Bàn chuyện thì thống nhất là xây xưởng rèn có lợi, nhưng lợi nhuận không tự dưng xuất hiện.
Trước tiên, cần phải xây dựng xưởng, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nguyên liệu, nhiên liệu.
Sau đó là nơi tiêu thụ, vận chuyển, quản lý kho bãi.
Hàng bao thứ phải lo.
Nhưng mà quan trọng nhất là nhân lực.
Không có người làm việc, tất cả những thứ đó đều vô vọng.
- Vậy để tcha bảo lính tới bắt mấy chục tên man là xong, có gì mà trông con có vẻ khó khăn thế.
- Cha, cha quên Hoàng Anh Minh sao lại chịu giúp rồi ư? Cậu ta không tham tài, không tham chức, không tham sắc, là một người quân tử chính hiệu, muốn thực hiện hoài bão lớn lao là việc dùng sức bản thân mà giúp người.
Con nói rằng làm việc này có thể kiếm lợi cho dân bản địa, thì cậu ta mới chịu làm việc.
- Chà, làm việc mà lằng nhằng quá đi!
- Cha, nghe con lần này đi.
Con đã hỏi thăm về làng Hồng Bàng rồi, thực sự nơi đó đã thay da đổi thịt sau khi phát triển các loại máy móc này đấy.
Chỉ vì chỗ đó xa xôi quá, cho người tới học hay thuê người lên sẽ tốn thời gian, chứ không con đã cho người tới đó rồi.
- Được rồi, cha sẽ nghe con.
Vậy làm sao để giải quyết việc nhân công đây.
- Dạ, cái này thì con cũng chưa thực nắm rõ, mà có làm lắm khi ngược ý Hoàng Anh Minh là không hay.
Vì thế con mong cha nói với bác Tín, nhờ bác ấy để Hoàng Anh Minh đi giúp chuyện này.
- Cần tới mức vậy sao? Với cả ta sợ tên đó làm bung bét rồi bỏ lại ta một khoản nợ lớn quá.
- Cha à, cứ tin con đi.
Con sẽ theo sát vụ này, nếu như Hoàng Anh Minh đòi hỏi thiếu thực tế, con sẽ cản tay hắn lại.
- Được rồi, nghe con.
Theo lời của con gái, Dương Quốc Lộ tới gặp ông bạn, đề nghị giúp đỡ.
Vi Công Tín ban đầu từ chối lắm, Dương Quốc Lộ phải lấy tình cảm ra nằn nì mãi mới xong.
Nhưng Vi Công Tín lại bảo Minh được cử lên đây làm thầy giáo, chứ không phải đi làm mấy việc này, Dương Quốc Lộ đành phải viết một cái giấy đề nghị, xin cho Hoàng Anh Minh tới giúp ông ta dạy chữ cho mấy người lính mới danh chính ngôn thuận.
Biết được mấy điều Dương Ánh Hồng và Dương Quốc Lộ làm để đem mình ra giúp họ, Minh tặc lưỡi một cái, nếu cậu ta chỉ là một người dạy học như bao người ở đây, không đem lại được lợi ích thực tế cho họ, có lẽ họ đâu có thể làm bao nhiêu việc như vậy.
Khi tới gặp Dương Quốc Lộ, Minh không hứa hẹn nhiều, chỉ trình bày cơ bản ý tưởng xây dựng một xưởng rèn tận dụng kim khí cũ thôi.
Dương Quốc Lộ nghe vậy cũng hỏi rằng sau bao lâu thì có lợi nhuận.
Dương Ánh Hồng có ý bấm tay cha, nhưng Minh nói thẳng luôn, cần ít nhất một năm.
- Lâu vậy sao?
- Nghe tiểu thư kể lại khoản tiền ngài đang chịu nợ, với số tiền đó, ít nhất trong vòng vài năm, ngài cũng chưa thể có lãi để mua chức quan mới, vậy sao lại phải vội vàng.
- Thì nếu như mà cậu có thể làm cho việc tích tiền của nhanh hơn, thì ta sẽ sớm mua chức quan ở nơi khác, và thấy vui vẻ hơn nữa.
Cậu nghĩ sao?
- Nguyên nhân tôi đề nghị chậm, là bởi vùng đất này dân số tản mát quá, lại là dân Thượng chiếm đa số, những điều dễ làm ở xuôi chưa chắc có thể làm ở vùng này, cần phải điều chỉnh theo tình hình thực tế.
Nếu cứ nghĩ nắm chắc mọi sự, không chịu điều tra, bị dưới lừa trên gạt, thì thật không hay! Nói đâu xa, nếu ngài đây chịu tìm hiểu kỹ mọi sự, thì đâu đã tới nỗi mất khoản tiền to.
Minh nói xong, Dương Quốc Lộ mặt đỏ bừng lên, nhảy dựng lên và nắm cổ áo Minh, Dương Ánh Hồng hốt hoảng can ngăn.
