Núi xanh chìm trong cõi đêm u tịch, Phùng Xuân lướt đi, mũi giày đạp cong cành cây khẳng khiu chấm vào ao nước dập dờn, khom lưng nói: "Phương trượng, có tin ạ."
"Ừm." Tịnh Bạch đặt tay lên mỏm đá nhô ra sườn núi, mặt đá nhẵn như gương, dưới mé chân, gạt bỏ những mảng rêu phong là một dãy đá láng bóng uốn cong thành cái vòm. Dây tơ hồng quấn quýt bò ra, rệu rã rủ xuống.
Nơi đây là con thác cạn, suối nước trên thượng nguồn đã khô kiệt rất rất lâu về trước, lạ là dù thiếu ẩm, rêu vẫn sinh trưởng tốt, từng mảng, từng mảng bám vào đá gương, đá ngậm sắc xanh, phá lệ tạo ra vẻ đẹp thâm u của rừng sâu cốc đáy.
Lão tổ sư của tổ sư từng kể trong cái hang dưới mỏm đá này, có một yêu tinh.
Yêu tinh đó đạo hạnh thấp kém, linh trí khờ dại, không lo tu luyện mà ngày ngày mải miết ngóng trông bầu trời phương bắc, chờ Bắc Đẩu lên cao, chờ Thiên cung thứ bảy ghé mắt.
Từ lúc yêu tinh không còn, thác nước cũng ngừng chảy, sông suối dần khô kiệt, nghe đồn Chu Lễ Triều hầu gia mỗi năm sẽ đặt một đĩa bánh mặn tại nơi này, chẳng rõ là tế cho ai. Tri kỷ của Hầu gia sử sách chỉ chép về một người nhưng y thọ ngắn, mất trong chiến tranh... Về sau Chu Lễ Triều hầu qua đời, đất này cũng thành hoang dại.
Hồi xưa, cái thuở loạn lạc máu lửa ấy, hai bé con nhà Lan thái sử thường chạy tới đây ngắt dây tơ hồng hoặc bắt đom đóm, tình cờ phát hiện ra sâu trong hang có hai bia đá nứt nẻ bám đầy rêu, điều giật mình chính là: một bia khắc tên của Chu Lễ Triều hầu Cơ Lân, chẳng nhẽ là mộ cổ nhân?
Cái tên khắc trên bia mộ còn lại đã mòn đến mức không đọc được, bọn họ chắc rằng đây là mộ của vị tri kỷ bí ẩn của Chu Lễ Triều hầu, đoán mò vậy - bèn tháo bầu rượu trên thắt lưng đặt xuống, vái ba cái rồi trả lại sự an tĩnh cho người xưa. Mấy chục năm sau, Tịnh Bạch tình cờ đi tới nơi này, thấy cửa hang đã bị đất đá sạt lở vùi lấp, đắp thành một nấm mộ thực thụ.
Người về với cát bụi để bụi trần năm tháng chôn vùi chuyện xưa... lúc ấy Tịnh Bạch cảm khái như vậy, lại vái một cái rồi rời khỏi. Từ đó thác cạn này trở thành nơi ông thường xuyên lui tới để hóng gió.
"Phương trượng?" Phùng Xuân thấy ngài có vẻ lơ đãng, dợm hỏi.
"Ừm." Tịnh Bạch đăm đăm nhìn mỏm đá, chậm rãi nói: "Thời đó, sau khi nguyên soái Tạ Phong Kiều đột ngột từ trần, Bạch tiểu tướng liền mạnh mẽ thâu tóm binh lực của ông, quân kỳ của Tạ Phong Kiều rơi xuống thì quân kỳ của Bạch Khánh liền oai hùng phất lên, cục diện tranh tranh đấu đấu diễn ra khốc liệt, không biết bao giờ kết thúc.
"Bạch Khánh một đường chém gϊếŧ, chất xương làm bậc phò tá nhị hoàng tử Giang Liên bước lên đế vị, xưng là Hoắc Huân đế, ban chiếu ân xá thiên hạ, bấy giờ loạn thế mới chấm dứt. Hoắc đế cai trị giang sơn vỏn vẹn hai năm thì Bạch Khánh lại dấy binh lật đổ Hoắc, từ đó khai sinh ra hoàng triều họ Bạch, cho đến hiện tại..."
