- Cha, người mau uống chút nước, hạ hỏa đi đã!
- Hừ! Ta thật sự quá thất vọng, đám nhãi con kia không có chút lý tưởng gì sao! Dù cho nơi đây thật sự có khó khăn, thì cũng phải nhớ tới việc bản thân học chữ thánh hiền, phải biết noi gương người xưa.
Cái gì là bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất, chúng để đâu hết rồi hả.
Cô gái nhìn người cha đã gần 50 tuổi của mình chửi mắng mà thương cảm.
Cô là Vi Thúy Liên, con gái út của Vi Công Tín- một bậc đại nho của Nam Giao Đô ty.
Họ Vi vốn là dòng dõi quan thổ ty ở Phủ Sơn Quan, đến thời ông nội và cha của Vi Công Tín là Vi Lương Trí và Vi Thành Dũng thì Bách Việt trở thành Nam Giao Đô Ty.
Để bắt các thổ quan quy thuận, Đại Hoa một mặt dùng vũ lực uy hiếp, một mặt yêu cầu các thổ quan phải cho con cháu xuống xuôi học tập, thật ra là giữ con tin, đồng thời đồng hóa con tin này, chuẩn bị đưa về trên kia để làm thổ ty tiếp theo.
Vi Thành Dũng là con thứ, nên chấp nhận xuống xuôi học tập, lấy vợ là con nhà thư hương ở xuôi, sinh ra Vi Công Tín.
Do tiếp thu nền giáo dục Nho học của nhà mẹ đẻ từ bé, tư chất thông minh cộng thêm nhà có điều kiện, Vi Công Tín có học thực vững vàng, trở thành một người uyên thâm bác học, thậm chí nhiều quan lại Đại Hoa cũng phải kính nể cái học thức mà ông ta có.
Cha ông tuy là con thứ, nhưng do tiếp thu học thức mà Đại Hoa truyền dạy, nên được bổ nhiệm là quan thổ ty kế nhiệm, chứ không phải người anh cả, vì thế khi lớn lên Vi Công Tín nghiễm nhiên tập ấm.
Làm quan thổ ty song học thức cao, lại được bồi dưỡng tinh thần Nho học yêu dân, không sợ cường quyền, Vi Công Tín tuy không công khai chống đối các mệnh lệnh từ các quan trên Phủ Sơn Quan hạ xuống, xong luôn cố tìm cách giúp dân bớt khổ, vì lẽ đó mà ông được người dân kính trọng vô cùng.
Thấy thanh thế Vi Công Tín lên cao, sợ rằng có biến, nhiều bản tấu được dâng lên, Vi Công Tín phải dời nhiệm sở, đám nhiệm các chức vị khác.
Trong 15 năm nay, Vi Công Tín đã chuyển nhà tổng cộng 4 lần, đi qua lần lượt 3 Phủ là Trường Hưng, Thanh Ái và Thuận Hóa.
Do là một người có thực tài thực học đồng thời là người quân tử chính hiệu, tới đâu thì Vi Công Tín cũng làm người ta kính phục, người dân yêu quý và ngụy quan ghét và ngại, sau rốt, họ phải chuyển ông ta tới Trấn Nam Bàn này để mà làm chức Học Phủ Trưởng Học Phủ Trấn Nam Bàn.
Lý do chúng đưa ra là vì Vi Công Tín là người chẳng những có học thức, mà lại còn có đức độ, hiển nhiên sẽ thu phục được lòng người dân trên kia.
Nghe xong, Vi Công Tín chẳng nói chẳng rằng, cười trừ rồi lấy hành lý đi lên đây, sẵn sàng làm việc.
Ông hiểu dù muốn hay không, bản thân cũng sẽ bị tống cổ đi thôi.
Cái gọi là Học Phủ Trấn Nam Bàn, theo lời giải thích là để giúp các tộc người rợ trên vùng cao nguyên đất đỏ làm quen vơi lễ giáo, bỏ tính man rợ, thực ra là từng bước đồng hóa mà thôi.
Những người tới học sẽ bị tẩy não, khiến thân với chính quyền đô hộ, rồi quay lại làm tộc trưởng các tộc, thì coi như là tay sai của Đại Hoa rồi.
Đồng thời, việc những người này khi quay lại, do bị tẩy não, văn hóa đã khác biệt, hiển nhiên người dân trong tộc không quen, khó lòng ủng hộ, để giữ địa vị, tất phải vịn vào chính quyền dưới xuôi hơn, thực là càng dễ làm tay sai.
Tuy nhiên, bản thân Trấn Nam Bàn ở quá xa về phía nam, quân lực Nam Giao Đô Ty không đủ vươn tới, nên lúc đó quân đội Đại Hoa không thể trấn áp được các bộ tộc trên Trấn Nam Bàn.
Các bộ lạc trên đó liền nổi dậy đánh đuổi quân Đại Hoa, đốt luôn Học Phủ trên này, giết những kẻ dám tới đó học để làm quan cho Đại Hoa.
