Các hộ trong thành Trường An đều đã đóng cửa, chỉ có phu canh đi tuần trong các ngõ hẻm vắng lặng, thỉnh thoảng gõ mõ trúc một tiếng.
Một chiếc xe ngựa bọc gấm trắng chạy ngang, tới trước Thẩm phủ thì dừng lại. Quản gia hộ môn khiêng ghế ra đón, mã phu xách đèn vén rèm, dìu Thẩm Vấn Đạo đi ra.
Giẫm lên ghế bước khỏi xe, Thẩm Vấn Đạo cởi mão, mệt mỏi bóp bóp mi tâm. Đi chậm trên hành lang tiến vào phủ, con trai độc đinh của ông, Thẩm Châu, đang đợi trong sảnh, còn chuẩn bị một bát mì nóng.
“Cha, mệt lắm phải không.” Thẩm Châu đứng dậy, ngoại trừ cao hơn ông một chút thì tướng mạo vô cùng giống Thẩm Vấn Đạo.
Thẩm Vấn Đạo cầm bát húp một ngụm canh, đợi dạ dày ấm lên mới từ từ thở ra một hơi. Ông nói: “Thánh chỉ đã định, Hoắc Lâm Phong được phái đến Tây Càn Lĩnh, chắc sẽ có động thái nhanh thôi.”
Ánh mắt Thẩm Châu trĩu nặng, phát biểu ý kiến cũng vô dụng nên dứt khoát làm thinh. Thẩm Vấn Đạo lại nói: “Ta có tranh cãi giúp cậu ta vài câu, chọc giận Trần Nhược Ngâm.” Ngụ ý là, Trần Nhược Ngâm đại diện cho hoàng thượng, vậy phỏng chừng hoàng thượng cũng không vui vẻ gì.
Thẩm Châu kinh ngạc: “Cha, tại sao phải làm vậy?”
Thẩm Vấn Đạo nói: “Người lấy mệnh để hộ quốc, không nên lưu lạc như thế, hoặc là vì ta tiếc nuối nhân tài, không nỡ nhìn đứa trẻ đó mất đi ý chí.”
Thẩm Châu vẫn còn kinh ngạc không thôi, đi tới trước mặt Thẩm Vấn Đạo, ngồi xổm xuống: “Cha, nhưng Định Bắc Hầu…”
Đó là chuyện cũ rồi.
Mười bảy năm trước, trong triều còn có một Thái phó, tên là Đường Trinh, tướng mạo tuyệt trần, tài năng xuất chúng, là một người khiến thế tục trầm trồ, tinh thông kỳ môn yếu thuật (*), biên soạn cuốn sách “Nghiệt Kính”.
(*) kỳ môn: nó là mấy cái thuật về âm dương ngũ hành gì gì đó, rồi sao này sao kia, như kiểu bói toán ấy. Nhưng mà thời xưa thì còn được áp dụng vào công tác đánh trận nữa
Đường Trinh bị Trần Nhược Ngâm đố kỵ, nhưng ông là người thận trọng, an thủ triều cương, tận tâm phò tá Tam hoàng tử. Khi Tam hoàng tử lên tám, được Đường Trinh dạy dỗ bồi dưỡng, trở thành người nổi bật nhất trong các hoàng tử, khó mà che giấu nổi tài năng.
Năm đó, đột nhiên phát sinh biến cố, Trần Nhược Ngâm vạch trần chứng cứ âm mưu phản nghịch của Đường Trinh, cặn kẽ rõ ràng, dấy lên phong vân trong triều. Thẩm Vấn Đạo mất hồn, lúc này nhớ lại vẫn còn khiếp sợ như cũ, run rẩy vươn tay ra, xoa đầu vai Thẩm Châu.
Chỉ trong đêm đó, Thái phó không còn là Thái phó, trung thần không còn là trung thần, mệnh lệnh của Hoàng thượng vừa ban xuống, tru di toàn tộc. Từ đó về sau, Tam hoàng tử mất đi Đường Trinh tinh thần sa sút, giống như trở thành một người khác, các hoàng tử đều nơm nớp lo sợ, không còn ai tranh phong nữa.
Thành đế đạt được mục đích, bảo vệ thái tử kế vị trong an tâm.
Còn về phần Định Bắc Hầu có liên can gì, Đường Trinh văn võ tinh thông, đêm đó, ông dẫn phu nhân trốn đến Tái Bắc, vừa ra khỏi cổng thành thì đụng phải Hoắc Chiêu. Hoắc Chiêu không rõ nội tình, chỉ phụng lệnh truy sát, kết liễu phu phụ Đường Trinh trên đại mạc.
Nghe đồn năm đó Hoắc Lâm Phong sáu tuổi, tận mắt chứng kiến cảnh này. Mà di vật Đường Trinh để lại, ngoại trừ cuốn “Nghiệt Kính” thì không còn gì khác.
