Sau khi tìm Vương phi cho con trai chưa tới một tháng, Thiên Tử chuẩn bị sắc phong Dương Ngọc Hoàn làm Hoàng hậu.
Trước lúc này, có đại thần cố chấp can gián dập đầu, bể đầu chảy máu, lấy chuyện Tấn Văn công cưỡng lại sắc đẹp của Nam Uy làm ví dụ can gián, dùng lời nói của hiền quân cổ đại "Hậu thế ắt có kẻ mất nước vì sắc đẹp" (1), còn nói Hạ vong vì Muội Hỉ, Ân vong vì Đát Kỷ, Chu vong vì Bao Tự (2), để Thiên Tử không nên làm chuyện ngược với tam cương ngũ thường.
Dương Quốc Trung (3) tức giận tới mức râu cũng sắp xanh biếc, hận không thể móc ra Gia Cát liên nỏ (4) nã tung đầu người này, nói ngươi là Điền Thường (5) khoác áo Tỷ Can (6), chụp chậu phân bất trung bất hiếu lên đầu Thiên Tử, Thiên Tử cũng đã tạo ra Khai Nguyên thịnh thế, muốn lấy một nương tử thì có lỗi gì, ngươi có bản lĩnh thì mở ra một thế hệ Nguyên thịnh đi.
Bùi Hi Lam tương đối sùng bái quan điểm chính trị của Lỗ Cộng công (1), nếu như ông ấy có thể sống lại chắc sẽ thêm một câu "Nghi Địch làm rượu kia khiến ta phải dừng vui chơi" rồi mới yên tâm mà đi, nàng lại càng thích Lỗ Cộng công hơn.
(1).Trích từ ‘Lỗ Cộng công lựa lời’ trong ‘Sách Chiến quốc - Ngụy sách quyển nhị’: Dẫn ra ví dụ về bốn bậc quân vương tránh những cám dỗ dẫn tới mất nước: rượu ngon, người đẹp, đồ ngon, cảnh đẹp.
Lỗ Cung công hay Lỗ Cộng công (chữ Hán: 魯共公, trị vì 382 TCN-353 TCN[1]), tên thật là Cơ Phấn (姬奮), là vị vua thứ 31 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo sử ký, có lần Lỗ Cung công đến dự tiệc rượu với Sở Tuyên vương nhưng vua Sở không vừa ý, bèn liên minh với nước Tề đánh Lỗ.
Lương vương Ngụy Anh (tức Ngụy Huệ vương) hội chư hầu ở Phạm Đài, Lỗ Cung công cũng đến dự.
Lúc ngà say, Lương vương mời Lỗ công cạn chén.
Lỗ công bước khỏi chiếu, từ tốn nói rằng:
Ngày xưa, con gái vua Vũ sai Nghi Địch nấu rượu dâng lên vua, vua uống thấy quá ngon; liền tránh xa Nghi Địch, bỏ rượu ngon và nói: "Hậu thế ắt có kẻ mất nước vì rượu ngon!" Tề Hoàn công nửa đêm thấy đói, Dịch Nha trổ tài nấu nướng, nêm nếm ngũ vị dâng lên vua, vua ăn uống no nê, ngủ không biết sáng, sau đó nói rằng: ‘Hậu thế ắt có kẻ mất nước vì miếng ăn ngon! Tấn Văn công có được người đẹp Nam Chi Uy, ba ngày không thiết triều, thế là rời xa Nam Chi Uy và nói: “Hậu thế ắt có kẻ mất nước vì sắc đẹp!" Sở Vương lên Cường Đài ngắm nhìn Băng Sơn, bên trái là sông, bên phải là hồ, say mê cảnh đẹp, vui đắm mê hồn, bèn phát lời thề không bao giờ lên đó nữa và nói: "Hậu thế ắt có kẻ mất nước vì đài cao hồ rộng!" Nay chén rượu trong tay Chủ quân chính là rượu ngon của Nghi Địch; thức ăn của Chủ quân chính là vị ngon của Dịch Nha; Bạch Đài bên trái, Lư Tu bên phải chính là sắc đẹp của Nam Chi Uy; Giáp Lâm phía trước, Lan Đài phía sau chính là niềm vui thú ở Cường Đài.
