Edit: Quanh
Beta: Quanh
Chuyện Đường Giải Ưu bị ép xuống, ngoại trừ tổ tôn ba người và vú già được Dương thị phái đi biết chuyện, ngay cả huynh đệ Hàn Mặc cũng không rõ nội tình. Tang sự nàng ta do một tay Dương thị lo liệu, không cần người ngoài nhúng tay, lão thái gia tự mình thỉnh cao tăng tụng kinh nhập quan cho nàng ta.
Nàng ta chưa xuất giá, cũng chỉ ở nhờ Hàn phủ, qua đời khi còn trẻ, cần phải mang quan tài hồi hương.
Đường Đôn là đường huynh của nàng ta, cầu xin được đi theo, nhưng Hàn Chập nói có chuyện khác quan trọng cần hắn ta làm, cuối cùng để Hàn Chinh đưa tang thái phu nhân xong thì mang nàng ta hồi hương, ngoài ra có thủ hạ Dương thị an bài đi theo.
Hàn Kính vốn thương tâm vì Hàn Mặc trọng thương, thái phu nhân qua đời, ngày ấy còn trơ mắt nhìn Hàn Chập giết chết Đường Giải Ưu, cực kì đau lòng. Liên tiếp gặp phải đả kích, thân tâm ông đau đớn, ngược lại nảy sinh ý chí chiến đấu... Trước khi nắm quyền hành, Hàn Kính cũng đã biết bao lần chìm nổi, trải qua hung hiểm, mà nay tình thế nguy cấp, người cũng đã khuất, để tạm đau thương sang một bên, ổn định triều đình mới là việc cấp bách.
Tháng năm đưa tang thái phu nhân, không ít danh gia vọng tộc đứng ở hai bên đường hành lễ.
Cùng lúc đó, vú già ở Khánh Viễn Đường được Đường Giải Ưu thu mua cũng bị phái đi túc trực linh cữu, hoàn toàn 'biến mất' khỏi Hàn phủ.
Tang sự xong xuôi, tổ tôn Hàn gia lại lên triều, nhanh chóng xử lý sự vụ.
Hàn Kính và thái phu nhân là phu thê, bi thương qua đi, vẫn lên triều như trường. Còn huynh đệ Hàn Mặc Hàn Nghiên, ba người Hàn Chập, Hàn Huy, Hàn Chinh đều phải giữ đạo hiếu, nhưng thời gian dài ngắn không đồng đều. Bởi vì tang sự của thái phu nhân, binh quyền bỏ xó, đương nhiên Hàn gia không vui.
Người tỏ thái độ đầu tiên chính là Hàn Chập.
Phùng Chương ở phía nam thế tới rào rạt, ngắn ngủn một tháng đã công phá thành công phòng thủ của tiết độ sứ vùng Hà Âm, vượt lên Hoài Bắc, chiếm được phần lớn phía đông nam, khiến triều đình và lòng dân chấn động. Hà Âm chính là cửa ngõ kinh thành, nếu thất thủ, phản tặc công phá Biện Châu, cách kinh thành cũng chỉ hai ngày đi đường, cực kì hung hiểm.
Dạo gần đây triều đình hỗn loạn, lòng người hoảng sợ bất an.
Mắt thấy giang sơn sắp rơi vào tay phản loạn, triều đình không thể chống đỡ, lúc này Hàn Chập chủ động nhận lệnh, nguyện ra chiến trường, dẫn quân lui địch. Hắn muốn tiêu diệt phản tặc, an ổn triều đình, cũng là vì báo thù Phùng Chương làm tổn thương Hàn gia, bôi nhọ mặt mũi triều đình.... Chuyện Hàn Mặc trọng thương, thái phu nhân đau thương qua đời, tất cả quan lại đều biết, nếu Hàn Chập có thể lui binh, cũng coi như vì thái phu nhân làm tròn đạo hiếu.
Nhiều quan văn vì chuyện tang sự mà phải giữ đạo hiếu, nhưng một khi chiến sự khẩn cấp, cho dù phụ thân của một vị võ tướng vừa qua đường, ông ta vẫn phải cầm kiếm ra trận.
Hàn Chập vốn là người kiên cường, ở trong quân đội nhiều năm, sau khi vào Cẩm Y Vệ, thủ đoạn lại càng thêm mạnh mẽ, khiến cả triều đình kinh hãi khiếp sợ. Mà nay triều đình liên tiếp thất thủ, không có ai đứng lên, Hàn Chập chủ động giữ chức thống soái lui địch, thật đúng là khiến cho không ít người kì vọng, ngay cả Vĩnh Xương Đế đang lo âu thấp thỏm cũng mong đợi.
Nhưng thiên hạ to lớn, luận việc công và tư, không ít kẻ đứng sau suy xét.
Ví dụ như Phạm gia.