Phùng Xuân rủ mắt, ngậm miệng. Khánh là tục danh của Tiên hoàng, phải kỵ húy. Trong dân gian có một sự tích liên quan đến tranh giành hồng nhan rất nổi tiếng giữa hai vị hoàng đế này. Truyền rằng Lan thái sử năm xưa sinh ra được một đôi tỷ muội sắc nước hương trời, kiều diễm nức tiếng, hai nàng còn là đệ tử của Tống Cầm Tiên nên tài đánh đàn cực kỳ xuất sắc. Mặc dù là song sinh giống nhau như hai giọt nước nhưng một mình cô chị Lan Nguyệt Hạ đã tóm cả trái tim của Giang Liên lẫn Bạch Khánh. Mối tình này khiến cho huynh đệ cắt máu ăn thề Giang - Bạch trở mặt thành thù.
Hoắc đế lên ngôi, lập Lan Nguyệt Hạ làm hoàng hậu, sau khi Khánh đế phế truất Hoắc đế, Lan hoàng hậu cùng đường tự vẫn. Cô em Lan Ánh Tuyết số khổ hơn chị mình nhiều, lưu lạc vào lầu xanh mấy năm, sau đó bị Khánh đế bất chấp sự phản đối dữ dội của triều thần đưa về phong hàm Chiêu nghi, liên tục đắc sủng, bị gán danh 'họa thủy', về sau cũng hồng nhan khô cốt nơi cung cấm.
Biết thì biết vậy nhưng dĩ nhiên không tin tưởng đó là sự thật. Hai kẻ trù tính và mưu nghiệp thiên hạ, nếu trong đầu chỉ có đàn bà thì còn làm ra trò trống gì? Sự tích này được phép lưu truyền rộng rãi chỉ là cho bá tánh tâm tư đơn thuần có cái để buôn dưa lê, để tò mò mà không để tâm đến những vấn đề khác thôi. Tỷ như nếu Lan Chiêu nghi được Khánh đế sủng ái vô vàn thì vì sao nhị hoàng tử do bà ấy hạ sinh, chính là Nhàn vương, có số phận rất lật đật?
Nhàn vương không có thực quyền lại còn suýt bị lưu đày mấy lần.
Về phía Hoàng đế... thôi, thà nhận ngu dốt cũng không dám phỏng đoán thánh ý, từ sau thảm án của gia tộc học sĩ Giang thị* thì nghe phong thanh long nhan càng lúc càng vui giận thất thường.
* Từng đề cập ở chương 81.
Đấu đá trong cung cấm đã khó diễn tả bằng lời, tranh quyền đoạt vị càng ẩn chứa nhiều bí mật kinh khiếp long trời lở đất, vậy nên tránh được thì tránh, bàn luận chi cho mệt thân, còn dễ chuốc họa.
"Diệp thí chủ còn nói gì nữa chăng?"
"Vâng, đúng là còn một chuyện."
Tịnh Vô nghe Phùng Xuân thuật lại chi tiết kết quả giám định của Diệp Bái, trầm ngâm: "Thật vậy sao?"
"Vâng."
"Những thầy vu ở Tây Vực đúng là thông dụng dùng dụng cụ và nhạc khí bằng xương, nhưng ta từng nghe Cầm Tiên nói đó thực chất chỉ là hình thức để cường điệu tính huyền bí cho Vu thuật, không có mấy tác dụng thực tế... Nếu lưỡi kiếm ấy thật sự được đúc từ xương người thì quả là nghiệp chướng."
"Thưa phương trượng," Phùng Xuân mặt trầm như đáy hồ vái một cái, "đệ tử xin phép được nói. Vấn đề của Quân đại hiệp chúng ta không thể làm ngơ, hắn càng ngày càng mất kiểm soát, lần tẩu hỏa nhập ma sau hung bạo hơn trước đó. Nếu không kiềm chế Quân Huyền kịp thời, chỉ sợ sẽ đến lúc lạm sát người..."
Tịnh Bạch đưa tay ra hiệu im lặng, chậm rãi vuốt ve mỏm đá: "Ma chướng trong tâm tức là trong lòng có bệnh, muốn chữa trị tâm bệnh chỉ có cách lấy tâm chữa tâm. Quân Huyền xác thực có tâm bệnh, bệnh nặng là khác. Trong ngăn tủ thứ ba ở góc phòng ta có một chiếc hộp thắt dây đỏ, con cầm nó, giữ gìn cẩn thận trao tận tay cho Quân Huyền."
"Nhưng..."
"Con đừng lo, ta hứa là thứ được cất giữ có thể hóa giải vấn đề của Quân Huyền."
