Nhóc ấy tên An Lâm, cùng họ Đinh với Bảo Tú.
Nay cậu gần 5 tuổi, sinh ngày 2/3 và chưa từng được đi học.
Nghe thấy điều này, Bảo Tú gần như điên lên.Sao cô ta có thể đối xử vối một đứa bé như vậy? Quyền được học của trẻ em phổ biến trong suốt quá trình học giáo dục công dân từ những năm lớp 6, lớp 7.
Là người có học mà thật sự ngu ngốc.
Thật chẳng hiểu cô ta nghĩ gì nữa.
Có giận có hận thì đừng trút lên người thằng bé, bố nó để làm gì.
Vấn đề của hai người thì người lớn giải quyết với nhau, lôi một đứa trẻ vào thì thật …… không ra gì.Khi làm thủ tục nhận nuôi, Hàn Mạc Quân có hỏi nhóc ấy có muốn đổi tên hay gì không, cậu bé gần như tức khắc nói không cần thiết lắm rồi e dè hỏi anh cho cậu đổi sang họ Hàn được không.
Tất nhiên, anh đồng ý bằng tất cả sự tôn trọng dành cho cậu.Quả đúng như người bạn cũ của cô dự liệu.
Khi An Lâm thành một thành viên của gia đình, cô bận rộn hơn nhiều, thường là không có thời gian để suy nghĩ về cái chết của Hàn Lương.
Tuy không thực sự cần thiết phải cho An Lâm biết nhưng Bảo Tú vẫn muốn kể cho cậu về đứa con trước của mình.
Cô không muốn bất kì có sự hiểu lầm trong căn nhà nhỏ này.Vì cậu bé ấy không được học bảng chữ cái nên tranh thủ nửa năm còn lại, Bảo Tú phải cấp tốc bù đắp vào lỗ hổng đó.
Tuy học muộn nhưng An Lâm rất thông minh nên tiến độ học rất nhanh.
Cuối cùng, buổi học bổ túc của cậu được kết thúc sớm hơn dự tính một tháng trước khi vào lớp 1.
Bảo Tú đăng kí cho cậu thử sức ở một trường tư thục không thua kém nhiều trường Amsterdam.……………………Thời gian cứ thấm thoát trôi, 10 năm rồi mà sự tình vẫn vậy.
Không có chuyển biến gì.
Đôi bên gần như quên bẵng sự tồn tại món thù cho đến hôm….Vì trường cách nhà khá xa, cộng thêm tình hình giao thông khủng kiếp vào giờ cao điểm của Hà Nội khiến việc cậu về nhà thường xuyên là không thể.
An Lâm xin ở kí túc xá cũng được một năm kể từ khi vào cấp ba.
Cậu vẫn sinh hoạt như thói quen cũ và về nhà đều đặn vào mỗi dịp cuối tuần.Hôm thứ bảy sau tiếng trống tan, cậu xuống can – tin, mua một chai nước rồi thong dong về phòng cùng bạn học.
Chỉ cần nghĩ đến việc nhà với mẹ thôi cũng đủ khiến cậu vui vẻ cả ngày rồi.
Bước chân cậu đột ngột dừng lại khi bất chợt có một người chặn đường cậu.
An Lâm sững người lại, khuôn mặt tái nhợt và bàn tay siết chặt chai nước.
Không chịu được áp lực lớn, nước rỉ qua kẽ nắp, nhỏ từng giọt xuống đất, bị hơi nóng vắt kiệt rồi biến mất.
Khuôn mặt này….
Khuôn mặt này… cậu chẳng bao giờ quên được dù có bị che bởi bao nhiêu cái kính đi chẳng nữa.
Một khuôn mặt xinh đẹp luôn cau có, cầm roi, từng nhát quật vào người cậu, hằn đầy lên lưng những vết thương khó lành.An Lâm gằn giọng, khó chịu nhìn người phụ nữa trước mặt: “Bà đến đây làm gì?” Thát độ này của cậu khiến mấy người bạn đang trầm trồ trước sắc đẹp của người phụ nữ cũng giật mình quay sang nhìn.
Cậu là đứa hiền lành nhất nhóm.
Suốt mấy năm học cùng, chưa lần nào chúng thấy cậu nổi điên, kể cả khi cậu chịu độ nhây kinh khủng của chúng.
Nhưng quen biết nhau cũng lâu, đám bạn cũng hiểu, lui dần ra, để lại không gian cho hai người.Người phụ nữ chẳng có ngạc nhiên là bao.
Qua cái kính râm dày, sự dịu dàng vẫn toát lên trên khuôn mặt tuyệt đẹp: “Chào con.
Ta tìm nơi ngồi chứ?” Nói rồi quay người đi trước.An Lâm không trả lời bà ta khiến con mắt tò mò đổ xô vào người cậu càng nhiều.
Cậu kêu đám bạn về trước, còn mình đi theo người kia, đám đông thấy chính chủ đi rồi cũng giãn dần rồi giải tán.Trong quán nước gần trường, Huyền Nhi tháo chiếc kính râm để trên bàn, tay vuốt lại vài nếp tóc rồi ngả người ra ghế nhìn cậu cười hiền.
Quán cà phê ồn ào mọi ngách nhưng riêng mỗi bàn cậu ngồi lại im lặng chẳng mấy tiếng người.
An Lâm mất dần kiên nhẫn, lạnh giọng nói: “Bà tìm tôi làm gì? Tôi đâu còn là con bà nữa, đừng nhận vơ, kẻo tôi ljai mang tiếng”“Cái đứa khóc lóc cầu xin mẹ ruột, khinh bãng mẹ ruột mà còn sợ mang tiếng à? Mới có 10 năm đâu xa mà con dám làm vậy thì quả cô ta dạy dỗ con tốt thật.”“Tôi nói rồi, đừng kêu tôi là con bằng cái miệng bẩn thỉu đó.
Bà lại muốn làm gì nữa hả? Sẽ cahwnrg còn lần nào tôi tin bà nữa đâu.
Và hơn hết, bà không có tư cách nhắc đến mẹ ta đâu”.
Đúng, cái sự kiêng nể, khính trọng và sợ sệt của cậu đối với bà mẹ này đã mất từ cái ngày bà ta bỏ rơi cậu rồi.
Bây giờ gặp lại bà ta, những cảm xúc ấy hóa khinh hết rồi.
Hai tiếng “mẹ đẻ” sẽ chẳng dành cho hổ cái độc ác giết chết con đâu.“ Ta là một người kinh doanh, sẽ không vòng vo tốn thười gian đâu.
Thời gian của ta là vàng, là bạc cả đấy, cũng chẳng dành cho thằng nhóc như người đâu.” Huyền Nhi khinh bỉ, ném cho An Lâm cái nhìn bằng nửa con mắt rồi chú tâm lại bộ móng tay của mình: “Giờ cậu nên giúp tôi.
Đúng hơn là trả nợ tôi công sinh thành ngàn núi bằng cách lấy một usb tuyệt mật ở nhà cô ta cho tôi.
Đây là cái giá để tôi phải đẻ ra cậu đấy, một sinh linh nhỏ