Trong những ngày kế tiếp, Bụt không đi khất thực bên ngoàivì sáng hôm nào đạo sĩ Kassapa cũng cho đem thức ăn cúng dường tại chỗ.
Tuy vậy, trưa hôm nào sau khi thọ trai, người cũng đi vào rừng hoặc ra bên hồ để tịnh cư một mình.Cứ xế chiều, Kassapa lại đi tìm Bụt để đàm đạo, hoặc dưới một gốc cây, hoặc bên bờ hồ; càng tiếp xúc với Bụt, Kassapa càng thấy được tầm vóc vĩ đại của tuệ giác cũng như của đức hạnh vị sa môn này.Một hôm nọ, trời mưa tầm tã suốt đêm, và buổi sáng hôm sau, nước sông Neranjara tràn bờ, làm ngập lụt bao nhiêu ruộng vườn và nhà cửa trong vùng.
Bao nhiêu thuyền bè địa phương đều được đem ra sử dụng để đi cứu người.
Khu rừng nơi đạo sĩ Kassapa và năm trăm vị đệ tử đang hành đạo vì ở chỗ thấp nên cũng bị ngập lụt.
Tuy vậy mọi người đều chạy kịp, không ai bị nước cuốn.
Riêng vị sa môn Gotama thì không ai thấy mặt.
Đạo sĩ Kassapa đốc thúc nhiều chiếc ghe đi tìm.
Cuối cùng người ta tìm thấy Bụt đang đứng trên một đỉnh đồi.Nước dâng rất mau và rút cũng rất mau.Ngày hôm sau Bụt ôm bát đi khất thực trong xóm của những người cùng đinh.
Người có ý muốn tìm thăm những gia đình và những đứa trẻ trong xóm.
May mắn là không ai bị chết vì nạn lụt.
Những người nghèo cho biết họ không có tài sản gì nhiều để mà mất mát.Các vị tu sĩ trong giáo đoàn của Kassapa đã khởi sự dựng lại hỏa viện bị cháy, các túp lều bị nước cuốn đi hoặc làm cho xiêu vẹo.Một buổi chiều, Bụt cùng đạo sĩ Kassapa đứng bên bờ sông Ni Liên Thuyền.
Hai người tiếp tục cuộc đàm đạo.
Đạo sĩ Kassapa nói với Bụt:– Hôm trước, sa môn Gotama có nói về sự quán chiếu các dòng hiện tượng sắc thân, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức.
Tôi đã thực tập và bắt đầu thấy rằng những cảm thọ và những tri giác của mình nói lên được giá trị của đời sống mình.
Tôi cũng đã thấy được rằng không có một yếu tố nào thường tại trong năm dòng hiện tượng đó cả.
Sa môn Gotama nói rằng nhận thức về sự có mặt của tự ngã là một nhận thức sai lầm, điều này tôi thấy có thể là đúng, nhưng tôi vẫn chưa hiểu được rằng nếu tự ngã không có thì ta cần gì phải nhọc công tu tập? Giải thoát cho ai, và ai là người được giải thoát?Bụt hỏi lại:– Tôn giả Kassapa, ngài có công nhận rằng khổ đau là một sự thật không?– Sa môn Gotama, tôi công nhận khổ đau là một sự thật.– Ngài có công nhận rằng nỗi khổ đau nào cũng có nguyên do, cũng như vạn hữu trong vũ trụ, vật nào cũng do nhân duyên kết hợp mà thành?– Tôi công nhận là những nguyên do của khổ đau có thật.– Tôn giả Kassapa, khi những nguyên do của khổ đau có mặt thì khổ đau có mặt; vậy khi những nguyên do của khổ đau vắng mặt thì khổ đau có vắng mặt không?– Tôi công nhận là khi nguyên do khổ đau không còn thì khổ đau cũng không còn.– Này tôn giả, nguyên do của khổ đau là vô minh, tức là nhận thức sai lầm về thực tại.
Đời vô thường mà ta tưởng là thường, đó là vô minh.
Thực tại không có tự ngã mà ta tưởng là có tự ngã, đó là vô minh.
Từ vô minh, phát sinh ra tham vọng, giận hờn, sợ hãi, ganh ghét, và bao nhiêu đau khổ khác.
