Xe ngựa vừa tới nơi sửa đê, Đông Triều nhảy ngay xuống. Dận Tường nhìn bộ dạng lăng xăng của nàng, vô cùng thích thú :
-Thật quá nhớ nha đầu này.
-Dĩ nhiên rồi. – Dận Chân xuống xe.
Đông Triều xoay cánh tay hai lần, giậm giậm mặt đất, ưỡn ngực ra hít lấy khí trời. Nàng rất hạnh phúc vì được giải phóng khỏi mấy chiếc áo bông dày cộm, tự do chạy nhảy không sợ vướng víu. Dận Chân nói :
-Sẵn sàng rồi chứ ?
-Vâng ạ !
Dận Chân gật đầu :
-Như đã bàn hôm qua, bây giờ ta giao phó cho muội nhiệm vụ lấy ít đất và gỗ về đây trong khi ta đi hỏi thăm mấy người phu.
Đông Triều mỉm cười :
-Muội biết rồi.
Đông Triều chạy đi gặp người lính canh thú. Với một khuôn mặt thảm thiết nhất, một tông giọng bi ai nhất, Đông Triều khẩn cầu người lính canh xin cho gặp « trưởng ca » mình. Người lính bỏ qua tai và cầm giáo chĩa vào nàng, đuổi nàng đi. Đông Triều ngồi bệt xuống đất, than khóc, kêu trời xuống chứng cho nỗi khổ của người mẹ bệnh ở nhà nhưng vẫn miệt mài may áo cho con trai. Câu nói ấy đánh trúng tâm lý tên lính canh, ở nhà hắn có một mẹ già, động lòng thương, hắn chấp nhận kêu anh trai nàng ra. Hắn hỏi :
-Trưởng ca ngươi tên gì ?
Đông Triều ngẩng đầu lên một hồi làm như suy nghĩ rồi lại lắc đầu :
-Không biết.
Hắn ngạc nhiên :
-Sao lại không biết ?
Đông Triều nói :
-Vì ở nhà chỉ gọi « trưởng ca ».
-Vậy mẹ ngươi gọi trưởng ca ngươi là gì ?
Đông Triều cười ngây ngô, nói :
-Hài tử.
-Vậy hàng xóm gọi trưởng ca ngươi là gì ?
Đông Triều nói :
-Tiểu Hòa, trưởng ca tôi rất hiền nên được đặt biệt danh đó, nhà tôi chỉ mới chuyển tới.
Quần thảo một hồi chẳng đâu vào đâu, tên lính chịu thua, nói :
-Thôi thì ta dẫn ngươi vào, nhận mặt được ai thì giao áo nhé !
-Vâng ! – Đông Triều lấy ra một viên bi nhỏ, đưa cho tên lính. – Cảm ơn !
-Thật là... – Tên lính nhận lấy.
Tên lính dẫn Đông Triều vào chỗ làm việc, cũng hay, lúc ấy phu đang nghỉ tay. Tên lính đưa Đông Triều đi một vòng. Đông Triều quan sát chung quanh, làm như đang tìm người, thực ra nàng đang quan sát từng đống cát, từng khúc gỗ dùng để đắp đê. Màu sắc đã tố cáo chất lượng con đê nó sẽ mang đến. Đông Triều cần mang bằng chứng về. Nàng giả bộ như tìm thấy, reo lên :
-Trưởng ca !
Đông Triều chạy đến chỗ người ở sau đống cát rồi làm bộ ngã nhào, áo quần và chiếc áo trắng nàng chuẩn bị đều lấm lem bùn đất. Đông Triều khéo léo để tấm áo lớn trùm lên một miếng gỗ, khi nhặt lên, không ai nhận biết miếng gỗ nằm gọn trong tay nải.
-Ơ, không phải. – Đông Triều thở dài.
Đúng như kế hoạch, Dận Chân xuất hiện, dắt tay Đông Triều đi. Người lính canh cúi đầu chào Dận Chân. Dận Chân miễn lễ, nói :
-Tiểu tử này là thư đồng nhà ta, nó mất trưởng ca và mẹ từ nhỏ, lâu lâu lại có ảo tưởng trưởng ca mình còn sống, cứ mang áo chạy lung tung tìm.
Người lính nghe mà mủi lòng :
-Thật tội nghiệp !
