Tôi là một người không thích hoa, nếu không muốn nói là ghét. Không hiểu vì lý do gì, nhưng tôi đặc biệt khó chịu với cái vẻ mau nở mau tàn củachúng. Đó là những thứ yếu đuối nhất thế gian, có khi chỉ cần chạm nhẹcũng dễ dàng tan biến.
Mẹ tôi thì khác, bà yêu hoa. Thỉnh thoảng bà lại đi chợ hoa, mua vàibình cho dù giá thành không hề rẻ. Tôi thường kêu ca này nọ, nhưng bàchỉ cười bỏ qua. Thái độ đó của bà giống như là đang bảo vệ tình yêu của mình vậy. Mẹ tôi là một người có lập trường rõ ràng. Chỉ cần là thứ bàyêu thích, thì sẽ không ai ngăn cấm được. Hoặc ngược lại, chỉ cần là thứ bà muốn bỏ, thì dù có yêu thương bà cũng sẽ tuyệt tình vứt đi.
Năm ấy khi tôi tròn mười tám tuổi, ba mẹ tôi ly hôn. Mọi thứ lúc đókhông hề kinh khủng như tôi tưởng. Chỉ đến sau này, khi nhớ lại tôi mớithấy lạnh lòng. Kiểu ly hôn của ba mẹ tôi là kiểu ly hôn trong câm lặng. Không có bất kỳ một cuộc cãi vã nào diễn ra, càng không có ẩu đả nhưnhững gia đình tan vỡ khác. Ngày ly hôn, ba mẹ và em trai tôi phải ratòa, ba vẫn gọi điện ẹ nói: “Xong chưa? Anh sẽ đến để đưa hai mẹcon đi”. Vì tôi là người đã tròn mười tám tuổi, nên không cần phải rahầu tòa. Nhưng em trai mười bốn tuổi của tôi thì phải ra. Sự quan tâmcủa ba dường như được mẹ coi là một việc tất dĩ ngẫu. Bà nói được, rồiđi cùng ba tôi.
Tôi cứ có cảm giác, giữa hai người như tồn tại những đóa hoa. Mau nở rồi chóng tàn, không thể nói lời từ biệt.
Em trai tôi trong lòng đã có sự lựa chọn cho riêng mình. Tôi cũng thế.Cả hai chúng tôi đều chọn mẹ, nhưng không có nghĩa là bỏ ba. Ba chúngtôi là một người rất yêu con cái. Trong lòng ông luôn có một khoảngtrống đầy yêu thương dành cho chúng tôi.
Tôi còn nhớ năm bốn tuổi, được ba đưa đi nhà trẻ. Tôi ở phường CẩmThạch, nhà giữ trẻ chỉ cách khoảng vài trăm mét. Ba nắm tay tôi, dắt đitrên một con đường vàng nắng trong một buổi sáng trong lành. Hai bênđường là ruộng rau muống xanh mướt, thấp thoáng vài bóng người đang lộidưới đó. Tuy mùi phân bốc lên nồng nặc, nhưng chúng tôi đều im lặng. Vìđã quen rồi.
Ba thường huýt sáo, vẻ mặt vui tươi. Ông có thói quen xấu là khạc nhổ.Tôi không thích cái hành động thiếu lịch sự đó. Nhưng sống cùng nhaunhiều năm, tôi tự phải coi đó là một phần quan trọng trong con người của ông.
Lúc ấy tôi sẽ đi bên cạnh, chỉ tầm ngang hông của ông tôi. Đôi mắt ngâythơ, không ngừng nghiêng ngó. Với tôi lúc ấy, mọi thứ trong cuộc sốngcòn khá là lạ lẫm.
Rồi ba đưa tôi đến hàng quà cạnh nhà trẻ. Ông hỏi tôi muốn ăn gì. Tôisuy ngẫm một lúc lâu rồi trả lời thích sữa chua và thích mua đồng hồ đeo tay. Ông mua cho tôi những thứ đó – một hộp sữa chua và một chiếc đồnghồ đeo tay rẻ tiền dành cho trẻ con. Sau đó ông dẫn tôi vào nhà trẻ rồiđi làm. Thực ra lúc ấy tôi không thích gì cả, tôi chỉ muốn kéo dài thờigian ở bên ông. Tôi rất sợ cảm giác phải nhìn thấy bóng lưng của ông,lúc ấy tôi sẽ khóc.
Cô giáo là một người khá kiên nhẫn. Tôi khóc rất lâu, gào rất lâu, nhưng cô lại chỉ dỗ dành. Đôi khi tôi làm dữ quá thì nạt nhẹ. Đó là ngày đầutiên tôi đi học. Sau này lớn lên, tôi bắt đầu nghĩ về nỗi cô đơn đầuđời. Không phải là cảm giác nhớ nhung ai đó, mà lại chính là cảm giácmột bản thân bị ba mẹ bỏ lại ở nhà trẻ. Cảm giác đó sau này rồi sẽ quen, nhưng tôi biết ngày đầu tiên đi học, cũng là lúc bản thân không kìmđược nước mắt tủi hờn.
Mẹ tôi nhắn tin thông báo việc mọi thủ tục đã được làm xong. Ba dọn rangoài sống, ba mẹ con tôi sẽ ở lại trong căn nhà cũ. Mọi thứ sẽ vẫn cònnguyên vẹn, chỉ là thiếu đi một người đàn ông. Tôi thấy mẹ gỡ bức