Chỉ một trong bốn điều này đã đủ mất nước.
Nay chủ quân mắc đủ cả bốn, chẳng đáng để răn ngừa sao?
(2).Trích từ sách Ngô Việt Xuân Thu dẫn lời Ngô Tử Tư khuyên can Ngô vương Phù Sai không nạp Tây Thi làm thiếp, nói: "Hạ vong vì Muội Hỉ, Ân vong vì Đát Kỷ, Chu vong vì Bao Tự.
Mỹ nữ, là cái họa vong quốc, tuyệt không thể nhận", thường dùng để chỉ hồng nhan họa thủy - những người phụ nữ đẹp thường phá hoại sự nghiệp của các quân vương trong văn hóa Trung Hoa.
(3).
Dương Quốc Trung (? -756) là quan viên với chức vụ Tướng quốc dưới thời Lý Long Cơ, là anh họ của Dương Quý phi.
(4) Gia Cát liên nỏ: Là nỏ liên hoàn hay còn được gọi là nỏ Gia Cát, đây là một phát minh nổi tiếng của Gia Cát Lượng (181-234), nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc thời Tam Quốc (220-280).
Phát minh đặc biệt này của Gia Cát Lượng được sáng chế khi ông chuẩn bị phạt Ngụy.
Đúng như tên gọi, nỏ liên hoàn có thể bắn được số lượng đáng kể mũi tên trước khi cần phải nạp lại.Tốc độ chiến đấu và khả năng sát thương lớn khiến nỏ liên hoàn được ví như "súng máy" của binh lính Trung Quốc thời cổ đại.
(5)Điền Thường, hay Điền Hằng, Điền Thanh Từ, là vị tông chủ thứ 8 của họ Điền, thế gia của nước Tề thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời là tổ tiên của các vị vua Điền Tề sau này.
(6) Tỷ Can (tiếng Trung: 比干: ? - ?), họ Tử, thị Tỷ, là một nhà chính trị thời nhà Thương, được hậu thế tôn làm Thần Tài.
Tỷ Can người Mạt Ấp, là hậu duệ Đế Khốc, con trai Thái Đinh và do đó là chú ruột của Đế Tân, được phong ở đất Tỷ (Tỷ Ấp).
Tỷ Can từ nhỏ thông tuệ, chăm chỉ, giữ chức Thiếu sư (Tể tướng) nhà Thương.
Theo truyền thuyết và câu chuyện xoay quanh Tỷ Can, ông được biết đến như một trung thần, luôn can gián nên khiến Đế Tân mất lòng.
Đặc biệt, Tỷ Can cực kỳ có mâu thuẫn với vợ yêu của Đế Tân là Đát Kỷ.
Một lần, Tỷ Can không thể chịu được hành vi của Đát Kỷ, khẳng khái nói trước mặt Đế Tân: Không nghe theo điển phạm của đời trước, lại chỉ chăm chăm nghe theo ý kiến của một mụ đàn bà, ngày rước họa không còn xa nữa! Đế Tân tức giận giết chết Tỷ Can rất tàn khốc bằng cách cho người mổ tim ông.
Lý Long Cơ chỉ bãi quan của đại thần này, ra lệnh cho cả triều văn võ không được nhắc lại nữa.
Nhưng chính ông ta suy nghĩ, quả thật, giết người cướp con dâu cũng không có gì, sau đó nếu muốn phong hậu cho Dương Ngọc Hoàn, lại giống như chiếu cáo thiên hạ: Trẫm, Thánh Văn Thần Võ Hoàng đế Lý Long Cơ của Đại Đường Khai Nguyên, đoạt vợ của con trai, những kẻ đánh rắm trên dưới cả nước đánh rắm mau tới vây xem sự kiện loạn luân rầm rộ nhất này… Nghe qua, rất có thể có chút ‘Mẹ nó, ngu ngốc’.
Thế nên ông ta quyết định sắc phong Dương Ngọc Hoàn làm Quý phi.
Mặc dù như vậy, sau khi phế Vương Hoàng hậu, hậu cung không có tân hậu, người đương thời giờ đều gọi Dương Quý phi là ‘nương tử’, như vậy Dương Ngọc Hoàn chẳng khác gì Hoàng hậu.
