đồ của đạo trưởng. Lão phu rất vui có một hiền tế
như vậy.
Phi Phụng nũng nịu nói :
- Phụ thân nhìn kĩ lại xem, chàng chính là Thông Thiên đạo trưởng đấy.
Dương lão giật mình ngơ ngác. Phi Phụng bèn dìu ông ngồi xuống ghế
rồi bắt đầu kể lại mọi việc, Tống Thu nói thêm :
- Nhạc phụ cứ công khai nhận Phi Phụng làm nghĩa nữ. Chẳng có ai có
thể bắt bẻ được.
Dương lão hoan hỉ nói :
- Biết Phụng nhi còn sống và được hạnh phúc là ta mãn nguyện rồi, hai
con cứ về trước, lát nữa ta sẽ đến Kim Lăng Đại Lữ Điếm gặp thân gia.Phi Phụng hôn lên gò má nhăn nheo của cha già rồi cáo biệt.
*
* *
Tối hôm sau, Thiên Tà đòi đi Thạch Đầu Sơn thám thính xem Giáo Chủ
Càn Khôn Giáo có phải là Phật Diện Hoa Đà Tiêu Cô Phi hay không ?
Tống Thu tự hiểu chỉ có mẫu thân mình mới kiềm chế được phụ thân
không vọng động, chàng liền truyền âm nói với bà. Địa Tà hiểu ý nói :
- Vậy thì ta và lão cùng đi.
Thạch Đầu Thành cách Nam Kinh hơn trăm dặm nên họ khởi hành
ngay. Lát sau, Tống Thu cũng lên lưng Hồng Hạc, âm thầm đi theo để hỗ trợ.
Hồng Hạc có tốc độ rất nhanh và lại bay theo đường thẳng nên chàng đã
đến trước.
Thạch Đầu Sơn là một ngọn núi thấp. Đỉnh núi rộng và bằng phẳng. Từ
xa nhìn lại, nó có dáng của một chiếc đầu người. Chung quanh núi là rừng cây
rậm rạp, nhưng đường lên núi được đẽo thành bậc thang và rộng hơn trượng.
Có như vậy thì đám thiện nam tín nữ già nua mới có thể lên đến Càn Khôn
Bảo Điện. Đền thờ này có lối kiến trúc nửa đạo quán, nửa chùa chiền, sơn son
thiếp vàng rực rỡ. Chung quanh bảo điện là những dãy nhà gỗ dành cho các
bệnh nhân. Phía sau Điện là một khu kiến trúc được ngăn cách với bên ngoài
bằng bức tường cao hơn trượng. Cánh cửa gỗ dầy luôn khép kín, có lẽ nơi này
dành cho giáo chủ và các đệ tử thân tín ?
Chính giữa khu vực cấm ấy là một toà mộc lâu hai tầng đồ sộ. Chung
quanh có toán võ sĩ áo trắng tuần tra nghiêm mật. Giờ đây, trên tầng hai vẫn
sáng đèn, Tống Thu cho linh điểu hạ cánh xuống nóc, chàng nghe bên dưới
vang lên tiếng cười rộn rã, yên tâm dỡ ngói nhìn xuống.
Trên sàn mộc lâu rộng rãi, chỉ có độc một chiếc giường rất lớn bằng hai
lần những chiếc thông thường. Và cảnh tượng đang diễn ra khiến chàng chép
miệng than thầm. Một nam nhân tuổi độ hai mươi, tóc búi theo kiểu đạo sĩ, da
dẻ trắng muốt nhưng lại toả ánh sương mờ màu hồng nhạt. Thân người gã
không một mảnh vải và nữ nhân kia cũng vậy.
Đạo sĩ trẻ không hề nương nhẹ, dày vò trên thân xác nữ nhân. Bỗng thân
hình gã loé lên ánh xanh và nữ nhân kia kêu lên những tiếng đau đớn rồi ngất
lịm. Lúc đạo sĩ buông ra, Tống Thu thấy da nàng tái mét như người chết.
Chàng kinh hãi hiểu rằng đạo sĩ đang dùng thuật Thái Bổ để rút nguyên âm
của nữ nhân. Đạo sĩ cầm chiếc chuông đồng lắc nhẹ. Hai gã áo trắng từ cửa
ngầm trong vách bước ra, khúm núm hỏi :- Khải bẩm giáo chủ. Dám hỏi người còn cần thêm nữa không ?
Đạo sĩ loã thể kia chính là giáo chủ Càn Khôn Giáo. Gã lạnh lùng bảo :
- Bọn này không còn là xử nữ nên nguyên âm yếu kém, chắc phải thêm
bốn năm đứa nữa mới đủ.
Hai gã khiêng nữ nhân kia đi, lát sau, dẫn đến một người khác. Có thể,
trong con mắt đám nữ giáo đồ này, được hầu hạ giáo chủ là điều vinh hạnh,
nàng ta hoan hỉ dâng hiến. Nhưng nhìn ra sắc mặt đỏ hồng đầy vẻ ham muốn,
chàng đoán rằng nàng ta đã bị cho uống Xuân Dược.
