Limburgn - Hà Lan.
Vì là một làng quê ở phía nam Hà Lan nên nơi đây không có khách sạn. Muốn đi chợ, khám bệnh, mua sắm, hay ăn quán thì phải đi ra phố, cách đó 20 phút lái xe, 60 phút đi bộ.
Thanh Hà được bố trí ở nhờ nhà một người dân bản xứ. Bà là người lớn tuổi nhất vùng, một người Hà Lan với một nửa dòng máu Việt. Sống mũi cao, bờ mắt sâu, mái tóc xoăn đã bạc màu. Nếu nhìn thoáng quá thì bà không khác gì người bản xứ. Cái tên của bà cũng nửa tây, nửa ta, Kim.
Ở vùng này, nhà nào cũng kiếm sống bằng nghề làm nông, trồng trọt, nuôi da cầm là chính. Vậy nên, Bà Kim sở hữu một mảnh đất rất lớn. Mảnh đất của bà tuy rất quy mô, nhưng bà không trồng trọt quá nhiều. Vài luống ngô, rau, quả, vài mẫu khoai..Bà Kim cũng nuôi một số súc vật như bò, gà, cừu, vv. một phần để ăn trứng, bò nuôi lấy sữa, sữa cừu cũng có thể làm phô mát. Vật dụng dư được bà chia làm hai phần. Phần lớn đi làm từ thiện ở bệnh viện Dutchcare, một phần nhỏ bà đem ra chợ bán kiếm chút tiền mua sắm những thứ thích yếu trong nông trại.
2
Đất rộng là vậy, nhưng căn nhà của bà không lớn lắm. Căn nhà tuy nhỏ nhưng vừa đủ, vì bà chỉ sống một mình cùng một chú chó mặt xệ tên Na, suốt ngày chảy nước miếng nhiễu nhão.
Giữa những ngôi nhà sặc sỡ màu sắc, thói quen của người Hà Lan, thì căn nhà nâu sẫm của Bà Kim nổi bật hẳn. Nhìn nó thật ảm đạm như người chủ nhân của nó vậy. Bà Kim nổi tiếng vô cùng khó tính, nổi tiếng hơn là cây roi may của bà. Dù là con nít hay người lớn trong làng, nếu bà thấy ai làm gì quáy trong phạm vi là đưa roi quất thẳng. Nhưng vì bà lớn tuổi nhất, và làm đúng nên không ai dám nói gì.
Những đứa trẻ lớn lên thành cha mẹ, rồi những đứa con của họ..hầu hết điều đã ném thử đòn roi của bà. Sống lâu mới biết lòng người, dần dần bọn trẻ lớn lên thì hiểu được bà, chúng không ghét bỏ, mà ngược lại nể trọng và thương mến Bà Kim.. Vì bà rất tốt bụng, tuy khuôn mặt hiếm khi cười. Vậy nên, cũng không lấy gì làm lạ khi bà đồng ý, tình nguyện cho một người xa lạ như Thanh Hà đến ở nhờ.
..
Khánh thấy Thanh Hà và bà Kim, hai người đàn bà ở một nông trại rộng như vậy cũng không được an tâm. Vả lại, nếu ở chung, anh có thể đưa cô đi làm và chờ cô về, như vậy thì tốt biết mấy. Nên, anh xin bà cho anh ở nhờ cùng.
Bà Kim nhìn Thanh Hà, rồi quay qua Khánh, giọng lạnh lùng.
- Không được, nam nữ không được ở chung nhà. Cậu đi kiếm chỗ khác mà ở. Nếu không thì dẫn cô ấy đi luôn đi.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
- Dạ không, ý anh ấy không phải vậy! - Thanh Hà vội vàng nói. - Con xin lỗi bà..
Khánh không được vui, gợi ý muốn Thanh Hà dọn về nhà chú của anh để sống, rộng hơn, thoải mái hơn, và cũng rất gần bệnh viện nữa. Cô lại một mực từ chối. Anh thở dài. Vậy là mọi thứ được diễn ra như sự sắp xếp ban đầu. Khánh ở nhà chú của anh, còn cô thì ở lại với bà Kim.
..
