Tại cuộc họp thảo luận vụ án, Điêu Thư Chân đưa ra bản phác họa tâm lý tội phạm của ba vụ án giết người tại thành phố C.
Hung thủ là nữ, tuổi từ hai mươi đến hai lăm, vóc người nhỏ nhắn, chiều cao từ 160-165cm.
Cư ngụ tại tỉnh, không sống cùng người lớn trong gia đình, thuê nhà ở một mình hoặc ở chung với bạn cùng tuổi.
Từng học đại học, chỉ số thông minh cao.
Ngoại hình tươm tất, quan tâm đến hình tượng cá nhân.
Hoàn cảnh trưởng thành phức tạp, thiếu sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình, cha có khuynh hướng bạo lực, mẹ thích kiểm soát, đặt mục tiêu cao cho con gái.
Khả năng giao tiếp khá tốt nhưng có ác ý và thành kiến với đàn ông, ít giao du với người khác phái, bạn bè cùng giới chiếm đa số.
Thời gian gần đây, vì áp lực trong tình cảm và thay đổi hoàn cảnh dẫn đến rối loạn liên quan đến stress, từ đó trút hết nỗi oán hận lên những người có liên quan.
Người này rất quan tâm đến hình tượng bên ngoài của bản thân, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, điều kiện ngoại hình bẩm sinh tốt.
Lúc bị bắt rất có thể sẽ mặc áo sơ-mi trắng hai hàng cúc và váy ngắn màu đỏ.
Căn cứ vào phân tích hiện trường vụ án thì hung thủ là kẻ gây án có tính tổ chức điển hình.
Kế hoạch tỉ mỉ, logic chặt chẽ, nhằm vào nhược điểm của nạn nhân mà vạch ra từng kế hoạch tương ứng, không ngừng tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng gây án trong quá trình hành động thực tiễn, có năng lực phản trinh sát cao.
Sau khi thử sức với vụ án đầu tiên, hung thủ không chỉ thỏa mãn với việc trút giận mà còn đạt được kh.oái cảm từ hành động ngược đãi nạn nhân, thủ đoạn gây án từ từ thăng cấp, phơi bày thi thể của một giáo viên trung học ngay tại nơi công tác với tư thế sỉ nhục, dụ kẻ lừa tình đi chặt xác rồi vứt ở nơi tổ chức hôn lễ chính là bằng chứng rõ nét.
Hung thủ có hành vi hạ thấp thân phận xã hội, phơi bày bí mật và sự riêng tư của nạn nhân, không chỉ sát hại nạn nhân về mặt sinh lý mà còn muốn hủy hoại hình tượng và địa vị xã hội của họ.
Hành vi nhổ cỏ tận gốc thế này phản ánh khả năng hung thủ mắc một hoặc nhiều loại rối loạn hoang tưởng.
Có ham m/uốn ngược đãi xác chết mãnh liệt, có thể sinh ra cảm giác phấn khởi từ sự đau khổ của người khác.
Từ địa điểm vứt xác, có thể thấy hung thủ có sự hiểu biết tương đối về hành lang ngắm cảnh ven sông và trường trung học Hồng Tinh, thậm chí còn biết nơi vứt trẻ sơ sinh hơn hai mươi năm về trước.
Nhưng vì tính cẩn thận nên khả năng cao là hung thủ không gây án tại địa điểm gần nơi cư trú mà nhất định sẽ đến thành phố khác sau khi vụ án xảy ra.
Trong đó, khả năng hung thủ ở tại tỉnh, nơi cách thành phố C không xa, là lớn nhất.
Còn về suy đoán độ tuổi và chiều cao của hung thủ.
Xét thấy vụ án chôn sống bà cụ là vụ án chưa từng có tiền lệ tại thành phố C, thậm chí cả tỉnh, không thể liên hệ với những vụ án trước đây, khả năng rất cao hung thủ chỉ mới gây án lần đầu.
Tổng hợp các điều kiện như ngoại hình tốt, trình độ giáo dục bậc đại học mà xem xét thì nếu hung thủ khá lớn tuổi, đã vào đời hoặc lập gia đình thì sự phẫn nộ, bất mãn do bị cha ngược đãi thời thơ ấu có thể sẽ bị phân tán qua việc thành lập các mối quan hệ với người khác hoặc đạt được thành tựu trong sự nghiệp.
Thế nên suy đoán hung thủ nhất định là một người trẻ tuổi, chưa trải đời, hơn nữa còn là lần đầu tiên gây án.
Mà căn cứ vào hoạt động dựng lại hiện trường trước đó thì hung thủ cần phải cải trang thành học sinh trung học để dụ dỗ Triệu Quốc Hoa, thế thì vóc người nhất định sẽ không quá cao lớn.