Tống Thu nhân lúc đối phương đang hành lạc, lên lưng chim rời mái
ngói, bay xuống chân núi chận đường Song Tà lại. Địa Tà mắng yêu :
- Sao Thu nhi không ở nhà mà lại đến đây làm gì ? Chẳng lẽ con cho rằng
bọn ta vô dụng cả rồi chăng ?
Tống Thu nhăn mặt nói :
- Cũng may là hài nhi đến trước một bước, nếu không mẫu thân đã phải
chứng kiến cảnh dâm ô tàn nhẫn của gã Giáo chủ kia. Gã ta dùng phép Thái Bổ
hút nguyên âm của các nữ đệ tử.
Địa Tà đỏ mặt :
- Tên yêu quái đó quả là đáng chết !
Thiên Tà bối rối hỏi :
- Thu nhi có nhận ra trên lưng gã có dấu hiệu gì đặc biệt không ?
Thu nhi ngần ngại đáp :
- Gã có một bớt đen to bằng trôn trén ở ngay sau huyệt Cách Quan bên
trái lưng tả.
Thiên Tà đau đớn nói :
- Thôi đúng rồi, gã chính là Tiêu sư thúc của ta.
Tống Thu chỉnh sắc :
- Phụ thân thường dạy hài nhi rằng bậc trượng phu đại nghĩa diệt thân.
Nhưng dẫu sao phụ thân ra mặt cũng không tiện. Hài nhi sẽ thay người diệt
trừ tai hoạ này cho bách tính.
Thiên Tà buồn rầu nói :
- Tiêu sư thúc cải lão hoàn đồng, tất công lực phải đến mức siêu phàm
nhập thánh. Ngay cả ba bọn ta hợp lại chưa chắc đã địch lại lão. Bọn ta không
thể trao gánh nặng này cho Thu nhi. Có lẽ, phải nhờ cả Hiên Viên Đạo mới
mong đối phó nổi họ Tiêu.- Vậy song thân cứ về khách điếm trước, hài nhi dọ thám thêm một lúc
xem ngoài Tiêu sư thúc tổ còn cao thủ nào đáng ngại không ?
Địa Tà dặn dò chàng phải cẩn thận rồi kéo Thiên Tà đi. Tống Thu lên
lưng Hồng Hạc, trở lại đỉnh núi. Chàng dặn dò Linh Điểu rồi buông mình
xuống mái mộc lâu.
Qua lỗ ngói lúc nãy, chàng thấy Tiêu Cô Phi đang hút nguyên âm của
một thiếu nữ tuổi chừng mười sáu. Gương mặt nàng đang hoan hỉ vì khoái
cảm bỗng biến dạng, biểu lộ sự đau đớn cùng cực. Tiếng kêu la bị bàn tay họ
Tiêu chặn lại. Thiếu nữ xuôi tay rũ rượi như người đã chết. Tiêu Cô Phi rung
chuông, hai gã đệ tử lại xuất hiện. Họ Tiêu trầm giọng :
- Nàng ta đã chết rồi, đem ra sau núi quăng xuống vực. Lần này hãy nhớ
rằng không được đưa những kẻ quá yếu đuối, hoặc đã vào đây đủ ba lần.
Một tên đệ tử gãi đầu nói :
- Bẩm giáo chủ ! Đã có mười mấy người bị chết, chúng ta sẽ giải thích sao
với gia đình họ ?
Tiêu Giáo chủ cười nhạt :
- Ngươi cứ bảo rằng họ đã được gửi đi đảo Bồng Lai để trồng Trường Sinh
Thảo.
Tống Thu nghe lửa giận bừng bừng, nhưng cố nhẫn nại. Chàng tự thề sẽ
không tha cho lão yêu quái này.
Giờ đây, trên người lão đã có cả ánh sáng xanh mờ chứ không hoàn toàn
đỏ như lúc nãy. Lão khoan khoái mặc y phục rồi mở cửa bước sang phòng phía
trước. Tống Thu lập tức bám theo. Thì ra đây chính là nơi họ Tiêu tiếp khách.
Chàng lợi dụng lúc các vị khách xô ghế đứng lên tiếp giáo chủ, chàng gỡ
nhanh một mảng ngói, tạo thành khe hở để quan sát.
Mười một vị khách kia đều là người quen của chàng : Song Tuyệt Hầu
Gia, Dạ Thần, Độc Ngô Công và Thiên Trúc Bát Đại Giáo Sĩ.
Sầm Cẩm Y mở lời trước :
- Bọn lão phu được Tả lão đệ đến phủ dụ rằng Giáo chủ là bậc tuyệt đại kỳ
nhân trường sanh bất tử lại mưu cầu đế nghiệp nên đồng lòng đến đây xin
được phò tá người.
Tiêu