Lần đó cao trạm và trần tĩnh kỳ bất phân thắng bại, cũng kể từ đấy danh tiếng của trần tĩnh kỳ mới được truyền xa.
Tới lúc này người ta mới vỡ lẽ ra là vị an vương điện hạ của trần quốc cũng không phải chỉ biết đàn đúm rượu chè, ham mê nữ sắc mà còn có một mặt rất tao nhã, đó là cái tài văn chương thi phú. năng lực ứng đối của hắn rất cao, kinh thi hiểu biết rất rộng, thậm chí chả thua gì đại công tử cao trạm của phủ thái úy - người vốn vẫn được giới văn nhân hạng đô nể trọng.
Chính vì lẽ đó, người ta đã có một cái nhìn khác về trần tĩnh kỳ. trong số ấy có cả thái tử lý long tích. nhưng, lý long tích lại không hề coi trọng. hắn đã cho người điều tra kỹ rồi, trần tĩnh kỳ bất quá chỉ là một kẻ thích hưởng thụ, chí ở tiêu dao tự tại chứ chả phải nằm nơi tranh đấu chính trị. văn chương thi phú của hắn cũng thể hiện điều đó.
Theo như thuộc hạ hồi báo, trong một lần cùng bằng hữu văn nhân đối ẩm ngâm thơ, lúc say rượu trần tĩnh kỳ đã có nói mấy câu thế này: "chỉ cần mỗi ngày ta đều có rượu để uống, có bút nghiên giấy mực để đề thơ, hoạ cảnh, thì đều tự tại, kể chi trần, kể chi hạng... ta chính là bằng hữu của thái tử, không có gì phải sợ cả..."
Qua những việc trần tĩnh kỳ làm, những lời hắn nói, lý long tích đã rút ra một kết luận: trần tĩnh kỳ không phải kẻ có chí lớn, bất quá hạng người văn nhược thích an nhàn hưởng thụ. nếu như vị an vương điện hạ này vẫn tiếp tục biểu hiện bản thân là một kẻ a dua nịnh bợ, cam chịu khuất nhục thì lý long tích hắn sẽ hoài nghi, cảm thấy bất an; bằng giống như tình cảnh hiện tại, sau những gì đã xảy ra...
- cao trạm.
Lý long tích đem ly rượu vừa mới uống xong tùy tiện vứt đi, bảo với người đang đứng trước mặt:
- sau này không cần phải để ý đến trần tĩnh kỳ nữa.
Dứt lời, hắn luồn tay qua hông một người tì nữ, cả hai hướng phòng ngủ bước đi.
Có điều cao trạm... từ trong đôi mắt, không khó để thấy những tia bất bình vừa mới hiện.
...
Lý long tích đã bảo không cần, song cao trạm vẫn cứ lưu tâm, túy vân thi quán hắn vẫn hay ghé, mỗi lần ghé qua thì đều kiếm trần tĩnh kỳ đối đáp ngâm thơ, so tài thi phú.
Đó đã chẳng phải chuyện công, rành rành tư sự. cao trạm, hắn cảm thấy địa vị trong giới văn nhân của mình bị uy hiếp. hắn xem trần tĩnh kỳ là một mối nguy, cản trở hắn đến với viên hi.
"phải áp chế, hạ bệ trần tĩnh kỳ", đấy là những gì mà cao trạm đang nghĩ, và quyết tâm phải làm. hôm nay chính là một cơ hội.
Theo thông lệ bảy ngày một lần, hôm nay viên hi sẽ hạ bút ra đề.
Vẫn bộ bạch y thanh nhã thoát trần thường thấy, viên hi xuất hiện ở túy vân lâu, cầm bút viết lên giấy một hàng chữ.
"sắc không", đấy là đề ra hôm nay.
Nhìn hai chữ vừa được viết xong, cả đám văn nhân ai nấy đều không khỏi nghi hoặc.
"sắc không", đây là ý gì? một vế đối? hay là một đề tài?
Nếu là một vế đối như thông lệ thì chẳng phải quá ngắn hay sao?
"sắc không", hàm ý ra sao? nên đối thế nào?
Viên hi đứng một bên, đưa mắt nhìn một lượt chúng nhân, tới chỗ trần tĩnh kỳ và cao trạm thì dừng lâu hơn một chút.
- các vị, bây giờ có thể bắt đầu.
Cả đám không ai lên tiếng. như một phản xạ tự nhiên, mọi người không hẹn mà cùng hướng mắt nhìn về cao trạm và trần tĩnh kỳ - hai kẻ được bọn họ đánh giá là tài giỏi nhất.
Trần tĩnh kỳ cười, quay sang nói với cao trạm:
- cao huynh, mời huynh đối trước.
Cao trạm ra vẻ khiêm nhường, nhẹ nhàng thoái thác:
- an vương học rộng hiểu sâu, xin hãy đối trước.
Hắn cho rằng trần tĩnh kỳ cũng giống như mình, chưa hiểu được đề.
Nhưng khiến hắn bất ngờ là ngay sau lời từ chối tế nhị của mình thì trần tĩnh kỳ lập tức đồng ý đối ngay.
- viên hi cô nương, phiền cho ta mượn giấy bút.
Viên hi dĩ nhiên rất nguyện. nàng đem giấy cùng cây bút trên khay đưa cho trần tĩnh kỳ.
Trần tĩnh kỳ treo giấy sát bên cạnh vế đối "sắc không" của nàng, hạ bút viết: "không sắc".
Toàn trường ngẩn ra.
"sắc không - không sắc", câu đối này...
Mọi người nhìn xem hai vế đối treo ngay ngắn trước mặt, trong lòng một trận kỳ quái.
- hay!
Lưu phúc cầm khay đứng bên cạnh viên hi, vuốt râu tán thưởng:
- hai chữ “sắc”, “không“ bắt nguồn từ câu: “sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc”, nghe vừa đơn giản lại vừa thâm sâu. song nếu là từ miệng một người dân bình thường, ở trong một bối cảnh sinh hoạt của họ, "sắc không không sắc", nghe lại giống như một câu hỏi - một lời đáp. "kiếm này có sắc không? kiếm này không sắc", "dao này có sắc không? dao này không sắc"... vế đối thật sự là hoàn hảo.
- phải! phải! đúng là như vậy!
- phúc bá nói không sai, "sắc không - không sắc", câu đối này vừa đơn giản lại vừa thâm sâu, đúng là rất tuyệt!
Đám văn nhân ai