Giờ đây, vật đổi sao dời, quân đội Đại Hoa từng bước vươn xuống phía nam, ổn định đóng quân tại các Phủ lân cận, tiến vào uy hiếp Trấn Nam Bàn.
Đã thế, vì Trấn Nam Bàn không giáp biển, không có muối mỏ, tất thảy muối là đưa từ các phủ xung quanh lên đó, thành ra Nam Giao Đô Ty có lá bài lớn để mà thương thuyết, từng bước buộc các tộc người trên Trấn Nam Bàn và vùng cao nguyên đất đỏ kia chấp nhận sự hiện diện của họ.
Có điều, để tránh quá cấp tốc kích thích dân trên đó, Học Phủ chưa được lập lại.
Tới gần đây, các quan lại Nam Giao Đô Ty đang có ý muốn lập chiến tích để từ đó kiếm chút tiền tiêu và công trạng để thăng quyền thăng chức.
Vì lẽ đó, chúng bắt đầu lập kế hoạch để tấn công vào Chiêm Thành.
Chiêm Thành là một liên minh các tiểu quốc do người Chiêm làm chủ, ở phía nam của Bách Việt khi trước và Nam Giao Đô Ty hiện tại.
Các tiểu quốc này tuy không lớn, đất cày không nhiều, mỏ khoáng sản ít song vì nằm ở vùng duyên hải, có giao thương buôn bán với nhiều nước, nên tài sản không hề hiếm.
Muốn đánh chúng, đường ngắn nhất là vượt biển đánh vào, song Đại Hoa hơi kém khoản thủy chiến, thưởng phải dựa vào hai thế lực thủy quân phiên thuộc là Đông Doanh và Cao Ly, song lực lượng này thường đóng giữ ở các nước Lữ Tống, Nam Dương,...
nhằm đảm bảo nguồn cung các sản vật quý tại nước đó cho Đại Hoa, còn Nam Giao chuyển đường bộ và đường thủy gần bờ là đủ, nên không được phân phối.
Nếu viết sớ xin hai lực lượng này tới cùng thì tốt, nhưng mà như thế phải phân công lao, các quan trên Đô Ty không muốn, bèn quyết đánh đường bộ.
Đánh bộ vào các tiểu quốc Chiêm Thành mà giành hiệu quả tốt nhất, thì cần hai đường cùng đánh, một là từ Trấn Hoài Nhân đánh vỗ mặt, một là đánh theo đường từ cao nguyên đất đỏ phía tây tạt xuống.
Hai mặt cùng đánh, địch ắt phải tan.
Để chuẩn bị cho hai đường này, trước tiên là phải khiến hai trấn này sẵn sàng, chuẩn bị lương thực tại chỗ, đồng thời rải sẵn tình báo xem ai ủng hộ, ai phản đối, kẻ nào quan hệ tốt với Chiêm Thành.
Học Phủ chính là một cách thăm dò tình báo hiệu quả nhất.
Sau khi có tình báo rồi, sẽ là quân đội lên đánh dẹp, rồi thương mại thưởng cho những kẻ ngoan ngoãn.
Tuy nhiên, tất cả những điều này đều được giữ kín, chỉ những kẻ có quyền được biết thì mới biết, mệnh lệnh đưa ra về cơ bản vẫn là tuyển người tới Trấn Nam Bàn để xây lại Học Phủ, chuẩn bị lại việc tiếp thu con cháu các tộc người trên Trấn Nam Bàn.
Mệnh lệnh này khiến các quan sở tại nhận được hiểu nhầm thành ra những thanh niên được cử tới Học Phủ này làm việc đều sẽ phải đi đày ải khổ sở, nên tống hết những kẻ không có chỗ đứng hoặc đắc tội với quan lại, kiểu như Minh vậy.
Các cậu Thái Học Sinh này vừa nhận lệnh thì hiểu ngay, Trấn Nam Bàn xa xôi cách trở, đường xá xấu, hàng hóa ít ỏi, có thể nói là một chỗ khổ sở.
Đã thế, tấm gương những người làm việc ở Học Phủ này khi trước nào vẫn còn vang vọng lắm.
Chả anh nào còn chút tinh thần nào nữa.
Thế là, hôm nay, trong ngày họp mặt ở dịch quán Châu Bắc Bình để chuẩn bị vào Trấn Nam Bàn, trước mặt của Vi Công Tín, tất cả những anh thanh niên ai cũng tiu nghỉu, không hề phấn chấn tẹo nào.
Vì lẽ đó, mới có cơn giận bây giờ của vị Học Phủ Trưởng.
- Cha cũng nên thông cảm với họ!- Vi Thúy Liên vuốt ngực cho cha, để ông hạ hỏa.
- Lẽ tất nhiên ta hiểu, con người ai lại muốn khổ.
Nhưng...
Thôi, con cứ để đó đi, ngày mai chúng ta sẽ phải tiến vào khu vực trú quân của quân đồn trú bảo vệ Trấn Nam Bàn, từ đấy về sau, sẽ không còn thoải