Bà Kim là con người vô cùng quy tắc. 7 giờ bà ăn sáng, 13 giờ ăn trưa, và 20 giờ ăn tối. Sai một phút cũng không được. Nếu đồ ăn đã dọn đi mà chưa ăn thì buổi đó coi như nhịn, chờ đến buổi sau. Tuyệt nhiên, 9 giờ 30 tối là bà tắt hết điện đuốt trong nhà, nên muốn tắm rửa hay làm gì liên quan đến ánh sáng thì phải liệu hồn làm trước đó. Quy tắt cuối cùng của bà là phải làm việc, ít hay nhiều tùy sức và thời gian cho phép, nhưng tuyệt đối không được ăn rồi ở không.
Thanh Hà có nhiệm vụ thức dậy nấu buổi sáng, vắt sữa bò. Trưa thì ăn ở bệnh viện nên miễn bàn. Tối thì phụ bà nấu ăn, xong xui thì dọn dẹp rồi đi ngủ. Những ngày nghỉ thì giúp bà trồng trọt, đem đồ ra chợ bán, dọn dẹp. Lối sống của bà Kim coi vậy mà rất giản dị, chỉ cần xong hết việc thì có thể làm những gì mình muốn, tuy vì quá nhiều việc nên cô ít khi nào làm xong trước 9 giờ tối..
..
Ở với bà, cô mệt hơn nhiều, nhưng lại cảm thấy rất thoải mái.. những công việc tuy cực nhọc, nhưng khá đơn giản, như một cách giải khoay cho người làm nó vậy. Hình như bà cũng thích có cô ở cùng, cô cũng không biết nữa.. nhưng bà chưa đuổi cô đi, chắc cũng không ghét cô đâu nhỉ?
Khánh sợ bà, nên cũng không dám đến chơi nhiều. Ngày đi làm thì gặp cô ở bệnh viện, ngày nghỉ, hễ cô có thời gian thì anh mới dám đưa cô đi phố. Anh cứ tưởng ở một nơi chỉ có hai người thế này, sẽ là cơ hội tốt cho anh tiến đến. Ai ngờ, cô còn bận rộn hơn, khó gặp mặt cô hơn khi ở Saigon nữa!
...
Bệnh viện Dutch Care.
- Bác sĩ Hà, hình như cô rất thích tulips. Ngày nào tôi cũng thấy cô đứng ngắm nhìn chúng.- James mỉm cười nhìn Thanh Hà.
James là một người đàn ông cỡ tầm 30. Anh bị mắc chứng bệnh đột biến gene rất lạ, khiến các sắc tố trên khuôn mặt và cả thân người dần dần biến dạng. Da vẻ anh thì càng ngày càng trở nên khô cứng, nức nẻ, hệt như vỏ cây. James là một bệnh nhân thường nhật ở bệnh viện Dutch Care, vì anh không phải chỉ đến để khám bệnh mà anh còn tham gia vào trương trình nghiên cứu cho chứng bệnh "người cây" của mình.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cách cứu chữa cho căn bệnh lạ này, nên càng ngày thì triệu chứng của anh càng trầm trọng hơn. Các tế bào trên người nhanh chóng bị ăn sâu, nhiễm trùng, rồi hoại tử dần. Có lúc trở chứng thì cả người anh đau nhức không chịu nỗi, thường phải nhập viện dài hạn.
..
Cô đang đứng lặng nhìn những nụ hoa chúm chím, đủ màu, thẳng tấp trước mặt mình. Nghe tiếng anh thì cô bật mình ra khỏi những suy nghĩ mông lung.
Thanh Hà xoay đầu nhìn James, mỉm cười nhẹ:
- Chào James, hôm nay anh có thấy khỏe hơn không? - cô hỏi.
- Cô nhìn tôi này. Tôi "cứng cáp" vậy còn gì! - Anh hóm hỉnh.
Dù mắc phải căn bệnh hiểm nghèo nhưng hình như tinh thần anh lúc nào cũng phóng khoáng, vui vẻ.
Cô cười thật tươi. Nụ cười của cô sáng hơn cả giọt nắng trưa giữa ngày.
Thanh Hà bỏ tay vào chiếc áo blouse trắng, nụ cười tuy còn trên môi, nhưng đôi mắt lại thoáng ưu tư, bất giác lại hướng về những cành hoa tulips màu hồng phấn trước mặt.
..Rất lâu rồi cô mới lại thấy tulips hồng phấn, nó lại làm cô gợi về một ký ức tưởng chừng như đã rất xa xôi.
...
Vào những năm cấp 3, Thanh Hà được nhận vào một ngôi trường tư nổi tiếng ở Saigon. Học phí rất đắt, chỉ những học sinh có gia đình khá giả mới chịu nỗi, hoặc, phải có thành tích học tập nỗi bật