Phạm Quý phi ở trong cung được sủng ái, nếu không phải Chân Hoàng Hậu mang thai, nàng ta còn nổi bật hơn chính cung Hoàng Hậu. Nhưng nhờ vậy Vĩnh Xương Đế lại càng sủng ái nàng ta, Chân Hoàng Hậu hoài thai, mười ngày thì chín ngày hắn ta đều ở trong cung Quý phi. Thậm chí trong lúc động tình, Phạm Quý phi làm nũng mê hoặc, hầu hạ Vĩnh Xương Đế ở trên giường điên cuồng tham hoan, miệt mài cày cấy trên người nàng ta, còn hứa mấy lời linh tinh, chờ khi nàng ta sinh hạ hoàng tử, nếu đứa nhỏ có phẩm hạnh tốt, sẽ cho nó làm chủ Đông cung.
Những lời này Vĩnh Xương Đế chỉ coi gió thoảng qua tai, nhưng Phạm Quý phi lại ghi tạc trong lòng.
Chân Hoàng Hậu xuất thân cao quý, phía sau có Trung Thư Lệnh Chân Tự Tông, nàng ta chỉ là nữ nhi thương nhân buôn muối, nhưng sau lưng có tiết độ sứ vùng Hà Đông - Phạm Thông tay cầm binh quyền. Quyền thế Chân gia không bằng Hàn gia, còn trong tay Phạm Thông có binh quyền, ỷ vào tài lực làm vua một phương.
Mà nay thiên hạ rung chuyển, binh quyền của Quý phi không kém hơn Hoàng Hậu là bao, nếu tranh chức vị thái tử, còn chưa biết kẻ thắng người thua.
Chân gia nhìn thấy, mới có thể liên thủ với Hàn gia, diệt trừ Phạm Quý Phi và cựu đồng lõa Điền Bảo.
Đương nhiên Phạm gia cũng nhìn thấu ý đồ của Chân gia, sao có thể để Hàn gia dễ dàng chạm tay vào binh quyền?
Hàn gia có Dương gia nắm binh quyền kinh đô và các vùng lân cận, Hàn Kính là người trầm ổn cẩn thận, Hàn Chập bộc lộ tài năng, thậm chí dám ở trước mặt quần thần kháng chỉ không tuân... Mặc dù là do Vĩnh Xương Đế hoang đường, nhưng cũng không thể giấu được thân tâm khinh thường Đế Vương của hắn.
Nếu quả thực để Hàn Chập dẫn binh lui địch, chỉ sợ quyền thế của Hàn gia còn cao hơn tiết độ sứ. Nếu Hàn gia không an phận, bức vua thoái vị, vậy chẳng khác nào thả hổ về rừng. Hàn gia an phận, nhưng có binh quyền trong tay, một khi Vĩnh Xương Đế phong thái tử, chắc chắn phải cản lại.
Phạm Quý Phi được người trong phủ bày mưu, ở trước mặt Vĩnh Xương Đế uyển chuyển thổi gió.
Vĩnh Xương Đế lung lay ý chí, hắn sợ Hàn gia thế lớn, nhưng cũng sợ phản tặc tiến vào kinh thành, tính mạng của hắn khó giữ được.
Do dự cân nhắc mãi, Phùng Chương ở phía bên kia đã vượt qua Hà Âm, đi tới Biện Châu.
Vĩnh Xương Đế luống cuống tay chân, dục Phạm gia ra tay, nhưng lưu dân ở Hà Đông hỗn loạn, quan binh ứng phó không khác gì trứng chọi đá, cho dù không có lưu dân, cũng không thể đấu lại Phùng Chương. Chuyện này liên quan tới tính mạng, Vĩnh Xương Đế chậm rãi cân nhắc, cảm thấy Hàn Chập vẫn đáng tin hơn.
Nhưng trước đó, hắn vẫn triệu một mình Hàn Kính tiến cung, thương nghị chuyện Môn hạ thị lang, uyển chuyển ngỏ ý muốn huynh trưởng của Phạm Quý Phi nhận chức.
Một bên là Hàn gia chưởng quản binh quyền, một bên là Chân Tự Tông và Hàn Kính cầm thực quyền, cho dù có để Phạm gia nhận chức, cũng không thể ngồi an ổn.
Hàn Kính không chút do dự, khom lưng cẩn thận nói: “Hoàng thượng có ý này, đương nhiên vi thần tuân mệnh.”
Vĩnh Xương Đế vui vẻ, lúc này mới chấp nhận thỉnh cầu của Hàn Chập.
Mọi chuyện đều đã được quyết định, huynh đệ Hàn Chập Hàn Chinh ra trận, Hàn Mặc trọng thương, tự mình từ quan, cùng chất tôn, chính là nhi tử Hàn Huy chịu tang trong phủ.
Về phần Hàn Nghiên, Hàn Kính đề nghị với Vĩnh Xương Đế, để ông ấy giữ đạo hiếu tới tháng sáu, sau đó về triều, vẫn làm chủ Ngử Sử đài. Trong thời điểm rối ren này, vừa thể hiện lòng trung thành vừa giữ đạo hiếu, một lòng phụ tá quân vương.
Cẩm Y Vệ đều là người cứng cỏi, bên trong toàn một đám cứng đầu, Phó thống lĩnh Phàn Hành lại không mềm dẻo như Hàn Chập, sợ không thể chỉ huy.
Hàn Chập