Bởi vì trong lòng nghĩ Tân thái phó, cả buổi sáng Từ Canh có chút thất thần, thậm chí đến việc tìm người đời trước làm phản là Nhị hoàng tử Từ Long gây loạn cũng không làm, Từ Long không biết trong lòng hắn giấu đại chiêu gì, rất lo sợ, cả buổi sáng không nhịn được mà nhìn trộm Từ Canh, không cẩn thận, bị Lưu sư phó nhìn thấy, bị phê bình một hồi, tức giận đến mức mặt đều xanh lại.
Cứ như vậy qua một buổi sáng, sau khi lên lớp, Từ Canh lại cung kính và khách khí cùng Lưu sư phó nói tạm biệt, sau đó chậm chạp rời đi. Đối với những hành động kỳ lại của Từ Canh, trong lòng có chút bất an, Lưu sư phó một lúc sau vẫn chưa hồi phục lại tinh thần, cho đến khi thân ảnh Từ Canh càng lúc càng xa, lúc này ông mới mờ mịt sờ sờ gáy, nhỏ giọng thì thầm: “Thái Tử hôm nay uống lộn thuốc?”
Từ Canh không có tâm tình đi quản người khác nghĩ như thế nào, thói quen tôn sư trọng đạo là do mấy năm cuối đời dưỡng thành, nếu như dám ở trước mặt Tân thái phó hỗn láo, liền chờ bị đánh đi – cây thước trong tay Tân tiên sinh không phải là để ăn chay.
Ra khỏi thư phòng, Từ Canh lập tức hướng Cẩn Thân điện mà đi.
Gần đây phương bắc đại hạn, Hoàng đế triệu vài đại thần nội các đến thương nghị chính sự, không để ý đã đến buổi trưa. Nghe nội thị Lý Lộc nói Thái Tử đến cầu kiến, lúc này Hoàng đế mới phát hiện đã đến trưa rồi, liền phân phó cung nhân bày cơm, rồi bảo Lý Lộc gọi vào.
Việc Tân thái phó xin nghỉ đã truyền đến tai Hoàng đế từ sớm, chỉ vì hai ngày nay chính vụ bận rộn, nên mới không rảnh đi xử lý việc này, nghe thấy Từ Canh tự đưa mình đến cửa, hoàng đế đen mặt, chuẩn bị cho hắn một chút sắc mặt. Ai ngờ Từ Canh vừa tiến vào, “Thình thịch” một tiếng quỳ gối trên mặt đất, hai mắt đỏ bừng kêu một tiếng “Phụ hoàng”, bao nhiêu tức giận của ông lập tức biến mất.
Dưới gối Hoàng đế có 6 hoàng tử và một công chúa, con vợ cả chỉ có mình Từ Canh, Hoàng đế coi trọng đích thứ, hơn nữa lại cùng Hoàng hậu quá cố kết nghĩa phu thê từ hồi thiếu niên, thập phần ân ái, nên đối với với Từ Canh cũng rất yêu thương, trong các vị hoàng tử, chỉ có mình Từ Canh là ông tự mình nuôi lớn.
“Ngươi đây là làm sao? Đang yên lành khóc cái gì? Lại bị thái phó dạy dỗ?” Hoàng đế quét mắt mấy vị đại thần trong nội điện, mấy vị đại thần trong lòng run sợ, giả bộ cái gì cũng không nghe được.
Từ Canh ngẩn ngơ nhìn phụ thân nhiều năm không nhìn thấy, trong lòng bỗng nhiên chua xót. Nhớ tới những giao phó của Hồng Gia hoàng đế khi lâm chung ở đời trước, Từ Canh càng thêm áy náy. Đời trước hắn cũng không sống lâu, Hồng Gia hoàng đế là người duy nhất yêu thương hắn một cách vô điều kiện, không hề có một yêu cầu nào, mà thật tâm thật dạ yêu thương hắn không có chút giả dối. Vậy mà, hắn lại cô phụ sự kỳ vọng của phụ hoàng. Hắn kế thừa giang sơn vạn dặm của người, lại không thể bảo hộ, để cho lão nhị đoạt mất một nửa giang sơn, tuy rằng có Tân thái phó giúp hắn từng bước đoạt lại giang sơn của mình, nhưng chính là, đến phút cuối cùng lại thất bại, lật thuyền trong mương còn mất đi tính mạng, đến cả con nối dõi cũng không lưu lại. Nghĩ đến đây, trong lòng Từ Canh liền tràn đầy ảo não và áy náy.