Sau đó Lý Long Cơ tự mình viết khúc ‘Nghê thường vũ y khúc’ vì Dương Ngọc Hoàn, lệnh cho đồ đệ Lê Viên diễn tấu khúc này.
Dương Ngọc Hoàn vừa tấu một khúc gió thổi, vạt áo nhẹ bay bay*, ông ta vì Dương Ngọc Hoàn cài kim thoa*, tự giác chìm đắm trong gió xuân.
*Gió thổi, vạt áo nhẹ bay bay: Trích từ Trường hận ca - một bài thơ nổi tiếng của Bạch Cư Dị kể về mối tình giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý phi (tức Lý Long Cơ và Dương Ngọc Hoàn)
*Kim thoa: Một loại cây quý thuộc chi Thạch hộc họ Lan, được liệt vào thượng phẩm trong cuốn ‘Thần nông thảo mộc kinh.” của Trung Quốc.
Ngọc Hoàn tỷ tỷ là Quý phi, đương nhiên Bùi Hi Lam cũng phải cởi bỏ mũ sa của người hầu đi cùng.
Dương Ngọc Hoàn không nỡ xa nàng, gọi nàng vào trong cung một lần sau cùng ân cần hỏi han, lưu luyến chia tay, tình cờ gặp phải Thiên Tử.
Thấy ái phi rối rắm như vậy, Lý Long Cơ không thể làm gì khác ngoài việc ném ra đòn sát thủ: “Hi Lam, đừng cứ để Ngọc Hoàn tỷ của ngươi lo lắng nữa, mau mau gả đi.
Sau đại hôn của ngươi với Quách Tử Nghi, trẫm sẽ thăng quan cho hắn, sẽ không để ngươi phải chịu thiệt.”
Bùi Hi Lam nói lý: “Bệ hạ tuyệt đối không thể suy nghĩ như vậy, ăn lộc vua phải trung với quân, sao Hi Lam có thể quan tâm đến chuyện lên xe xuống ngựa, hư danh bạc lợi của phu quân chứ? Giàu sang với thần như gió thu thoảng qua tai! Bên ngoài Hi Lam chỉ lo cho đất nước, tính toán cho dân sinh, bên trong chỉ nguyện noi theo Thái nhâm Triệu Cơ (1), thấy gió Tây thì muốn cá sạo thái lát (2)… Nếu như bệ hạ cho Quách Tử Nghi thăng quan, nhiều nhất có thể thăng bao nhiêu?”
(1) Thái nhâm Triệu Cơ là một nhân vật cuối thời Chiến Quốc.
Bà là Vương hậu duy nhất của Tần Trang Tương vương, vua thứ 35 của nước Tần và là mẹ đẻ của Tần Thủy Hoàng
(2) Cá sạo thái lát là một mỹ vị rất ngon, tương truyền Trương Hàn làm quan ở Lạc Dương, đến khi gió mùa Thu phía Tây thổi đến thì mong nhớ hương vị tuyệt mĩ của canh rau nhút và cá sạo thái lát ở quê nhà nên ông từ quan về quê.
Sau này câu này dùng để chỉ những vị quan mong nhớ quê nhà nên từ quan ở ẩn.
Lý Long Cơ: “… Phó đô hộ phán quyết Thiền Vu*, thế nào?”
*Thiền Vu: Cách để gọi vua Hung Nô.
“Thật tốt, Hi Lam có thể ở bên Ngọc Hoàn tỷ tỷ thêm hai năm rồi.”
Lý Long Cơ cười vừa lòng, gân xanh trên trán nhảy lên: “Thêm một chức Hữu Tướng quân của Kim Ngô Vệ.”
Bùi Hi Lam nói: “Tạ bệ hạ! Bệ hạ thánh minh, bệ hạ hào phóng!”
Tuân Tức* từng nói với Tấn hiến công, Bùi Hi Lam cảm thấy có thể coi là kinh điển: "Chơi đùa ngay trước mắt, về sau gây họa cả quốc gia, lúc này phải biết nhìn lên mới có thể nghĩ sâu rộng được." Lúc trước Hình Dật Sơ nói với nàng một vài lời, có lẽ là biểu đạt ý này.
