Edit: Quanh
Beta: Nhược Vy
Chạng vạng của ngày hè, thời tiết quá nóng, thứ sử Đàm Châu đích thân mang hoa sen đến hậu viện trong phủ.
Lệnh Dung xách váy đi tới thính phòng, bước chân vội vã, quần lụa mỏng đung đưa theo gió, vướng vào nhành hoa bên đường. Lòng nàng vô cùng lo lắng, không hề dừng bước, giật ống quần đang vướng vào nhành hoa, cũng không kịp lấy đi, ba bước thành hai bước, nhanh chóng tiến vào trong sảnh.
"Cữu cữu (cậu), đúng là đại xá thiên hạ?"
"Chiều nay đã có chiếu lệnh, tân đế đăng cơ, đại xá thiên hạ. Ngoại trừ tội ác mưu nghịch bán nước, tất cả đều được đặc xá. Cữu cữu đã hỏi qua, dựa theo tội trạng của ca ca con, lần này có thể được đặc xá. Cữu cữu có viết một phong thơ gửi đến Kinh thành, mong đồng liêu (người cùng làm quan) ở Triệu phủ Kinh thành chiếu cố, miễn cho có chuyện lớn xảy ra." Trên khuôn mặt chữ điền của Tống Kiến Xuân có ý cười, đưa một phần bản sao ý chỉ cho Lệnh Dung, "Yên tâm, không lâu sau, huynh muội các con sẽ được đoàn tụ."
Lệnh Dung tiếp nhận, hai tay run rẩy.
Ánh mắt nàng lướt qua chiếu thư, còn chưa đọc hết, hốc mắc đã đỏ hoe, tầm mắt mơ hồ. Nàng cúi đầu, từng giọt nước mắt rơi xuống, thấm vào tờ giấy Tuyên Thành, làm nhòe đi vết mực.
Tống Kiến Xuân vội nói: "Đây là chuyện tốt, con đừng khóc."
Lệnh Dung gật đầu, trong lòng vô cùng vui mừng, nàng muốn cười, nhưng nước mắt lại chảy ra nhiều hơn.
Vì một án oan bảy năm trước, Tĩnh Trữ hầu phủ bị liên lụy chịu tội, Phó gia tan cửa nát nhà. Trước biến cố này, tổ phụ (ông nội) lên cơn đau tim, vào ngục giam chưa được bao lâu đã qua đời. Phụ thân bị bắt đi lưu đày, chưa đầy hai năm thì mất, mẫu thân nghe được tin dữ, cũng không thể gắng gượng qua cơn mưa dài mùa thu năm đó.
Cả nhà nàng, hiện giờ chỉ còn mỗi nàng và ca ca đang ở kinh, đã đi lính được bảy năm.
Mà nay huynh muội sắp được gặp lại, sao có thể không vui?
Nước mắt nàng không ngừng rơi, cho đến khi tờ giấy Tuyên Thành bị nước mắt làm nhăn lại, Lệnh Dung mới đỏ mắt ngẩng đầu, nói với Tống Kiến Xuân, "Ca ca có thể chống chọi đến bây giờ, hoàn toàn là nhờ cữu cữu chăm sóc, Lệnh Dung và ca ca nhớ mãi công ơn này!"
"Nói lời khách khí làm gì." Tống Kiến Xuân thở dài, đôi mắt cũng ửng đỏ, "Đừng nghĩ nhiều, ngày mai cữu cữu vào kinh báo cáo công tác, mang con tới gặp nó." Ông chợt dừng lại, giọng nói có phần ngập ngừng, "Chẳng lẽ không thể suy nghĩ lại chuyện với Tống Trọng Quang sao?"
Lệnh Dung giật mình, chợt hiểu ra, đôi mắt rũ xuống, thấp giọng nói: "Tâm ý Lệnh Dung đã quyết, mong cữu cữu đồng ý."
Tống Kiến Xuân nhìn nàng, có nhiều lời muốn khuyên, nhưng lại không nói nên lời.