“Phụ hoàng...” Từ Canh cúi đầu, nén giọt lệ nơi khóe mắt, rồi lại ngẩng đầu lên, trên mặt đã không còn kinh sợ, “Nhi thần thấy phụ hoàng sắc mặt tiều tụy trong lòng liền lo lắng. Mong phụ hoàng bảo trọng thân thể, chú ý nghỉ ngơi, chớ nên vì việc nhỏ mà làm mất việc lớn, tránh cho tổ mẫu và nhi thần lo lắng.”
Từ Canh đột nhiên hiểu chuyện như vậy, Hoàng đế vui mừng sâu sắc, sắc mặt lập tức hòa nhã đi rất nhiều. Lý công công thấy thế, vội vàng cười nói: “Thái tử nhân hiếu, thật sự là phúc của trăm dân.”
Trong lòng Hoàng đế rất vui mừng, lại cố ý xụ mặt nói: “Hắn nha, không có tốt lắm đâu, chẳng qua được cái hiếu thuận thôi. Hôm qua hắn còn làm cho Tân thái phó tức giận đến nổi xin nghỉ, nếu không phải hai ngày nay trẫm bận rộn chính sự, thế nào cũng phải hung hăng dạy dỗ hắn một phen.”
Mặt Từ Canh hiện lên vẻ xấu hổ, “Phụ hoàng, nhi thần đã biết mình sai rồi. Hôm qua cả đêm không ngủ ngon giấc, muốn đi tìm Tân thái phó bồi tội. Không nghĩ đến hôm nay đến thư phòng, mới biết được Tân thái phó xin nghỉ. Cũng không biết thái phó có phải bị tức đến sinh bệnh hay không? Trong lòng nhi thần rất lo lắng, nên mới đặc biệt đến cầu xin phụ hoàng cho thần đến thăm phủ Thái phó.”
Thái Tử tôn sư trọng đạo như vậy, trong lòng Hoàng đế bệ hạ vui mừng không thôi, tất nhiên không ngăn cấm, lập tức gật đầu, lại cẩn thận dặn dò hắn mang theo nhiều thị vệ một chút, chú ý an toàn. Từ Canh thì cứ mãi khuyên nhủ Hoàng đế phải bảo trọng long thể, bây giờ đang là mùa thu trời có chút lạnh, phải chú ý mặc thêm y phục.... ở trước mặt các đại thần nội các diễn một hồi phụ từ tử hiếu.
“Điện hạ, phía trước chính là phủ Tân thái phó.”
Bên ngoài xe ngựa truyền tới âm thanh của thị vệ, ngồi bên cạnh Từ Canh là Chiêm sự* Thái tử Cố Văn không nhịn được mà sửa sang lại mũ áo. Lần này Từ Canh ra khỏi cung không mang theo quá nhiều người, trừ bỏ nội thị là Kim Tử, còn có Chiêm sự Thái Tử Cố Văn, với mười thị vệ Đông Cung. Cố Văn năm nay 26 tuổi, là Thám lang năm Hồng Gia thứ ba, ban đầu điều vào Hàn Lâm viện, không lâu sau bị Hoàng đế nhìn trúng điều hắn đến Đông Cung làm Chiêm sự Thái Tử.
Cố Văn có lẽ do đọc nhiều sách, tính tình có chút ngốc, làm việc có nề nếp, lại không a dua nịnh nọt Từ Canh, cho nên đời trước Từ Canh đối với hắn rất không vừa lòng, chỉ e ngại mệnh lệnh của Hoàng đế nên không dám làm gì, đợi đến lúc Từ Canh đăng cơ, không bao lâu sau liền viện cớ điều điều Cố Văn đến nơi rất xa.
Bây giờ nhớ lại chuyện này, Từ Canh thật sự muốn vả cho mình một cái. Chiêm sự Thái Tử có tầm quan trọng như thế nào, trong lòng phụ hoàng hắn nhất định có cân nhắc, nếu như chỉ định Cố Văn, tất nhiên là có đạo lý của người. Không nói đến bản thân Cố Văn tài giỏi bao nhiêu, căn bản đời trước hắn một cơ hội thể hiện cũng không đem cho Cố Văn, mà đối với thân phận của Cố Văn mà nói, cũng là thật tâm thật dạ làm một trợ thủ đắc lực cho hắn.
Cố Văn là do Võ Anh hầu lúc tuổi già sinh ra, cả phủ Võ Anh Hầu không biết chữ chỉ biết đánh giặc tập võ, cố tính lại thừa ra một Cố Văn thích đọc sách, cả nhà đều trông cậy vào hắn để giữ thể diện, cái gì cũng không hiếm lạ, nếu như Cố Văn chỉ con hươu bảo đó