Cuốn sách đó được Hoắc Chiêu cầm về, bên trong có một tấm thiệp nhỏ màu trắng có mùi thơm, trên mặt giấy chỉ có mấy chữ rất nhỏ, viết bốn câu châm ngôn: Muốn thêu bào gấm Thục, trước phải mặc áo gai, không được quá nóng vội, chịu đựng chờ tương lai.
Lạc khoản viết —— Đêm mưa, tặng con.
Đường Trinh có ba đứa con, đứa nhỏ nhất năm đó chưa đầy ba tuổi.
Bát mì đã nguội lạnh không còn mùi hương nữa, Thẩm Vấn Đạo được Thẩm Châu dìu đi vào nội đường. Ông vốn không có ý định giúp đỡ Hoắc Chiêu mà quên đi chuyện năm xưa của Đường Trinh, chỉ riêng việc làm trái thánh ý đã đủ mạo hiểm rồi. Nhưng mà, cốt cách cương nghị của ông chưa biến mất, ôm nỗi sầu bi mười mấy năm, hóa ra vẫn còn giữ lại chút lòng dạ quân tử.
Chuyện sau này ở Tây Càn Lĩnh thế nào, thì phải xem vận may của Hoắc Lâm Phong.
Trong dịch quán, thân hộ quân thay ca trực, đứng thẳng như tường đồng vách sắt. Ngược lại trong phòng thì đèn đóm ấm áp, hai cha con vẫn chưa ngủ, cứ ngồi bên giường lau kiếm, Hoắc Lâm Phong ngồi dựa lên cửa sổ, một con chim đa đa bay xuống đậu lên bệ cửa.
“Cha, nghỉ ngơi sớm đi, con thổi đèn cho cha.” Hoắc Lâm Phong nói xong, dừng lại một thoáng, “Cha về Tái Bắc, con đến Giang Nam, cũng không biết khi nào hai cha con mới gặp lại.”
Hoắc Chiêu dặn dò: “Bên ngoài không bằng ở nhà, kiêu ngạo cũng vô ích, mọi chuyện nhớ phải cẩn thận.” Bỏ kiếm xuống, liếc nhìn con đa đa hoạt bát kia, hơi rầu rĩ, “Nhớ phải viết thư cho mẹ con, chuyến này đi, chắc bà ấy sẽ đau đứt ruột gan.”
Hoắc Lâm Phong nghe vậy liền nhớ tới Bạch thị, trong lòng buồn bã. Còn có chiếc chuông trên thùy liên trụ, những ngày sau này, e khó mà vang lên nữa. Huynh trưởng, tên đầy tớ, bà vú mắt mờ, bá tánh trong thành, các huynh đệ trong quân doanh, đếm lại tỉ mỉ, hóa ra trong những tháng ngày cà lơ phất phơ của hắn lại vướng bận nhiều như thế.
Chắc chắn là do hắn đã buông những lời hồ đồ trước bàn thờ Phật, bây giờ bị phạt rồi.
Hoắc Lâm Phong lắc lắc đầu, đuổi con chim đa đa đi, thổi tắt đèn rồi vào trong phòng mình. Đỗ Tranh đã dọn dẹp hành lý rồi, giường đã trải, rèm đã buông, cậu ngồi ở đầu giường canh gác. Hoắc Lâm Phong nhẹ nhàng nằm xuống, nghiêng người sang, lén nhổ lông sau gáy Đỗ Tranh.
“Ui…” Đỗ Tranh mơ màng kêu lên một tiếng nhưng vẫn không tỉnh.
Hoắc Lâm Phong hỏi: “Ngốc tử, ngươi có tình nguyện đi Giang Nam với ta không?” Nếu không chịu, sáng mai khởi hành hắn sẽ không dẫn theo Đỗ Tranh nữa, dẫu gì cũng hầu hạ hắn nhiều năm, không tốt bằng về Tái Bắc sống thanh bình yên ổn.
Đỗ Tranh lẩm bẩm: “Đi chứ, không có tôi hầu hạ, thiếu gia sống thế nào đây…”
Hoắc Lâm Phong bật cười thả tay ra, chui vào trong giường không lên tiếng nữa, hai mắt vừa nhắm lại là đi tìm Chu Công. Có một câu Trần Nhược Ngâm nói rất đúng, thuyền đến đầu cầu tự nhiên thẳng, Thẩm Vấn Đạo nói càng hay hơn, có tài lãnh đạo, trong tay cầm binh, thì có thể lật đổ thiên địa. Hắn nghiền ngẫm hai câu này, trong vòng nửa nén hương thì hô hấp đã trầm ổn.
Thân hộ quân thay ca hai lần, đến canh năm, một đội quân tinh