Trên đường xuống núi, hồn ta vẫn ở trên mây. Ngụy Đàm kéo tay ta, không ngừng bảo ta chú ý dưới chân, từng bậc từng bậc, chầm chậm mà đi.
Mới vừa ở trên Nhạn Đài, Ngụy Đàm hỏi ta có nguyện sát cánh cùng chàng gây dựng lại Trường An không.
Ta chần chừ, hi vọng vụt tắt, bỗng nhiên lại dấy lên. Ta chậm rãi gật đầu, Ngụy Đàm cười thật tươi, dùng sức bế bổng ta lên…
Mặt ta vẫn nóng ran.
Tay bị chàng cầm chặt, thật ấm áp, từ trước đến giờ ta chưa từng chú ý đến cảm giác khi được chàng nắm tay.
Trên đường, ta thấy một ngôi nhà đang được sửa chữa lại, bốn phía dùng cây trúc làm giàn giáo.
Nàng không chê nó, nó cũng không vứt bỏ nàng… Tâm như có người ve vuốt, ta không nhịn được liếc về phía Ngụy Đàm, chàng nhìn phía trước, dường như đang nhìn cảnh hai bên.
Ra khỏi chùa Hộ Quốc, ta đang chuẩn bị lên xe, Ngụy Đàm lại nói với xa phu: “Đánh xe ngựa về, ta và phu nhân đi bộ về phủ.”
Xa phu đáp, xoay người tránh đi.
“Nơi này cách nhà không xa, phu nhân đi cùng ta một chút nhé?” Ngụy Đàm quay đầu nói với ta.
Cũng đã căn dặn xa phu, hỏi ta làm gì nữa. Ta cười cười: “Ừ.”
Trời rét đậm, mọi người vốn không muốn ra khỏi cửa, người đi đường rất ít. Ngụy Đàm nắm tay ta đi trên đường, không ít người ghé mắt. Ngụy Đàm làm như không thấy gì, cứ thế rêu rao khắp nơi.
Ta nhìn về phía sau, hai tùy tùng đi theo cách mấy trượng, mắt nhìn chỗ khác. Ta thẹn thùng, bấm bấm tay Ngụy Đàm, chàng xoay đầu lại nhìn ta, cong cong khóe môi, cầm tay ta chặt hơn.
Phía trước, một người bán hàng rong đang chào hàng, một đám tiểu đồng đang chạy theo phía sau.
“Tránh ra tránh ra!” Người bán hàng rong vừa đi vừa phẩy tay.
“Muốn ăn không?” Ngụy Đàm hỏi ta.
Bánh rán Trường an đã lâu ta chưa được ăn, mới nhìn có chút thèm.
“Phu quân mang theo tiền không?” Ta hỏi.
Ngụy Đàm cười một tiếng, kéo ta đi tới.
“Bánh rán bao tiền một cân?” Chàng hỏi.
“Mười tiền.” Người bán hàng rong nói.
“Mười tiền?” Ngụy Đàm chưa mở miệng, ta không nhịn được nói, “Bánh rán của ngươi thật đắt, ta lấy mười tiền mua bột mua dầu, ít cũng làm được năm cân.”
Người bán hàng rong nói: “Năm cân? Phu nhân có đi chợ xem gạo bán bao nhiêu không? Bánh rán nhà ta đặc bột, chiên giòn, nhà khác không được thế đâu.”
Ta không muốn cò kè với hắn, nói: “Sáu tiền, không bán ta đi.”
Người bán hàng rong lắc đầu: “Sáu tiền không được, ít nhất tám tiền.”
Ta kéo Ngụy Đàm chuẩn bị đi.
“Bảy tiền! Bảy tiền!” Người bán rong vội nói, “Phu nhân, ta nói giá thấp nhất rồi, không thể thấp hơn được nữa!”
“Được.” Ngụy Đàm nói.
Ta sửng sốt, lườm chàng. Chàng tiếp tục nói với người bán rong: “Ta mua hết, gói lại.”
Người bán rong nở hoa trên mặt, liên tục nói vâng, không ngừng gói bánh lại.
“Mua nhiều vậy, sao mang đi được?” Ta hỏi Ngụy Đàm.
Ngụy Đàm mỉm cười: “Vi phu tự có cách.”
Gói xong, ước chừng hai mươi cân. Ngụy Đàm gọi tùy tùng tới, lấy túi tiền, đổ ào ào ra ngoài.
Người bán hàng đếm tiền, miệng cười không khép.
Một đống bọc bày trước mặt, ta nhìn Ngụy Đàm và tùy tùng, nghĩ thầm hẳn là Ngụy Đàm bảo người bán rong bán nốt cho mình cái rổ.
Nhưng Ngụy Đàm không nghĩ vậy, chàng chuyển hướng sang đám tiểu đồng vây xem, ngoắc tay, “Lại đây, mỗi đứa cầm một bọc.”
Bọn tiểu đồng nghe được lời này, ánh mắt phát sáng, vừa hưng phấn vừa chần chừ.