Dận Chân dắt tay Đông Triều đi. Trên đường, chàng hỏi nhỏ :
-Thế nào rồi ?
Đông Triều tự tin trả lời :
-Thành công !
Cả ba lên xe trở về Phúc phủ. Đông Triều lấy chiếc áo trắng trong giỏ, đặt lên bàn. Nàng lấy miếng gỗ trong áo ra đưa cho Dận Tường. Dận Tường mượn người trong phủ chiếc cưa, nhẹ nhàng cưa mảnh gỗ, thử xem ruột bên trong như thế nào.
-Thật quá đáng ! – Dận Tường đập bàn.
Ruột gỗ đều đã mục ruỗng cả. Đông Triều lấy móng tay bóc một miếng vỏ cây, hít hít :
-Mùi sơn khá nặng, phải tốn mấy lớp sơn mới được thế.
Dận Chân giũ chiếc áo trắng để lấy đất ra. Đông Triều đã khéo léo may vào một mảnh lông vào áo, chỗ đó được bám đất nhiều hơn, dễ giũ ra hơn. Dận Chân nhìn những hạt cát rồi cho chúng vào nước. Dận Chân tặc lưỡi :
-Cái này chẳng khá gì hơn.
Đông Triều hỏi :
-Chỗ phu lao dịch thế nào ?
Dận Chân nhún vai. Dận Tường rót trà, uống vào để hạ hỏa :
-Họ bị đối xử tệ hơn bất cứ điều gì ! Nếu cho mười ngày thì bảy ngày là đi vét hồ cho quan lại thả cá ! Phần ăn thì tệ hại, lương bổng chẳng được bao nhiêu, nghỉ ngơi chưa được nửa canh giờ.
Đông Triều nhíu mày :
-Tứ gia, nếu kết hợp tất cả những điều này, chúng ta sẽ ra một con đê như thế nào ?
Dận Chân không nói gì, chàng trỏ miếng bánh mà một đứa trẻ lỡ đánh rơi xuống đất, đổ nước trà lên miếng bánh đó. Đông Triều tưởng tượng con đê yếu ớt bị dòng sông cuốn trôi, giống như miếng bánh dần dần tan ra khi nước trà đụng vào. Và người dân vùng vẫy trong dòng nước như những con kiến.
-Chúng ta phải làm gì đó. – Đông Triều nói.
Dận Tường gật đầu :
-Đương nhiên rồi.
-Hãy sử dụng cái đầu để vẽ ra cái gì đó đi. – Dận Chân nói.
Đông Triều gật đầu, kế hoạch nàng đã lên sẵn khi cơn giận bùng nổ. Nàng trình bày :
-Tội phạm có hai bước làm là cắt xén nguyên vật liệu và sử dụng tiền tham ô để vụ lợi.
-Đúng vậy. – Dận Chân lặng lẽ nhận xét.
Đông Triều nói tiếp :
-Chúng ta cũng sẽ sử dụng hai bước. Thứ nhất, tố cáo chuyện này với Vạn tuế gia.
Dận Tường tán thành ngay tức khắc :
-Hiển nhiên phải vậy.
-Thứ hai, điều tra xem số tiền tham ô ấy sẽ đi về đâu.
Dận Chân trầm ngâm :
-Muội nghĩ thử xem số tiền ấy sẽ về đâu ?
Đông Triều quá quen với những vụ này nên nhanh chóng đưa ra những trường hợp :
-Thứ nhất, sử dụng để buôn gạo ở những vùng mất mùa. Thứ hai, sử dụng để buôn nước ở những vùng hạn hán. Thứ ba, sử dụng để buôn muối.
Dận Chân chất vấn :
-Tại sao không thể sử dụng để xây dựng dinh thự ?
Đông Triều trả lời :
-Nếu đột nhiên giàu lên thì chẳng hay chút nào nhưng nếu giàu lên vì buôn bán thì cũng có cớ để biện bạch.
-Giỏi đấy.
Dận Tường nói :
-Nếu vậy thì khá dễ dàng rồi. Chúng ta mở cuộc điều tra chỗ các thương gia, sẽ dễ dàng nhận được dấu bạc đặc trưng của triều đình.
-Nhưng phải là sau khi nói việc này