Quan Tự không làm tạo hình dư thừa trên tóc Tưởng Khinh Đường, chỉ chải thẳng chải thuận mái tóc dài của nàng mà thôi, nhưng cũng rất xứng với quần áo và trang điểm hôm nay của nàng.
Sau khi chải đầu xong Quan Tự lùi về mấy bước, cho Tưởng Khinh Đường đứng lên, xoay vài vòng để mình xem thành quả.
Ngay trước mặt Quan Tự, Tưởng Khinh Đường cảm thấy ngại ngùng, miễn cưỡng xoay một vòng, đứng trước Quan Tự, ngẩng đầu hỏi cô: "Được… không…?"
Trong sự cẩn thận từng li từng tí lại chất chứa chút chờ mong, nàng tự cho là che giấu kỹ, nhưng Quan Tự sớm đã thấy rõ ràng từ trong ánh mắt nàng.
Đâu chỉ được, mà là quá được.
Nhất là đôi mắt ướŧ áŧ trong suốt kia, tựa như một chú nai con vừa ra đời, sạch sẽ mà trong sáng. Cô gái như vậy, chỉ đứng ở đó thôi cũng đã rung động lòng người, trau chuốt trang điểm gì đều thành dư thừa.
"Rất xinh đẹp." Quan Tự học rộng tài cao, đến trước Tưởng Khinh Đường, cũng chỉ còn ba chữ rất xinh đẹp.
Tưởng Khinh Đường dễ thỏa mãn, được một câu xinh đẹp của Quan Tự thôi mà trái tim đã bay lên, nàng cùng Quan Tự đi đến sảnh tiệc, trên đường đi nắm tay Quan Tự, nhiệt độ trên mặt chưa từng hạ xuống.
Trải qua việc trì hoãn, khi Quan Tự dẫn Tưởng Khinh Đường đến sảnh tiệc thì tiệc tối đã bắt đầu. Ông Tưởng vừa đọc xong lời chào mừng, Quan Tự đã mang theo Tưởng Khinh Đường đẩy cửa vào, thế là ánh mắt mọi người ở đây đều rơi vào trên người các cô.
Tưởng Khinh Đường vô thức tránh sau lưng Quan Tự.
Quan Tự hơi cúi đầu, an ủi nàng bằng giọng nói chỉ có hai người bọn họ mới nghe thấy được: "Đừng sợ, đi theo tôi."
Cô nắm chặt tay Tưởng Khinh Đường.
Tưởng Khinh Đường thoáng chốc bình tĩnh trong lòng, từng bước một đi theo Quan Tự về phía trước, thẳng đến bên cạnh ông Tưởng.
"Ông Tưởng, tôi mang cô Tưởng đến." Quan Tự hơi khom người, tươi cười khéo léo mà nói.
Ông Tưởng hờ hững liếc Tưởng Khinh Đường một cái, lưng Tưởng Khinh Đường phát lạnh một trận.
"Như các vị thấy, đây là cháu gái lớn của tôi, Khinh Đường. Hôm nay là sinh nhật hai mươi tuổi của con bé, từ nhỏ nó chưa trải sự đời nên nhút nhát, không hiểu lễ nghĩa, khiến mọi người chê cười rồi." Ông Tưởng nâng ly, tự phạt một ly rượu, để đám người tùy ý.
Ở địa bàn của Tưởng gia, ai dám không nể mặt ông ta? Mọi người cũng đều nâng chén cùng uống một ly.
Chỉ là vài người trẻ tuổi chưa lập gia đình của mấy nhà đều liên tiếp nghiêng mắt nhìn Tưởng Khinh Đường.
Vừa nghiêng mắt nhìn vừa vui mừng, đại tiểu thư Tưởng này danh bất hư truyền *, quả nhiên là người đẹp. Bọn họ đều ôm tâm tư nhất định phải có, thề cưới một mỹ nhân như vậy vào cửa.
* danh bất hư truyền: tiếng tăm truyền đi đúng với sự thật.
"Tất cả mọi người ngồi xuống đi." Ông Tưởng nói.
Đám người dồn dập ngồi xuống.
Ông Tưởng lại dặn: "Khinh Đường, con ngồi ở chỗ trống bên phải kia."
Quan Tự âm thầm nhìn thoáng qua chỗ ông Tưởng nói.
Hàng đó có hai chỗ trống, chỗ trống bên trái là con trai thứ hai của Trịnh gia, mà người bên phải Quan Tự biết. Hắn ngồi trên xe lăn, xoa tay cười đến vẻ mặt hèn hạ, đó là con trai lớn của La gia, tên là La Miểu.