Ngụy Đàm cầm lấy một bọc bánh rán, đưa cho hài tử bên cạnh. Những đứa khác rối rít đến gần, Ngụy Đàm cho bọn chúng mỗi đứa một bọc.
“Công đài thật lương thiện, tương lai phúc thọ đầy nhà.” Người bán hàng rong cười nói.
Ngụy Đàm cười: “Phúc thọ đầy nhà thì không dám, chỉ cần đủ thôi.” Dứt lời, chàng để tùy tùng cầm theo số bánh còn lại, tiếp tục đi về phía trước.
Ta quay đầu lại nhìn nhóm tiểu đồng vẫn đang sung sướng, hỏi Ngụy Đàm: “Lần nào ra cửa phu quân cũng mang nhiều tiền như vậy?”
“Hả?” Ngụy Đàm nhìn ta một chút, “Không phải người ta vẫn nói ‘Không có trăm tiền, không đến Trường An’ sao?”
Ta sửng sốt, cảm thấy lời này rất quen tai.
“Bảy tiền một cân bánh rán,” Ngụy Đàm nói, “Ta nhớ lúc trước bốn tiền một cân.”
“Thiếp thấy rất đắt.” Ta nhìn chàng, “Nhưng không ngăn cản được phu quân xuất thủ.”
“Chút tiền này ta không thiếu.” Ngụy Đàm cười cười, “Trời lạnh vậy, ra ngoài bán hàng không nhàn nhã gì.”
Thật là người lương thiện.
“Hắn cũng không chết.” Ta quyết tâm tính toán với chàng, nói: “Ung Đô bán một thạch bột mì là một trăm hai mươi tiền, dầu vừng một cân mười tiền. Triều đình vận chuyển lương thực, giá tiền Trường An sẽ không đắt hơn bao nhiêu, cộng thêm dầu và vừng, một cân bánh rán nhiều nhất ba tiền. Thiếp vừa nói sáu tiền là hắn đã lãi rất nhiều rồi.”
“Hả?” Ngụy Đàm nói, “Phu nhân rất thạo giá lương thực?”
Ta khiêm tốn mỉm cười: “Làm con dâu, chuyện củi gạo đương nhiên thạo.”
“Tính sổ cũng rất thạo.”
“Lúc trước ở nhà mẹ đẻ, thiếp thường xem sổ sách giúp mẫu thân.”
Ngụy Đàm ánh mắt sâu xa: “Còn có thể mặc cả.”
Câu này có chút chặn họng ta, nhưng ta nhanh trí tìm được lý do: “Nếu thiếp biết giá thành, đương nhiên phải mặc cả.”
Ngụy Đàm nhìn ta, mỉm cười, lời nói thành khẩn: “Có phu nhân quản gia, vi phu rất an tâm.”
Ta cảm thấy lời này lọt tai, cong môi đón nhận: “Đa tạ phu quân.”
Tiếp tục đi về phía trước mười bước có một con đường cắt ngang.
Ngụy Đàm dừng lại, hỏi ta: “Đói chưa?”
Ta gật đầu: “Hơi đói.” Từ lúc ra khỏi cửa đến giờ hơn hai canh giờ, đã qua trưa.
“Phu nhân đã đến chợ Nam chưa?”
“Đã đến.” Ta trả lời, chốc lát, cảm thấy không ổn, bổ sung, “Lúc trước từng đi ngang qua.”
Ngụy Đàm dường như không để tâm câu trả lời, nói: “Ở đó có một chỗ bán canh đậu hũ, chủ tiệm tên Diêu tam nương, phu nhân đã từng ăn chưa?”
Ta lắc đầu. Mặc dù năm đó ta thường đi ra ngoài, cũng biết vài chỗ ăn vặt nổi danh, nhưng ta không thích canh đậu hũ, cho nên không có ấn tượng.
Ngụy Đàm vẻ mặt tiếc nuối: “Phu nhân ở Trường An lâu như vậy, canh đậu hũ nổi tiếng của Diêu tam nương cũng chưa được ăn!”
Ta mím môi: “Lúc trước thiếp cẩn tuân khuê huấn, chợ Nam hình dáng thế nào còn chưa nhìn kỹ.
Ngụy Đàm nhìn ta, cười nhẹ: “Ra vậy, hôm nay vi phu đưa phu nhân đi mở mang kiến thức một phen.” Dứt lời, chàng choàng qua vai ta, một đường đi tới.
“Có người…” Ta quýnh lên, vừa cuống quýt nhìn chung quanh vừa gạt tay chàng ra.
“Ta và nàng là phu thê, sợ gì chứ.” Ngụy Đàm tăng thêm lực, kẹp lấy ra đi về phía trước.
Năm đó ta ở thành Bắc, nơi đó có chợ Bắc, nhưng người quen quá nhiều, ta sợ bị nhận ra, cho nên trà trộn đi chợ Đông, chợ Tây. Chợ Nam ta cũng đi qua vài lần, nhưng nơi đó không náo nhiệt bằng chợ Đông, chợ Tây, niềm vui