Cho dù đối tượng là cụ bà bảy mươi tuổi, hung thủ cũng không dùng cách tấn công trực tiếp mà lựa chọn phương pháp dụ dỗ.
Điều này phần nào chứng minh hung thủ không đủ tự tin vào bản thân, có thể vóc người tương đối nhỏ nhắn.
Tuy hung thủ có tư duy rành mạch, hết sức bình tĩnh, cẩn thận trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, xử lí hiện trường vụ án vô cùng hoàn hảo, không để lại bất kì dấu vết gì, thể hiện chỉ số thông minh và năng lực khống chế cảm xúc vượt xa người bình thường, thế nhưng Điêu Thư Chân vẫn cho rằng những điều ấy không chứng tỏ hung thủ không có vấn đề về tâm lý.
Những hành vi ngược đãi của hung thủ với nạn nhân cho thấy khả năng rất cao người này lớn lên trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn tình thương.
Tính cách cực đoan có thù tất báo này rất có thể có liên quan đến người cha thích chi phối và người mẹ thích kiểm soát.
Có thể hung thủ lớn lên trong một gia đình giai cấp làm công ăn lương thoạt trông khá bình thường, cha mẹ hai bên đều có công việc ổn định, con gái thông minh, thành tích xuất sắc.
Nhưng người cha thường xuyên vắng mặt, mối liên hệ duy nhất của ông ta với gia đình chính là trút hết những cảm xúc bất mãn bên ngoài lên người vợ con bằng bạo lực.
Người mẹ cực kì sĩ diện, trong lòng thường oán hận người khác, chuyển hết sự bất mãn với gia đình, với cuộc đời thành hy vọng thúc ép con gái trở nên nổi bật.
Vì thế, mặt ngoài hung thủ có thể có IQ, EQ cao, thành tích học tập xuất sắc nhưng bên trong thì lại cực kì thiếu tình cảm êm dịu và cảm giác an toàn, có tuổi thơ và thời thiếu niên vô cùng đau buồn.
Xét từ động cơ gây án của hung thủ, trước khi vụ án xảy ra, hung thủ bị suy sụp nặng nề trong cuộc sống, khiến tâm lý bực bội, đau buồn trở nên tiêu cực hơn, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy hung thủ gây án.
Động cơ gây án chủ yếu là: một, trút hết cảm xúc phẫn nộ và bất mãn đối với sự bất công nào đó của xã hội; hai, báo thù cho người chết, trả thù những ai từng làm hại đến người chết.
Người chết có liên quan đến cả ba vụ án này là Diệp Cửu, người cháu gái từng suýt bị bà nội chôn sống, học sinh từng bị giáo viên xâm hại, cô gái ngây thơ từng bị kẻ lừa đảo lợi dụng.
Chắc hẳn Diệp Cửu có mối liên quan sâu sắc với hung thủ, ít nhất cũng là bạn thân, rất có thể là người yêu.
Nhưng cũng không loại trừ khả năng hung thủ chỉ là người quen, yêu đơn phương Diệp Cửu, xuất phát từ động cơ báo thù cho Diệp Cửu mà sát hại ba nạn nhân.
Thứ ba, hủy hoại danh dự nạn nhân, vạch trần mặt đen tối không ai biết của họ, trả lại cho nạn nhân gấp đôi nỗi đau mình phải chịu đựng.
Điều này chứng tỏ dưới sự thôi thúc của nỗi đau khổ cực đoan, tính công kích và xúc động của hung thủ trở nên mãnh liệt, coi thường quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức của xã hội [1].
Sau khi giảng giải xong hết, Điêu Thư Chân nhìn chung quanh một lượt, hỏi: "Mọi người còn thắc mắc gì cần giải đáp không?"
Hách Nhân mắt thâm quầng, mặt hốc hác, rõ là do công tác với cường độ cao suốt một tháng này gây ra.
Nhưng hồ sơ tâm lý tội phạm của Điêu Thư Chân đã chỉ rõ phương hướng, khiến anh ta có cảm giác hưng phấn như nhìn đến tia sáng hy vọng.
"Theo như lời cô thì hung thủ là phụ nữ.
Nhưng tôi cảm thấy hung thủ là đàn ông có vẻ ngoài thiên nữ tính hơn, nếu không thì làm sao giải thích mối quan hệ giữa cô ta với người có liên quan đến cả ba vụ án là Diệp Cửu đây? Tôi chỉ nghe nói phụ nữ giết người xuất phát từ sự ghen tuông với một người phụ nữ khác vì một gã đàn ông thôi.
Nhưng một cô gái, vì trả thù cho một cô gái khác mà giết người, trước giờ tôi chưa từng nghe nói." Hách Nhân đưa