Luận đạo, hay là nói ta thỉnh giáo Thông Thiên đại ca về đạo đi. Từ trước tới nay ta chưa từng tu đạo, chưa từng tìm hiểu về đạo nên cũng không dám khoác lác nhiều gì với đại ca cả.
Trần Hạo Minh khiêm tốn lên tiếng
- Được, đã vậy ta cũng nói ra quan điểm của ta về đạo để Trần lão đệ nhận xét. - Thông Thiên giáo chủ cũng chẳng thèm giấu hắn, cơ hội giảng đạo cho một người có thể sánh ngang với mình cũng rất khó có nha.
Đạo là từ tự nhiên mà sinh ra, đạo là tự nhiên, tự nhiên là đạo. Thiên đạo coi chúng sinh đều bình đẳng như nhau, vì vậy quan niệm của giáo ta cũng là công bình như vậy. Ta luôn muốn ai ai cũng có thể học đạo, vì thế nên mới truyền đạo cho tất cả những người muốn đi theo ta thụ đạo. Nhưng hai sư huynh của ta lại không nghĩ vậy nên xảy ra mâu thuẫn từ suốt thời đại thái cổ tới nay.
Trần Hạo Minh nghe đến đó thì động tâm, thời đại thái cổ? Hắn lần đầu tiên nghe thấy thứ này ở thế giới này. Có thể nơi đó ẩn chứa bí mật gì hay không mà trong những điển tịch mà hắn đã đọc không hề nhắc tới.
- Thời đại thái cổ? Thông Thiên đại ca, đó rốt cục là thời đại nào?
Thông Thiên Giáo Chủ lại không trả lời rõ ràng:
- Ài! Lúc đó đã xảy ra một trận đại hạo kiếp, ta cùng năm thánh còn lại cũng đều bị tổn thất nặng, bọn ta cũng đã cam kết không nói ra nữa. Lão đệ cũng đừng trách.
Trần Hạo Minh nghe tới đó thì không gặng hỏi gì thêm nữa mà chuyển sang vấn đề khác.
- Thông Thiên đại ca có quan điểm bình đẳng cho chúng sinh như thế ta rất khâm phục nhưng có lẽ là quan điểm của huynh như thế vẫn chưa được đúng cho lắm.
- Lão đệ có gì chỉ giáo? – Thông Thiên giáo chủ cũng không vội vã mà từ tốn nhấp một ngụm trà rồi hỏi lại.
- Thực ra coi chúng sinh bình đẳng cũng không có gì sai nhưng nếu ai cũng truyền đạo là cực kỳ sai lầm. Đạo có duyên, duyên chỉ đến với người xứng đáng. Cái mà ta nói xứng đáng không phải thiên tư, chủng loài mà và tố chất, phẩm chất. Người có tâm tính thiện lương thì nên được truyền thụ cái tài để giúp người, kẻ tâm tính hung ác thì nên mặc kệ hắn vì nếu hắn có tài thì sẽ chỉ là tai họa. Ta đã từng nghe người ta nói “tài và đức một cái cũng không thể thiếu, thiếu một trong hai thì cũng đều chỉ là sâu mọt ăn hại xã hội mà thôi”. Đại ca chỉ chuyên tâm truyền đạo mà không quan tâm đến điều này nên không ít lần tạo ra ma đầu, chính thế Tiên Nho quốc mới lấy đó làm cớ để chỉ trích đại ca.
- Vậy thì lão đệ khuyên ta nên làm sao?
- Thực sự thì tiểu đệ cũng không tu đạo, nhưng nói không có y bát thì không ai tin. Người mà muốn được truyền thụ y bát của đệ thì nhất thiết là phải có cái đức. Đệ không phải người tốt nhưng không bao giờ muốn gây hại gì cho người khác cả. Còn về tư chất, đệ xin nói thẳng là với thánh nhân các người thì tư chất còn quan trọng sao, quan trọng là ngộ tính về đạo mà thôi. Đồ đệ của các thánh nhân hầu hết không còn nhân tính mà chỉ còn lại thiên tính, gặp cái gì cũng tất cả là ý trời, đệ nghe không hiểu, mà cũng không muốn hiểu. Người tu đạo càng cao thì thiên tính sẽ càng lấn át nhân tính, quên đi bản nguyên rồi đến cảnh giới cuối cùng mới phản phác quy chân, lấy lại được chút nhân tính nên mới gọi là thánh “nhân”, nhưng có mấy ai ngộ ra được đây.
Đệ thì khác, người tu luyện theo cách của đệ không cần quên đi bản tâm ban đầu của mình, từ đầu đến cuối vẫn luôn tồn tại nhân tính, những gì thấy vừa mắt thì giúp đỡ, chướng mắt thì phá hoại, thích thì làm, không thì thôi, không