Ngày hôm sau, ta tỉnh lại, sắc trời sáng rõ.
Bên cạnh trống không, không một bóng người. Ta kéo chăn, lúc xuống đất, chân đụng phải chậu đồng cạnh giường, phát ra tiếng động.
Lập tức có thị tỳ ngoài trướng bước vào.
“Phu nhân đã tỉnh, mời phu nhân đứng dậy thay y phục.” Các nàng hành lễ với ta, khi thấy y phục trên người ta, không hẹn mà cùng ngơ ngác.
Ta biết các nàng nghĩ gì, y phục của ta rất chỉnh tề. Vạt áo thắt nơ hoa không thay đổi—tối hôm qua, trong tân phòng cái gì cũng không phát sinh.
“Tướng quân đâu?” Ta hỏi các nàng.
Một thị tỳ đáp, “Tướng quân dậy sớm vào doanh trại, phải đến tối mới về.”
Ta nhìn giá gỗ treo khôi giáp, trống không.
“Vậy à.” Chốc lát, ta không có gì để nói, đứng lên, để các nàng hầu hạ thay xiêm y.
Bỗng nhiên nhớ tới lúc mình mười tuổi, có một lần, hảo hữu của phụ thân – Quang Lộc Huân Chu đột nhiên gả nữ nhi, nhũ mẫu đi xem trở lại, bà cằn nhằn suốt một tháng từ đồ cưới đến trang trí trên cửa. Bà kiêu ngạo mà nói với ta, nếu nữ quân nhà chúng ta xuất giá, sợ rằng trong thành Trường An này, chỉ có công chúa mới sánh được với người.
Đêm qua, phụ thân Ngụy Đàm đang ở phía Đông Giao quận, bận rộn giám sát sửa chữa, không kịp tham dự hôn lễ trưởng tử.
Không có lục lễ, không có nhà mẹ đẻ đưa đi, không phải lạy cữu cô (1), thậm chí, ngày thứ hai tỉnh lại, phu quân đã không có bên cạnh. Lần gả thứ hai thật đơn sơ. Nếu nhũ mẫu mà biết, sẽ khổ sở thế nào?
(1) Cữu cô: Cha mẹ chồng.
Cũng may bà đã mất, không cần phiền não vì chuyện này.
Dĩ nhiên, ta không hận Ngụy thị, vì hôn sự này, không phải ta không tình nguyện. Đối với ta mà nói, từ khi mười bốn tuổi, trên đường cái nhìn ‘người ta’ cưới tân nương, gả cho ai đã không quan trọng nữa. Kết hợp tốt, có thể làm cho cuộc sống dễ chịu chút, chính là hôn sự tốt, không phải sao?
Ta không phải đợi đến buổi tối mới gặp được Ngụy Đàm, vì buổi trưa chàng đã trở lại.
“Đại quân nhổ trại, phu nhân tạm thời trở về Ung Đô.” Sau khi chàng vào cửa, ta hành lễ, chàng chỉ gật đầu, vừa mở miệng đã nói một câu như vậy.
“Lập tức thu dọn đồ đạc, sau giờ ngọ lên đường.” Đây là câu thứ hai.
Không đợi ta lên tiếng chất vấn hoặc bày ra bộ dáng dịu dàng quan tâm, chàng đã như gió, xoay người đi ra ngoài, tựa như lúc đến.
Các thị tỳ hai mặt nhìn nhau.
“Sững sờ cái gì? Mau dọn dẹp, sau giờ ngọ lên đường!” Trương thị thúc giục.
Mọi người lúc này mới hoàn hồn, bận rộn chia nhau thu dọn đồ đạc.
“Tướng quân đang bận rộn, phu nhân thông cảm.” Trương thị nói với ta.
Ta cười nhạt, thon dong ngẩng đầu.
Không có gì thông cảm với không thông cảm, vì có áy náy mới có thông cảm. Lời Ngụy Đàm vừa nói chính là mệnh lệnh, không có chút ý tứ áy náy nào.
“Thừa tướng còn đang ở Giao quận?” Ta hỏi.
Trương thị nói: “Đúng vậy.”
Ta gật đầu, không hỏi nữa.
Vì sao Ngụy Giác đổi Lai Dương lấy ta, gả cho nhi tử ông, ta biết rất rõ.
Hoài Nam Phó thị, từ thời cao tổ đã là đại tộc một phương, mấy trăm năm qua, tộc nhân xuất sĩ xuất hiện tầng tầng lớp lớp, những người bổng lộc từ sáu trăm thạch trở lên, có thể chiếm vài tờ giấy trên gia phả. Trong thiên hạ này, gia tộc thanh danh hiển hách giống Phó thị, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Xa không nói, chỉ nói đến tổ phụ (2) ta Phó Ung. Ông học hành hơn người, vì làm tiên hoàng vui, chưa đầy bốn mươi tuổi đã lên làm Tư Đồ, trở thành tam công (3) trẻ tuổi nhất trong vương triều. Sau khi ông qua đời, phụ thân ta kế nhiệm Tư Đồ, mãi đến khi tiên đế nóng vội sau lời gièm pha, hạ lệnh diệt tộc Phó thị.
(2) Tổ phụ: Ông nội.
(3) Tam công: Ba chức quan cao nhất thời phong kiến, bao gồm: Thái sư, Thái phó, Thái bảo.
Hiền tên Phó thị vang dội mấy trăm năm, vừa bồi dưỡng nhân sĩ, lại giao thiệp vô số với triều đình và người dân. Thị đại chiêu phong, đây là tiên đế kiêng kỵ, nhưng bão táp khó liệu, thời buổi loạn lạc, mầm tai họa rơi xuống Phó thị, nhưng vận mệnh của ta lại may mắn.
Ngụy Giác lập nghiệp, mặc dù ép buộc thiên tử, bị kẻ sĩ chỉ trích. Phó thị mặc dù sụp đổ, nhưng dưới trời này, danh tiếng vẫn lan truyền trong đám kẻ sĩ, Ngụy Giác muốn chiêu hiền nạp sĩ, muốn ngồi vững vàng ở dòng chính thống, cho nên có hôn sự giữa ta và Ngụy Đàm.
Phó thị chỉ còn một người là ta, so với trước đây càng có lợi hơn.
Đồ rất nhanh đã sắp xếp xong, vừa đủ hai chiếc xe ngựa. Ngụy Đàm phái ba trăm người hộ tống ta, dẫn binh là một võ tướng tên Trình Mậu.
Thời điểm lên xe, xa xa ta trông thấy Ngụy Đàm nói chuyện với những người này, bên cạnh chàng là một văn sĩ, bộ dáng rất quen mắt, một lúc sau mới nhớ được, đó chính là người đêm qua chủ trì.
Không bao lâu, Ngụy Đàm nói chuyện xong với bọn họ, xoay người lại. Ta có thể cảm nhận được ánh mắt chàng rơi vào bên này, chàng thúc ngựa đi tới.
Ta đứng bên cạnh xe, nhìn chàng xuống ngựa, đi tới trước mặt ta.
“… Phu quân.” Ta hành lễ.
Ta vốn muốn gọi chàng “Tướng quân”, nhưng nhớ tới lời chàng đêm qua, nên tạm thời sửa miệng.
Ngụy Đàm đối với xưng hô này coi như thỏa mãn, “Thu thập xong rồi sao?” Chàng hỏi.
“Bẩm