Khó chịu thì khó chịu nhưng khi bình tĩnh nghĩ đi nghĩ lại, nàng cảm thấy câu Hình Dật Sơ nói thật sự có lý, không cần phải đối nghịch với hắn.
Quả thật nàng rất thích Hình Dật Sơ, nhưng với nàng, hắn là chơi đùa ngay trước mắt.
Vì một người lúc ẩn lúc hiện như khói lại không thương mình mà làm chậm trễ đại sự cả đời, đến khi già đi bạc đầu đìu hiu, đây chính là tai họa về sau.
Nàng không thể chỉ biết đến sự thoải mái trước mắt, nàng phải lựa chọn con đường cách mạng chính xác nhất.
Tình cảm có thể bồi đắp, nàng gả cho Quách Tử Nghi.
*Tuân Tức (chữ Hán: 荀息; ?-651 TCN) là tướng quốc nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông có công giúp Tấn Hiến công diệt hai nước Ngu và Quắc, mở rộng lãnh thổ nước Tấn.
Ông là đại thần tận trung với sự ủy thác vua kế nghiệp của Hiến công.
Mặc dù Thiên Tử đã ngự ban hôn phối, nhưng Quách gia tương đối coi trọng con dâu này, nhờ bà mai mang một con chim nhạn mập mạp đến cửa đặt lễ nhạn, vấn danh lấy canh thiếp, nạp cát đưa điềm lành (1), vân vân, không thiếu một bước nào, sính lễ còn là tám con tuấn mã.
Chuyện Bùi Hi Lam và Quách Tử Nghi sắp thành thân nhanh chóng truyền đi như nước sôi tới người người thân bạn bè và triều đình.
Bùi Hi Lam ở nhà đợi gả, không tới Quốc Tử Giám nữa, nhưng thi thoảng có đám bạn tới thăm, nói Quốc Tử Giám có mấy lang quân mượn rượu giải sầu, công tử dâu muốn cắt cổ nuốt Hạc đỉnh hồng (2), những bạn học khác cũng đều hâm mộ ghen tị với hai người bọn họ, mong hai người bọn họ sớm sinh quý tử.
Bùi Hi Lam nghe xong thì suýt chút nữa phát cáu.
(1)Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của Hán tộc, chỉ sáu loại lễ tiết trong quá trình từ bàn cưới cho tới thành hôn gồm: Nạp thải, vấn danh, nạp cát, nạp chinh, thỉnh kỳ, thân nghênh.
Nạp thải: Nhà trai nhờ bà mai sang nhà gái cầu hôn, sau khi nhà gái bằng lòng bàn cưới, nhà trai chuẩn bị lễ sắp tới cầu hôn.
Vấn danh: Nhà trai nhờ bà mai hỏi tên và ngày tháng năm sinh của nhà gái.
Nạp cát: Nhà trai đem tên của nhà gái lấy bát tự xong, tiến hành xem bói ở tổ miếu (miếu nơi vua chúa thờ tổ tiên.).
Nạp chinh: Còn gọi là nạp tệ, tức nhà trai lấy sính lễ đưa cho nhà gái.
Thỉnh kỳ: nhà trai chọn ngày thành thân, chuẩn bị lễ báo cho nhà gái biết, lấy sự đồng ý.
Hôn nghênh: Trước khi cưới một hai ngày, nhà gái đi đưa của hồi môn, trải giường chiếu, cách ngày tân lang tới nhà gái đón dâu.
(2) Hạc đỉnh hồng: loại thuốc độc nằm trong những loại nguy hiểm nhất.
Nháy mắt, Lập Thu đã qua, cơn mưa lạnh liên tục xối xuống thành Trường An.
Một đêm trước ngày đón dâu, Bùi Hi Lam mơ thấy vô số thứ hỗn độn liên quan đến chuyện thành thân, lúc thì mơ thấy đêm tân hôn chạy trốn, lúc lại nằm mơ thấy Quách Tử Nghi vừa thành thân đã nạp thiếp, lúc lại mơ thấy hành lang vô tận, làm thế nào cũng không đi vào được động phòng...! Nhưng thứ khiến nàng ấn tượng sâu nhất, không gì bằng đoạn giấc mơ liên quan đến Hình Dật Sơ.