Phùng Xuân nhận được lời cam đoan mới an lòng vái chào: "Đệ tử xin vâng."
.
Bốn ngón tay khép lại, mép quạt tỳ vào môi mọng, ngón cái từ từ miết ra phía ngoài, xòe phiến quạt lụa giấu đi cung môi thắm khẽ nhếch. Mày dài ẩn vào tóc mai, mắt phượng ướŧ áŧ hàm xuân, ngậm cười, phong tình như lũ tơ hoài vấn vương.
Mạc Tử Liên thề là mình chỉ che miệng để ngáp thôi, tại sao lại có những tên không kiềm chế được nửa thân dưới muốn bao y thế này!
"Cút xéo!" Y nổi sùng nhảy dựng lên đá gã công tử bột thứ tư ngã dúi dụi, đạp lên ngực gã: "Nhìn ta thiếu tiền lắm à! Nhìn ta có vẻ cần mấy đồng bạc lẻ của ngươi à! Đồ có mắt không tròng, biến đi!"
"Thập Tam, ra đây vẽ mặt cho ta." Y búng tay, Tam Nhi lập tức hí hửng kẹp bút trang điểm trong tay xuất hiện, hai người vô tư ở vệ đường tô vẽ: "Hì hì, chủ nhân thật quá sức quyến rũ."
"Hừ, vẻ đẹp ngọc ngà của bổn tọa há có thể cho kẻ ngu dốt nhìn vào?"
Vẽ vời tẹo, rất tốt là không ai muốn tiếp cận Mạc Tử Liên nữa. Y ngáp ngắn ngáp dài liên tục, tí thì chảy nước mắt trôi phấn, trong bụng không biết đã sỉ vả Nhàn vương tới mấy chục lần. Sau vụ này y nhất định phải gối đầu lên chân ca ca đánh một giấc thật ngon.
Đợi mãi, đợi mãi, rốt cuộc Mạc Tử Liên cũng thấy bóng dáng Nhàn vương.
Bạch Ân Tiêu cũng nhanh chóng nhìn thấy y, đuôi mắt cong lên như câu hồn nhiếp phách. Mạc Tử Liên yêu kiều đá lông nheo, tức khắc quay lưng bỏ chạy.
Phó Vân Cử đã kể cho Mạc Tử Liên nghe về một vụ án rất thú vị hồi bản thân còn giữ chức viên ngoại lang lục phẩm tại bộ Lễ, đó là một vụ án mất cắp cống phẩm*. Có ba tình tiết đáng lưu ý trong án này - thứ nhất, cống phẩm mất cắp là một khối ngọc thạch màu trắng sữa hình cung trăng; thứ hai - điều tra án này dẫn tới một án buôn thuốc phiện khác, thủ phạm buôn lậu là em trai của Lý giám quân, Lý Phục; thứ ba - có một cung nữ bị hàm oan trong án mất trộm, sau khi án kết thúc, cô ta lại thật sự trộm vật vừa tìm về được rồi bỏ trốn.
* Vụ án này đã trình bày ở Vãn tình - 32.
Về điểm thứ nhất, Mạc Tử Liên vừa nghe liền giật mình nhận ra cống phẩm bị mất là một khối Sinh Tử bội lưu lạc trần gian. Phó Vân Cử là người đã phá án nên đến giờ vẫn nhớ rõ về nó: "Trong danh sách ghi tên của nó là ngọc Trú Thần, có thể hấp thụ linh khí của đất trời rồi truyền cho người đeo. Còn những thông tin về phong thủy thì ta xem không hiểu, cũng không nhớ mấy."
Điểm thứ hai và thứ ba mới thu hút toàn bộ sự chú ý của Mạc Tử Liên, đây rõ ràng là kế dương Đông kích Tây!
Trộm cống phẩm là mồi nhử để tra ra Lễ bộ thị lang Lý Phục buôn lậu, giữa việc mất một viên đá với việc mệnh quan tam phẩm của triều đình phạm tội - dĩ nhiên là việc sau hệ trọng hơn. Thế là ả cung nữ kia thành công trộm được Sinh Tử bội trong êm thấm. Nhưng Phó Vân Cử lại lắc đầu: "Thân thế của cô ấy không có gì bất thường, ta cũng không biết làm sao cô có được tang vật của vụ án, làm sao cô được phép xuất cung, làm sao cô rời khỏi kinh thành rồi bị một người giang hồ gϊếŧ chết..."
