Kỳ Quan Nhượng theo Ngụy Uyên về phủ, Ngụy Uyên hỏi anh ta: “Văn Chứng cảm thấy Liễu Hi... đứa nhỏ này như thế nào?”
Kỳ Quan Nhượng quay sang nhìn ông, trong bụng thầm đoán xem Liễu Xa đã nói gì với Ngụy Uyên mà tự dưng ông ấy lại hỏi anh ta như vậy?
“Ừm… theo như Nhượng thấy, người này bất phàm.” Kỳ Quan Nhượng vừa nói vừa quan sát vẻ mặt như đang trầm ngâm của Ngụy Uyên, “Nếu như là thái bình thịnh thế thì người này sẽ là trụ cột hiền tài của đất nước. Nhưng nếu là loạn thế, thì ít nhất cũng sẽ là chư hầu hùng mạnh của một phương.”
Ngụy Uyên ngẩn ra, dường như đang băn khoăn điều gì đó, một lúc lâu sau mới thở dài nói:
“Vừa nãy ta vừa mới thử hỏi dò Liễu Trọng Khanh… Với thế cục hiện giờ chỉ e là…” Ngụy Uyên không phải Khương Bồng Cơ, ông không dám nói ra những câu như kiểu nước nhà sắp vong, “Các đại thế gia đều có mưu đồ riêng, mấy vị hoàng tử thì chẳng ai gánh vác được trọng trách… Tình hình chiến tranh giữa Nam Man và Nam Thịnh ngày càng không mấy khả quan, Nam Thịnh đã có dấu hiệu sắp bại trận… ôi…”
Tuy Ngụy Uyên cũng thuộc gia tộc họ Ngụy, nhưng gia tộc ông cũng không nổi trội mấy, thậm chí chỉ được coi là giàu có hơn các nhà sĩ tộc bình thường mà thôi.
Nhìn thế cục dần dần sụp đổ hiện giờ, ông cảm thấy đau lòng lại bất lực không làm được gì.
Năm nước của Trung Nguyên nước nào cũng vỗ ngực xưng mình là chính thống*. Nhưng từ sau khi Đại Hạ bị chia cắt, ai cũng biết giữa năm nước thể nào cũng sẽ phải xảy ra một cuộc chiến.
*Chính thống ở đây nghĩa là truyền thừa chính thống, đại ý nước bọn họ thành lập là danh chính ngôn thuận, không phải tự dưng mà có.
Mà từ khi Đông Khánh thành lập đến giờ vẫn luôn trọng văn khinh võ, lại thêm sự quấy nhiễu của Bắc Cương mà cuộc sống của người dân ở vùng biên thùy rất khổ cực, quân sĩ lại không có thời gian nghỉ ngơi lấy sức, giờ đã dần kiệt sức.
Còn các gia tộc lớn đang nắm quyền lực của triều đình, đâu đâu cũng là lũ sâu mọt bóc lột bá tánh, dân chúng oán thán dậy đất.
Ngay đến Liễu Xa cũng chỉ có thể miễn cưỡng bảo vệ được quận Hứa. Những gia tộc khác vẫn chưa nhảy ra chia cắt vùng đất này chẳng qua là vì thủ đoạn của Liễu Xa quá tàn nhẫn, hơn thế nữa thái độ của ông cũng rất kiên quyết, thà làm ngọc vỡ chứ không chịu làm ngói lành.
Ngụy Uyên hiểu Liễu Xa, tuy người này có chút xấu bụng nhưng về bản chất vẫn là người thích hòa bình, ghét nhất chuyện đấu đá tranh giành.
Ông ấy thành ra như bây giờ hoàn toàn là do bất đắc dĩ.
Ngụy Uyên thở dài: “Nếu như Nam Thịnh thắng được Nam Man thì còn có cơ hội, nhưng mà…”
Thà làm chó thời thái bình còn hơn làm người khi loạn thế.
Nếu như có thể bình yên sống qua ngày thì có ai muốn sống trong cảnh chém giết loạn lạc, không biết mình sẽ chết lúc nào?
Kỳ Quan Nhượng lại không cảm tính như Ngụy Uyên, anh ta bình thản nói: “Công Tào tiên sinh phải biết rằng, thiên hạ xưa nay hợp lâu tất phân, phân lâu tất hợp. Nếu bây giờ năm nước không ai nhường ai thì loạn lạc cũng chỉ là chuyện trong sớm muộn. Mà dù sớm hay muộn đều như nhau cả.”
Ngụy Uyên bất lực. Nói thì như thế, nhưng tâm trạng ông vẫn rất khó chịu.
Dù sao thế cục bây giờ ngoại trừ những lý do hiển nhiên thì còn có cả những kẻ cố ý thêm dầu vào lửa.
Những đại thế gia kiêu ngạo kia đâu có quan tâm, có là thái bình hay loạn lạc thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự giàu sang của bọn họ. Chỉ đáng thương cho những người dân bình thường vô tội, một khi ngọn lửa chiến tranh lan rộng thì bọn họ bắt buộc phải rời bỏ quê hương đi tha hương.
Ông chẳng qua chỉ là một tiên sinh dạy học nhỏ nhoi, không có công danh trong người, cho dù có lo đến mấy thì cũng chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn.
Kỳ Quan Nhượng lại nói tiếp: “Vừa nãy Công Tào tiên sinh hỏi Nhượng, Lan Đình là người như thế