Trong mơ, nàng giống như bản thân, hoặc là Bắc Lạc tiên tử Hi Lam, Hình Dật Sơ giống Hình Thiếu sư, hoặc là Thái Vi tiên tôn Dật Sơ.
Bọn họ cũng ngồi trước nến đỏ rơi lệ trong động phòng, hai người có một đoạn đối thoại bị cảnh trong mơ làm mơ hồ, sau đó lại lâm vào lúng túng.
Bỗng nhiên hắn cười lạnh một tiếng, đẩy ra rèm châu trước mặt nàng, đỡ lấy sau gáy nàng hôn lên một cái.
Nàng giật mình hít một hơi, né tránh hắn giật mình nói: "Ngươi ngươi ngươi ngươi...!Ngươi làm gì?"
Giấc mộng này như sương như khói, nàng không thấy rõ mặt mũi hắn, chỉ nhớ nụ hôn của hắn khiến nàng thổn thức, lời nói của hắn khiến nàng kinh ngạc: "Bây giờ toàn bộ Tiên giới đều biết, nàng đã là thê tử của ta.
Dù nàng không có tình cảm với ta, ta cũng sẽ không nhường nàng cho nam nhân khác."
Hình như nàng khóc, nói chuyện nghẹn ngào ngắc ngứ, hèn mọn lại sợ sệt nói với hắn: "Chàng sẽ không rời đi, cũng sẽ không thay đổi, sẽ vĩnh viễn yêu ta, ở bên cạnh ta, có đúng hay không?"
"Ta sẽ không thay đổi, sẽ không rời đi.
Ta sẽ vĩnh viễn ở bên cạnh nàng."
"Từ nay về sau, chàng có bằng lòng cùng ta bạch đầu giai lão, sống hết cuộc đời này không?"
"Không chỉ đời này, mà phải là đời đời kiếp kiếp..."
Buồn làm sao, trên đầu chữ tâm có một vệt thu.
Mưa thu ồn ã trút xuống, không buồn cũng đâm buồn.
Qua nửa đêm, Bùi Hi Lam bị tiếng nước chảy làm tỉnh giấc.
Cây ngọc ngành quỳnh đầy viện, tiếng mưa rơi xối xuống cây quế.
Nàng nhìn bệ cửa sổ đến say sưa, loáng thoáng cảm thấy cuối cùng giấc mơ này cũng không chỉ là một giấc mơ nữa.
Đây cũng là lần đầu tiên nàng cảm nhận sâu sắc được chuyện đánh cược tính mạng yêu một người như thế nào.
Chỉ là ôm nhau với người ấy cũng sẽ khiến hô hấp nàng nặng trĩu, tim thoáng hẫng một nhịp, cho dù chết ngay lập tức cũng không phụ cuộc đời này.
Nhìn ra bầu trời tối tăm ngoài cửa sổ, nàng cảm thấy không nên suy nghĩ bậy bạ nữa, gọi thị nữ vào hầu hạ.
Các nàng ấy thay xiêm y rộng tay cho nàng, trên bác mấn* có cắm đầy trâm hoa kim thoa.
Mẫu thân cũng tới trang điểm cho nàng, vẽ lông mày thành dãy núi xa, môi thoa màu đỏ tường vi.
Bùi Hi Lam ngẩng đầu, bị nữ tử trong gương làm sợ hết hồn.
Gương mặt như vậy, ngoại trừ Ngọc Hoàn tỷ tỷ, nàng cứ tưởng rằng chỉ có trong tranh mỹ nữ mới có thể thấy được
*Bác mấn là phần đuôi trang trí dưới mũ miện.
"Con gái của ta sắp gả đi rồi, nhìn lớp trang điểm này mà xem, thật sự rất Hồ khí." Mẫu thân cười vỗ vai nàng một cái như khích lệ nhưng ánh mắt phiếm đỏ.
Tầm mắt của hai mẹ con giao nhau trong gương, ánh mắt Bùi Hi Lam cũng đỏ lên nhưng lại không có can đảm bật cười như mẫu thân của mình, ngược lại nàng nhanh chóng cúi đầu xuống.
