[Nợ Nần Chưa Đến Trăm]: Nói thật nhé, tôi là tôi đếch thể hiểu nổi suy nghĩ của người cổ đại đâu, thế quái nào trước khi choảng nhau còn phải thông báo: Ê này các mày, các mày mở to mắt ra nhìn nhé, tao đang dẫn hội đến đập các mày này, cho các mày thời gian để chuẩn bị, cử một thằng mạnh nhất ra đây đánh một trận phân thắng bại...
Khương Bồng Cơ thấy bình luận này, thầm gật đầu, cô cũng có ý như này đấy.
Sao phải đứng dưới thành khiêu chiến chứ? Cứ hạ lệnh tấn công không được à? Họ có đầy đủ vũ khí công thành cơ mà, phá vỡ tường thành huyện Thành An là chuyện nhỏ.
Nếu Vệ Từ biết được ý nghĩ của cô chắc sẽ thở dài cho xem.
[Hôm Nay Em Đuổi Máy Bay]: Ừ, nói thật là tôi cũng chả hiểu ấy, cơ mà gì cũng có cái lý của nó, chắc là phù hợp tình hình đất nước thời đó nhỉ? Như kiểu bên Tây chỗ mình ấy, hai phe đấu nhau phải giống nhau, bộ binh đánh với bộ binh, kỵ binh đánh với kỵ binh, pháo binh đánh với pháo binh, kiểu đó đó. Không có chuyện pháo binh quật bom vào kỵ binh hay là kỵ binh quẩy tung bộ binh, trước khi chiến đấu còn lễ phép chào hỏi nhau nữa...
[Đáng Thương]: Bạn trên ơi, cái mà bạn nói là đấu tướng ấy hả? Như trong diễn nghĩa, đại tướng của hai bên ra quyết đấu ấy? Còn giờ là khiêu chiến. Chậc, thấy không giống lắm. So ra thì tôi thấy khiêu chiến còn bình thường, solo kiểu này nghe nó trẻ trâu dã man.
Khương Bồng Cơ lên chiến trường còn thời gian xem bình luận, khi cô đọc được câu này thì khẽ nhíu mày. Suy nghĩ của cô khác khán giả này, khiêu chiến là việc ngu xuẩn, còn solo mới thú vị.
Nếu đánh solo, cô có thể nhân đó giãn gân cốt một chút, không cần ngu người ngồi ở trong đội quân chủ lực, thế có phải vui hơn nhiều không.
[Xin Cái Vé Tháng]: Chẹp, em lại thấy đánh solo vui vãi các bác ạ. Lúc trước, em xem Tam Quốc Diễn Nghĩa bản cũ ấy, mỗi lần thấy võ tướng thúc ngựa ra khỏi hàng, quyết một trận sinh tử trước hai quân, thề là em thấy khoái dã man ấy. Tam Anh chiến Lữ Bố, ôn tửu trảm Hoa Hùng*, bla bla.
* Điển tích trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tào Tháo rót rượu mời Quan Vân Trường trước khi ra trận đấu với Hoa Hùng, Quan Vân Trường chưa uống mà xông lên luôn, khi chém đầu Hoa Hùng trở về chén rượu vẫn còn ấm.
[Nam Thần Hoa Mãn Lâu]: Cổ đại có đánh solo đấy, mà người ta gọi là đấu đơn. Tôi đồng ý với ý kiến của bạn trên kia, cái gì tồn tại cũng có cái lý của nó. Thời này dân số thấp, hoàn cảnh sinh tồn khó khăn, tuổi thọ thấp, chiến tranh quá thô bạo sẽ tạo nên càng nhiều thương vong... Mà thắng bại của việc đấu tướng có ảnh hưởng rất lớn đến sĩ khí, thậm chí trở thành điểm mấu chốt quyết định thắng bại của cả cuộc chiến.
Sĩ khí là gì?
Ở thời đại của Khương Bồng Cơ, yếu tố đầu tiên quyết định thắng bại trong chiến tranh là khoa học kỹ thuật, thứ hai là chiến thuật. Vũ khí là yếu tố then chốt, còn chủ nghĩa anh hùng cá nhân không đáng được tính đến.
Còn ở thời đại tin tức lạc hậu này, vũ khí và trang bị vẫn quan trọng, nhưng tầm quan trọng của sĩ khí lại vượt trội hơn.
Sĩ khí quá thấp, binh sĩ không có lòng dạ nào chiến đấu, nhìn thấy địch mà như thấy cọp, sợ quắn người chạy dài.
Lúc đó, quân địch không cần tốn sức đánh đấm, cứ thế đi lùa tù binh như lùa vịt là xong.
Đối với bên có binh lực yếu, thắng trận solo sẽ khiến sĩ khí tăng vọt, thậm chí có thể lấy yếu thắng mạnh.
Một người cũng có thể đánh cho mười người chạy tán loạn.
Từ Kha đứng cạnh, không biết nên cười hay nên thương Vệ Từ nữa, đúng là xui lắm mới gặp phải chủ công “xảo quyệt” thế này.
“Quy tắc trên chiến trường trước nay đều như vậy.” Từ Kha vội giải vây cho Vệ Từ: “Người bình thường ai cũng biết rằng, khiêu chiến đương nhiên sẽ không nói được lời hay ý đẹp nào rồi, dù đối phương có không hiểu tiếng vùng miền cũng không sao... Chỉ cần chúng biết rằng mình đang chửi chúng là được.”
Khương Bồng Cơ bị Vệ Từ nhìn mà chột dạ, cứ như mình đang bắt nạt tên “công túa” này không bằng.
Giờ được Từ Kha nói đỡ cho, cô cũng tiện đà lảng sang chuyện khác, ra vẻ quan tâm đến cuộc chiến mà nhìn về phía cổng thành: “Chúng không ra thì phải làm sao?”
Vệ Từ đáp: “Khiêu chiến tiếp thôi.”
Nếu qua một thời gian dài mà bên bị khiêu chiến không ra ứng chiến thì sẽ bị coi là đang sợ hãi, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sĩ khí đôi bên.
Vệ Từ chỉ muốn gia tăng sĩ khí cho quân ta, hạ thấp sĩ khí của quân địch, còn chúng có ra ứng chiến hay không không quan trọng.
Nếu không ra ứng chiến thì chửi tiếp, thời cơ