Con đường giải thoát là con đường quán chiếu thực tại để thực chứng được tự tính vô thường, vô ngã và duyên sinh của vạn hữu.
Con đường ấy là con đường diệt trừ vô minh.
Vô minh diệt thì phiền não diệt và khổ đau diệt.
Đó là giải thoát.
Cần gì phải có tự ngã mới có giải thoát.Uruvela Kassapa im lặng.
Một lát sau, ông hỏi:– Sa môn Gotama, tôi biết những điều ngài nói với tôi là những điều ngài thực chứng, chứ không phải chỉ là những suy tưởng của trí năng ngài.
Theo ngài, thì quả giải thoát chỉ có thể do công phu quán chiếu đem lại.
Vậy tất cả những lễ nghi, thờ phụng và lời khấn nguyện đều là hoàn toàn vô ích hay sao?Bụt chỉ tay sang bên kia sông.
Đạo sĩ nhìn theo ngón tay người.
Bụt nói:– Tôn giả Kassapa, nếu có người đang đứng bên này sông mà muốn qua bên kia sông thì người ấy phải làm gì?– Người ấy phải lội qua sông, nếu mực nước sông rất thấp.
Trong trường hợp nước đầy như hôm nay, người ấy phải dùng thuyền bè để chèo qua bên kia sông.
Nếu bơi giỏi, người ấy cũng có thể bơi sang bên kia sông.– Đúng rồi, tôn giả Kassapa, nhưng giả dụ có người muốn qua sông mà không muốn lội, không muốn bơi, cũng không muốn chèo, trái lại chỉ đứng bên này sông mà cầu khẩn bờ bên kia, hy vọng bờ bên kia sẽ qua tới bên này cho mình bước lên, thì tôn giả nghĩ sao?– Tôi sẽ nói rằng đó là một người không thực tế.– Cũng như vậy thôi, tôn giả Kassapa! Nếu không tu tập quán chiếu để diệt trừ vô minh, và các phiền não khác thì ta không đạt tới bến bờ giải thoát được, dù ta có tế lễ khẩn cầu suốt cả cuộc đời ta.Đạo sĩ Kassapa bỗng nhiên sụp lạy dưới chân Bụt.
Ông khóc nức nở.Ông nói:– Sa môn Gotama, con đã lầm lỡ, hết hơn một nửa đời người.
Giờ đây xin thầy chấp nhận con là đệ tử của thầy để con có cơ duyên học hỏi và tu tập con đường giải thoát.Bụt nâng Kassapa dậy.
Người nói:– Tôi không ngần ngại gì mà không chấp nhận tôn giả, nhưng còn gần năm trăm vị đệ tử của ngài thì ngài tính sao? Ai sẽ dắt dìu họ?Kassapa bạch:– Xin sa môn Gotama, xin thầy cho con có dịp tiếp xúc với họ sáng mai.
Chiều mai con sẽ trình thầy quyết định của con.Bụt nói:– Các em bé trong làng Uruvela gọi tôi là Bụt.Kassapa ngạc nhiên:– Thưa thầy, chúng gọi thầy là Bụt? Nghĩa là Người Tỉnh Thức? Hay, hay lắm.
Chúng con sẽ gọi thầy là Bụt cho thân mật.
Vậy xin phép Bụt cho con về trước.Sáng hôm sau, Bụt lại đi khất thực trong làng Uruvela.
Khất thực xong, người đi đến bờ hồ để thọ trai và tĩnh cư cả ngày ở đó.
Chiều hôm ấy đạo sĩ Kassapa lại ra tìm Bụt ở bờ hồ.
Ông cho Bụt biết là tất cả gần năm trăm vị đệ tử của ông đều đồng lòng theo ông xuất gia tu học dưới sự hướng dẫn của Bụt.Ngày hôm sau, theo gương Uruvela Kassapa, tất cả mọi người đều cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa.
Họ liệng xuống sông Neranjara tất cả những cái búi tóc của họ cùng với tất cả những tượng thờ và dụng cụ tế lễ khác.
Tất cả đều theo gương Kassapa quỳ dưới chân Bụt.
Họ đọc:Con về nương tựa Bụt, người đưa