Tiểu nữ hài trong tã lót dần trở thành quý phụ nhân hai mươi tuổi, là nhi tức (con dâu) ông nhìn từ bé, hồi nhỏ trong sáng đáng yêu, ngây thơ hoạt bát, khi xuất giá mũ phượng khăn quàng, dung mạo diễm lệ kinh động cả thành Đàm Châu. Mà tiểu cô nương dáng vẻ thơ ngây dần trở nên dịu dàng khéo léo, dáng người uyển chuyển đứng bên cửa sổ, tuy trên búi tóc chỉ có cây trâm ngọc, nhưng đôi mắt lại có thần thái, kiều diễm động lòng người.
Cô nương xinh đẹp dịu dàng như vậy, vào cung phong phi cũng có tương lai sáng lạn, vô duyên vô cớ bị trưởng tử không biết quý trọng, làm chậm trễ mấy năm, nay cả ông cũng cảm thấy áy náy đau lòng.
Một bụng khuyên nhủ lại hóa thành tiếng thở dài, Tống Kiến Xuân chậm rãi bước ra cửa, kêu Lệnh Dung về phòng nghỉ ngơi.
. . .
Trở về phòng, Lệnh Dung mở tờ giấy Tuyên Thành nhăn nheo ra, nhìn kỹ hơn.
Nước mắt ẩm ướt dần biến mất, nghĩ tới việc sắp được gặp lại ca ca, khuôn mặt nàng dần có ý cười.
Bảy năm trước, Lệnh Dung vẫn là nhị cô nương hưởng ngàn sủng vạn sủng của Tĩnh Trữ hầu phủ, cẩm y ngọc thực [1], không buồn không lo.
[1] Cẩm y ngọc thực: cuộc sống giàu sang
Dòng chính của Phó gia, đến thời tổ phụ của Lệnh Dung dần xuống dốc, đã không còn huy hoàng như ngày xưa. Sau khi tổ phụ kế thừa tước vị, cả đời cần cù thật thà, làm quan Tứ phẩm, quanh năm bôn ba vất vả bên ngoài, dưới gối có hai đứa con, lúc nào trên người cũng là quần áo lụa là. Làm quan nhiều năm, hai người chỉ thích cưỡi ngựa chọi gà, uống rượu nghe hát, trong triều không có công lao gì lớn, khó được trọng dụng.
Sau này đắc tội với người trong cung, bị cuốn vào án mưu nghịch, tất cả nam tử trong phủ đều phải chịu tội. Lúc này Tống Kiến Xuân đang làm quan ở Đàm Châu, mẫu thân Lệnh Dung mang nàng về Đàm Châu sống.
Năm ấy nàng mười ba tuổi, biểu ca Tống Trọng Quang mười lăm tuổi.
Biểu ca và nàng là thanh mai trúc mã, hồi nhỏ chung sống hòa hợp, đã bàn bạc chuyện hôn sự. Sau khi Phó gia gặp nạn, mặc dù cữu mẫu (mợ) Nguyễn thị không thích, nhưng có cữu cữu và biểu ca khuyên giải, năm Lệnh Dung mười bảy tuổi, cữu cữu làm chủ thành hôn.
Thanh mai trúc mã, ngay khi kết hôn, Tống Trọng Quang trịnh trọng đồng ý, cả đời này, đến già chỉ có mình nàng.
Lúc ấy Lệnh Dung tin tưởng, lại không ngờ rằng sau mùa xuân Tống Trọng Quang lên kinh đi thi, có được chức vị tiến sĩ, còn mang theo một nữ tử điềm đạm về. Nghe nói là muội muội của một vị bằng hữu, vị bằng hữu đó bị bệnh chết, hắn thấy nàng ta đáng thương nên chiếu cố, trong một lần uống rượu say lỡ viên phòng, nàng ta mang thai.
Tống Kiến Xuân giận dữ, muốn đánh Tống Trọng Quang, Nguyễn thị lại làm chủ, nạp nàng ta làm thiếp.
Lệnh Dung đã không nhớ rõ lúc đó có bao nhiêu đau đớn, chỉ nhớ rõ suy nghĩ lúc đó – hòa ly (ly hôn).
Nếu như ngày ấy Tống Trọng Quang không hứa, nếu nàng không yêu Tống Trọng Quang, nàng sẽ coi như không thấy vị thiếp thất kia.
Nhưng hắn lại hứa, nàng cũng thật lòng với hắn. Chuyện nạp thiếp thất giống như mắc nghẹn ở cổ họng.