Trang điểm xong, Bùi phu nhân dẫn Bùi Hi Lam xuống dưới lầu.
Bùi Kiều Khanh vốn đang lo liệu chuyện hôn lễ, thấy con gái thay đồ trang điểm xong cũng cười lên: "Khuê nữ của ta thật là xinh đẹp."
Bùi Hi Lam le lưỡi: "Chà chà, bình thường giục cưới như Diêm La vương đòi mạng, cuối cùng hôm nay phụ thần không cần thúc giục nữa rồi."
Nếu đổi lại là ngày thường, Bùi Kiều Khanh nhất định sẽ mắng nàng đại nghịch bất đạo, nhưng giờ phút này, ông chỉ cau mày nói: "Con đó, từ nhỏ đã thiếu dạy bảo những chuyện trong nhà, ngày mai lúc bái cha mẹ chồng, nhớ thỏ thẻ một chút, tuân nữ tắc, thủ tứ đức, mọi chuyện phải thương lượng với phu quân của con.
Nhớ lấy, tuyệt đối không thể uống rượu cho vui nữa, chơi bời văn chương nữa.
Biết chưa?"
"Dạ dạ dạ dạ." Mặt Bùi Hi Lam hoàn toàn không hề hứng thú.
Bùi Kiều Khanh chỉ nàng, nói với phu nhân: "Nàng nhìn con gái của nàng này, ta thấy nó gả ra ngoài chưa đầy một năm sẽ trở lại thôi."
"Trông nó vui vẻ quá chừng kìa!"
"Con nhóc này!"
Hai cha con lại cãi cọ một lúc lâu mới ngừng chiến.
Bùi Hi Lam lại lên lầu lần nữa, chuẩn bị đeo bông tai bị rơi lên.
Đợi bóng lưng nàng biến mất, Bùi Kiều Khanh mới thu lại nụ cười trên mặt, thở dài một tiếng.
Bùi phu nhân lau nước mắt: "Con gái có chốn về, xuất giá là chuyện sớm muộn.
Từ từ chúng ta sẽ quen thôi."
Bùi Kiều Khanh gật đầu một cái, ngồi xuống với cảm xúc lẫn lộn: "Haizz, ta chỉ có mỗi một đứa con gái như vậy..."
Mặc dù mạnh miệng nhưng khoảng thời gian chuẩn bị hôn sự này, Bùi Hi Lam dần biết nỗi lòng của phụ thân.
Mẫu thân hi vọng nàng ở nhà vì quyến luyến con gái, cha hi vọng nàng xuất giá ngược lại là bởi vì suy nghĩ về lâu về dài, hi vọng nàng có một đời yên vui.
Tình yêu của nữ tử là dòng nước chảy lững lờ, tình yêu của nam tử là núi cao nguy nga, dù sao cũng không thể so sánh với nhau.
Nghĩ đến đây, nàng bỗng nhớ lại mấy lời Hình Dật Sơ nói với nàng.
Hắn giống như phụ thân, cũng hi vọng nàng và phu quân bên nhau cả đời, cũng sắp xếp một đống chuyện lớn, bây giờ nghĩ tới, cảm tình của hắn với nàng hẳn là có thể so với tình thương của cha? Toàn là giả thiết lộn xộn gì đây.
Trên đời này làm gì tình yêu của nam tử nào có thể so sánh với tình cảm của cha đối với con gái chứ.
Nửa ngày trôi qua, giờ lành đã tới, Bùi Hi Lam nghe thấy bên ngoài truyền tới tiếng hò hét ầm ĩ, nghĩ là tân lang dẫn người tới đón dâu.
Nàng ngước mặt lên trời than thở trong im lặng.
Ông già trong miếu quả thực không hiểu được thần ý*, tay cầm cốc quẻ xóc lên một lượt, nói ngày này thành thân lành nhất*, kết quả mưa dầm liên tục, không ngớt không dừng.
Mặc dù có người che dù chắn mưa nhưng tân y kéo trên đất đã bị nước mưa xối hoàn toàn.
May mà hoa quế giữa đường nhô ra bên tường, phả ra trên đường phố ngập