Kế hoạch trả thù của Bảo Tú được thiết lập rõ ràng.
Những mảnh đời cô gặp trong chuyến đi lại trở thành nền tảng vững chắc cho bản kế khoạch.
Cô sẽ lợi dụng điểm yếu duy nhất mà ai cũng tồn tại một mảnh sâu thẳm trong nội tâm con người làm mồi nhử.
Bẫy đã đặt sẵn, chỉ chờ cá cắn câu.Thời gian cứ đều đều trôi qua một năm, cả hai bên cũng chẳng có động tĩnh gì nhiều.
Một cuộc đấu trí và lực đã bắt đầu giữa hai bên.
Tuy vậy nhưng cuộc sống hàng ngày của cô và anh lại trở về guồng quay cũ.
Cuộc sống an nhàn của cô và bận rộn của anh được nhấn mạnh hơn trong những lần ân ái mặn nồng chốn đông.
Ai trong cuộc cũng hưởng thụ nó nhưng duy chỉ có cô, cô vẫn giữ cho mình vẻ mặt buồn bã dù vẫn hay gượng cười trước “sàn diễn” của cuộc đời.
Những người hay giao thiệp với cô đều lo lắng, muốn góp ý giúp cô vơi sầu những ngại chẳng dám nói.
Các mối quan hệ xã giao càng không bao giờ mở lời.
Duy có một cô bạn thân của Bảo Tú từ thời cấp ba đến thăm, biết tình hình liền hỏi nhỏ Hàn Mạc Quân rằng: “Sao hai người không nhận con nuôi? Điều ấy không phải tốt hơn so với tình hình bây giờ sao? Anh là chòng cô ấy, liệu có muốn cô ấy vui lên không? Có thể cô ấy sẽ không buông cảm giác tội lỗi nhưng tình thương mẫu tử sẽ bù đắp chỗ thiếu ấy.”Lời nói đó khiến Hàn Mạc Quân suy nghĩ nhiều, anh quyết định hỏi ý kiến của cô.
Nếu cô không đồng ý, anh sẽ không ép vì bây giờ, ý kiến của vợ là trên hết.
Những thứ quý giá của anh chỉ còn lại mảnh tình mong manh đang trên bờ vực sụp đổ.
Anh không thể thẳng thắn nhắc đến mà ám chỉ nó qua từng câu chữ và tất nhiên, cô cũng hiểu được nhưng cô lại làm ngơ.
Cô không muốn mình bạc tình như thế nhưng nhìn gia đình của người khác cô lại ghen tị, suy ghĩ ấy mãi quẩn quanh trong tâm trí cô.Trong một bữa tối, Bảo Tú mở lời hỏi mình nhận con nuôi được không khiến anh mừng phát khóc.
Anh biết cô đã hạ quyết tâm để thoát khỏi hình bóng của Hàn Lương, một suy nghĩ tích cực mà ít bà mẹ nào dám làm.
Ngay đêm đó, tin tức giám đốc công ti mạng tìm con nuôi xuất hiện rầm rộ trên báo và những cuộc trò chuyện của giới thượng lưu.Vào một chủ nhật mùa thu se lạnh, hai vợ chồng đến một viện phúc lợi nhỏ cách đó 5 cây số.
Hai người được vị giám đốc già tiếp đón nồng nhiệt như rồng đến nhà tôm.
Tiếng cười của tụi nhỏ vang vọng ra cả ngoài sân lạnh lẽo.
Bảo Tú nhìn những đứa trẻ con vui đùa mà xót lòng thay cho chúng.
Bị bố mẹ bỏ rơi, mất đi hơi ấm tình thương mà sao bọn trẻ vẫn có thể hồn nhiên cười nói được? Đây là nghị lực sống hay chỉ đơn thuần là sự vô tư chưa hiểu sự đời của trẻ nhỏ? Bảo Tú và Hàn Mạc Quân bước theo chân của ông giám đốc tham quan xung quanh.“Kết cấu của viện này đơn giản.
Vì kinh phí eo hẹp mà phòng ốc cũng như trang thiết bị cho bọn trẻ chẳng được đầy đủ cho lắm, thỉnh thoảng thiếu vài linh tinh, tự chúng tôi bỏ tiền túi ra mua cho chúng.
Người ở đây cũng chẳng khá giả mấy nhưng được cái rất thương tụi nhỏ, có gì cũng mang cho chúng.”“Tụi nhỏ đứa nào cũng ngoan, rất biết chăm sóc bản thân và những bạn xung quanh.
Chúng thường xuyên nô đùa dù thức ăn chẳng no là mấy.”Nghe nhiều cũng thấy chán, cô bỏ ngoài tai lời giới thiệu của vị giám đốc, tách ra đi riêng.
Cô ngắm nhìn trò chơi của những đứa nhỏ.
Rồi cô giật mình khi thấy bóng hình của chính mình.
Một cậu bé ngồi thu lu một góc, có vẻ cũng chẳng mấy ai chơi với cậu.
Mái tóc dài che gần hết khuôn mặt cậu.
Thân hình thì gầy gò ốm yếu, người lẳng cẳng toàn xương và những vết thương cũ mới lẫn lộn lộ ra ngoài tay áo.
Những đám mây đen bao trùm lấy cậu bao gồm: cô đơn, buồn bã, chán nản, bất lực, vô vọng, …“Nhóc ấy tên gì?” Câu hỏi vang lên, phá tan lời thao thao bất tuyệt của vị giám đốc già khiến ông bối rối nhưng rồi cũng lấy lại bình tĩnh rồi trả lời: “Cô hỏi đứa bé ngồi một mình kia à?”“ Cậu bé đó chắc khoảng 5 – 6 tuổi, còn tên thì tôi không biết.
Vào đây được gần một tuần mà cậu bé không hề trả lời bất kì câu hỏi gì của chúng tôi cũng như nói chuyện cùng những đứa trẻ khác.
Tôi nghĩ cậu bé bị sang chấn tâm lí nên không dám kích động cậu nhưng lâu dần, tôi lại nghĩ cậu ấy không nói được.
Một người dân gần bãi rác thành phố