"Từ từ, ngươi bảo cô ta bị người giang hồ gϊếŧ? Ngươi có biết kẻ đó là ai không?" Trái tim Mạc Tử Liên lại đập nhanh hơn, có linh tính mãnh liệt về Tống Sơ Huyền.
Phó Vân Cử nhìn vào ấn đường của y, thản nhiên đáp: "Công tử, Phó mỗ là người trong cung, cái cần kiêng kỵ thì phải nhất mực kiêng kỵ, điều Phó mỗ biết có lẽ hạn hẹp hơn những gì công tử biết, xin lượng thứ."
Hắn không trả lời trực tiếp nhưng Mạc Tử Liên đã hiểu, người đủ uy quyền để chỉnh đốn Lý gia mà chẳng nể vì mặt mũi của Phó gia tại Tư quốc này chỉ có thể là vị cửu ngũ chí tôn kia.
Mạc Tử Liên từ a na mà biết Tiên đế Tư quốc bệnh nặng suốt hai năm cuối đời rồi băng hà, ở thời điểm xảy ra án ngọc Trú Thần thì Tiên đế sắp ngỏm rồi, bảo sao Lý Phục dám tác quái trước mũi hoàng đế. Tiên đế ngứa mắt nên muốn chỉnh đốn hai họ Phó, Lý - cho Lý Phục một vé đi đầu thai.
Kinh nghiệm cho y thấy tình hình triều đình lúc đó chắc chắn không ổn, Tiên đế gặp bất lợi đầy mình nên mới phải bày vẽ cầu kỳ như vậy để mượn tay một cung nữ nhỏ bé bí mật cầm Sinh Tử bội ra khỏi kinh thành. Tống Sơ Huyền nhận lệnh diệt khẩu cô gái ấy rồi đưa thứ Tiên đế muốn tới nơi được chỉ định.
Mạc Tử Liên không có chứng cớ để khẳng định 'người giang hồ' trong lời Phó Vân Cử có thật là giang hồ, càng không thể chứng minh đó là Tống Sơ Huyền - nhưng linh cảm của y cực kỳ mạnh mẽ. Nói sao đây? Tất cả mọi việc gần như không có bằng chứng liên hệ gì cả, tuy nhiên có những dấu hiệu cứ lặp đi lặp lại - ngọc, đá trắng, giang hồ, Phó gia, Lý gia, vu thuật... Phép trường sinh, cải tử hoàn sinh, lăng mộ?
Một tia sáng lóe lên trong đầu Mạc Tử Liên: mộ của ai?
Ai được mai táng trong lăng mộ? Ai?
Ngoài Tống Sơ Huyền ra, người có thể cho y đáp án chính là Bạch Ân Tiêu.
Sở dĩ Phó tướng gia tốn lắm công, lắm của đào ra một cái hố to bự cho Nhàn vương và Tống Sơ Huyền chỉ có thể giải thích là do ông ta tự tin hai người chắc chắn sẽ phải nhảy vào. Tức Bạch Ân Tiêu nhất định phải biết 'ai đó' là ai?
Mạc Tử Liên chạy một mạch vào sâu trong khu rừng gần chân núi Trường Sinh giáo thì tiêu sái xoay người phanh gấp, nhắm mắt hô lên: "Vương gia, vương phi đang gặp nguy hiểm!"
Kiếm khí bén ngót lướt qua gò má y, đối phương 'hửm' một tiếng, bật cười khẽ với ngữ khí u ám, lạnh thấu xương: "Bổn vương thật muốn cho người luân gian ngươi đến chết..."
Mạc Tử Liên suýt sặc, thầm mắng 'có bệnh!', chớp chớp mắt, nói cực nhanh: "Vương phi một mình lên núi trước đợi vương gia rồi, tình hình thật sự rất nguy cấp! Ngài chỉ cần trả lời một câu hỏi, ta sẽ dẫn ngài đến chỗ vương phi ngay!"
Ánh mắt Nhàn vương thâm trầm như vực sâu, "Nói."
"Ai được mai táng trong mộ?"
Lưỡi kiếm trong tay Bạch Ân Tiêu chao động làm Mạc Tử Liên giật mình nhảy về sau, rất nhanh, người trầm giọng đáp: "Lan hoàng hậu, Lan Nguyệt Hạ."
Vậy là nguồn cơn cớ sự đã rõ ràng.
Những chuyện còn lại, phải bắt được Tống Sơ Huyền mới có thể biết câu trả lời.
.
Mây chiều như