Minh nét mặt vẫn nghiêm trang nhìn lại, không chút sợ sệt, một lúc sau thì Dương Quốc Lộ thả lỏng tay.
Con gái can lại thành ra lão không làm gì được, đầu lại nhớ lại cảnh mà Minh thể hiện sức mạnh với thằng con rể khi hai bên gặp nhau lần đầu, cộng thêm việc mấy ngày ở đây thấy Minh luyện võ.
Mình đấm nó chắc chắn nó đấm lại, không lãi.
Thấy cha chịu thôi, Dương Ánh Hồng thấy may mắn, lại toan trách Minh liều lĩnh khi nói thế với cha cô, câu “tú tài gặp anh lính” toan tuôn khỏi miệng thì Hồng kịp ngưng lại.
Minh là anh thư sinh thật, nhưng mà cô thấy anh thư sinh này luyện võ rồi, thừa sức đỡ, né tùy ý.
Nghĩ lại, Minh dám nói thế, phần vì cậu ta là người quân tử không sợ nói thẳng, phần vì đủ sức tự vệ.
Nếu so với những người cô từng gặp qua, hoặc nói mà không có sức làm, hoặc không dám nói.
Dương Quốc Lộ sau buổi gặp mặt không còn chịu thấy Minh nữa, tránh bị cậu ta chọc tức, chỉ bảo con gái làm việc với Minh.
Hai người Hồng và Minh cũng không phản đối, mà bắt tay vào việc đầu tiên, tuyển người.
Người ở trên Trấn Nam Bàn đa phần là dân Thượng, Minh thích gọi thế hơn là gọi họ là mọi, man gì đó.
Kiệt từng nói, hai bên văn hóa khác nhau sẽ luôn thấy bên kia mọi rợ hơn bản thân, thực ra không phải, hoàn cảnh sinh tồn, địa lý, thiên nhiên,...
hai phe khác biệt sẽ tạo nên nền văn hóa khác biệt.
Có vùng núi cao hay cho đàn bà ra ngủ với khách, sao vậy.
Vùng đó hẻo lánh, cả làng hay bị hôn nhân cận huyết, con cháu sinh ra dị dạng.
Vì lẽ đó người con gái đi ngủ với người lạ đi qua thì sẽ tránh được nạn cận huyết là vì bảo vệ cả làng vậy.
Nên trước khi phê phán hay gọi họ là mọi, hãy tìm hiểu tận cùng nguyên nhân cái đã.
Quay lại vụ tìm nhân công, Minh không muốn bắt người tới làm theo kiểu Dương Quốc Lộ bàn, bởi dân Thượng sống ở chỗ khó khăn, thiên nhiên không thuận lợi, đất đai không quá màu mỡ, mọi người dân đều phải lao động mới có cơm ăn, và đàn ông là trụ cột chính của gia đình, nếu ngang nhiên bắt người ta tới làm việc cho mình là đẩy gia đình người ta vào chỗ chết đói.
- Cô đừng nói rằng cô sẽ nuôi hết gia đình họ chứ?- Minh giễu cợt hỏi
- Tất nhiên là không rồi, cha tôi làm gì có tiền mà làm thế.
Nhưng mà nếu anh để cho tất cả đàn ông được nuôi gia đình thì lấy đâu ra người làm việc cho ta.
- Ai nói rằng việc bây giờ cần có đàn ông?
- Chẳng lẽ tuyển phụ nữ, trẻ em.
- Không được sao?
- Phụ nữ trẻ em tay chân mềm yếu, làm đâu nổi mấy việc này, chậm trễ tiến độ nhiều lắm.
- Không lo, phụ nữ trên này khỏe không khác gì nam giới, còn trẻ em thì sẽ lớn!- Minh nhún vai
Cậu ta sau đó tuyển toàn phụ nữ và trẻ em, nhờ những người ở trong Học Phủ quay về bản làng đánh tiếng, chọn lấy những nhà có mẹ góa con côi tới để làm thuê.
Trên vùng cao nguyên đất đỏ như thấm máu này, mẹ góa con côi là những người yếu thế do không có đàn ông chống lưng, lại hay bị kỳ thị, làm được ít, nghèo, nên được thuê thì đều cố xin vào làm.
Tính ra số lượng không phải là ít, vì dân Thượng hay đánh nhau giành tài nguyên, người chết không ít.
Thấy Minh tìm người, nhiều làng bản nhận lời, đuổi những người yếu thế này đi để chiếm đất đai luôn, hoặc giả có người vì không muốn phải ở lại chịu khổ, cũng nài theo bằng được.
Kết quả là tổng số nhân lực lên gần 100 người, một con số khổng lồ, vượt quá tưởng tượng của hai người.
May mà Minh ép họ phải chuẩn bị lương ăn 2 tháng, đồng thời vận động được Dương Quốc Lộ ủng hộ cho một tháng lương thực, mà