Mấy năm này La gia lưng tựa đại thụ hóng mát, tựa như mặt trời ban trưa, đáng tiếc con nối dõi không nhiều, chỉ có một dòng duy nhất là La Miểu. Mấy năm trước bởi vì đua xe với người ta mà xảy ra chuyện ngoài ý muốn, từ đó bị tê liệt, trở thành nửa người tàn tật.
Ông Tưởng xếp chỗ ngồi bên cạnh La Miểu cho Tưởng Khinh Đường.
Ý này không cần nói cũng biết, là cố ý để Tưởng gia và La gia kết thân.
Phải nói, quyết định này của ông Tưởng cũng là nghĩ sâu tính kỹ. La gia là gia tộc lớn thứ hai ở thành phố Tân Lĩnh, La Miểu là dòng duy nhất của La gia. Nếu Tưởng Khinh Đường có thể gả cho La Miểu, vậy về sau Tưởng gia coi như đứng vững gót chân ở thành phố Tân Lĩnh. Nếu La Miểu không phải người tàn phế, loại chuyện tốt này chỉ sợ Tưởng gia muốn trèo cũng trèo không nổi.
Dựa theo lợi ích gia tộc mà nói, Tưởng Khinh Đường có thể gả cho La Miểu đương nhiên là tốt nhất.
Nhưng Quan Tự biết rõ bản tính làm người của La Miểu.
Đó là một thiếu gia ăn chơi vô học, làm đủ trò xấu, so với ba người muốn ức hiếp Tưởng Khinh Đường hôm nay thì chỉ có hơn chứ không kém. Năm đó do háo sắc mà trêu vào không ít phiền phức, thậm chí còn vì đó mà rơi vào kết cục suốt đời tàn tật. Nếu Tưởng Khinh Đường thật sự gả cho La Miểu, vậy cả đời của nàng xong rồi.
Tính tình Tưởng Khinh Đường mềm yếu dễ bắt nạt như thế, thế nào cũng bị La Miểu tra tấn đến chết.
Theo lý mà nói Tưởng Khinh Đường và Quan Tự hôm nay mới nhận biết ngày đầu tiên, nàng gả cho ai không liên quan tới Quan Tự, thế nhưng Quan Tự ở chung với nàng nửa ngày, lại luôn có một loại cảm giác thân thuộc như đã từng quen biết, cứ như mình từng gặp qua cô gái này, thấy nàng liền không nhịn được đau lòng, càng không thể chứng kiến Tưởng gia đẩy nàng vào hố lửa.
Quan Tự là khách quý của Tưởng gia, vốn được sắp xếp ngồi cùng bàn với ông Tưởng, nhưng cô tìm cái cớ từ chối, ngược lại mặt dày mày dạn chen đến ngồi bên cạnh Tưởng Khinh Đường.
Bàn của Tưởng Khinh Đường đều là thế hệ sau, người trẻ tuổi của các nhà, rất câu nệ trước mặt Quan Tự. Quan Tự là người khéo léo, mạnh vì gạo bạo vì tiền, dù ngồi cùng những người trẻ tuổi này cũng có thể nhanh chóng hòa mình, rất nhanh bàn này đã trở nên náo nhiệt.
Tưởng Khinh Đường không quen ứng phó sự sôi nổi này, một người ngồi tại chỗ ăn mì trước bàn đồ ăn.
Rượu qua ba tuần, không khí trên bàn nhiệt liệt, tất cả mọi người có chút men say, không thiếu mấy cậu nhóc mở lời với Tưởng Khinh Đường, mời rượu nàng, nhưng đều bị Quan Tự bốn lạng địch ngàn cân * ngăn cản.
* bốn lạng địch ngàn cân: gốc là "tứ lạng bạt thiên cân", là một nguyên lý trong Thái Cực quyền, ý là dùng lực lượng rất nhỏ giải quyết vấn đề rất lớn; lấy ít thắng nhiều.
Quan Tự là tay già đời nhiều năm trên thương trường hỗn tạp, đối phó với mấy nhóc con vắt mũi chưa sạch kia còn không phải dư sức, nhưng mà cũng có vài người thực sự không hiểu chuyện, nhất định phải uống một ly với Tưởng Khinh Đường, ai nói cũng không được. Quan Tự đành nâng ly rượu của Tưởng Khinh Đường lên, thay nàng uống.
Tưởng Khinh Đường lo âu nhìn cô một cái, sợ