- Trời ạ!- Hồng tặc lưỡi liên tục khi tính sổ sách, họ gần như chỉ đủ lương thực nuôi thân, không hề có tí lãi nào cả.
Dù có làm vậy bao nhiêu lần, đúc bao nhiêu nông cụ cũng chỉ thế thôi.
Một khi như vậy, nơi này cơ bản là chỗ để những người kia bấu víu vào, chứ làm sao mà làm lãi ra cho họ được.
- Sao vậy!- Minh thấy Hồng mặt mày ủ ê thì hỏi
Dương Ánh Hồng chỉ vào đám sổ sách vừa tính ra, nhưng Minh lấy cuốn sổ khác, được viết theo cách của làng Hồng Bàng.
Minh dạy một hồi là Dương Ánh Hồng hiểu ngay, và từ những điều được viết ra, cái xưởng rèn này không phải hòa vốn, mà là lỗ nặng.
Cô đã không tính tới việc gần 70% cân kim khí phải trả lại cho những người nộp đầu, rồi thì bán cho ai khi mà xưởng rèn không hơn về chất lượng, phải cạnh tranh với các thương nhân lâu năm bán nông cụ khác,...
- Cậu có phải có ý tưởng gì không?
- Không nghĩ tới việc tôi định hi sinh thân mình mang lợi cho những người này sao?
- Cậu làm vậy không phải hi sinh thân cậu, mà còn hi sinh cả cha tôi, đống tiền ông đổ vào đây khi cho vay số lương thực kia không ít đâu, lại còn công ép giao kim khí nữa.
Cậu làm vậy là hại người rồi.
Cha tôi không phải hạng đại gian ác, không thâm thù đại hận với cậu, cậu sẽ không làm thế.
- Tốt, vậy không nói đùa nữa.
Chúng ta chuẩn bị rèn thêm một mẻ kim khí nữa thôi.
- Kiếm đâu ra người mua nữa bây giờ?- Hồng than thở.
- Cho nên chúng ta phải đi tiếp thị, quảng cáo để người ta tới mua hàng mình.
Nghe những từ như tiếp thị quảng cáo mới mẻ này, Dương Ánh Hồng đơ như cây cơ, chẳng hiểu gì, mất công Minh phải giải thích lại một phen.
Dương Ánh Hồng thì nghĩ, hàng mình làm ra giá không cạnh tranh, tốt hơn không bao nhiêu, lấy gì mà nói, không lẽ nói dóc.
Minh thì bảo cứ an tâm, cậu đã có cách.
Sau đó, toàn bộ xưởng rèn đốt lò lần hai, lần này làm theo sự chỉ đạo từ Minh, chuẩn bị toàn những thứ đồ sắt phục vụ việc phá đất làm ruộng mới cùng với các đồ làm mộc nữa.
Làm xong hết thảy, Minh dẫn mọi người tới một buôn làng từng chịu bán đồ kim loại cũ cho bản thân để làm việc trả đồ.
Nhìn những đồ mới, kiểm tra thấy đúng cân lượng cần trả, mấy người trong làng cảm thấy vui vẻ vô cùng.
Minh nhân cơ hội này xin bàn chuyện làm ăn khác, là thuê một khu đất trên núi gần đó để làm ruộng.
Nơi đó từng là chỗ trồng trọt của dân làng này, nhưng giờ đã hết màu mỡ, bỏ hoang gần 2 năm.
Thông thường, muốn đốt nương làm rẫy, cần chờ đủ 5-6 năm mới được, nếu không chỉ làm một vụ mùa thì đất không trồng nổi nữa ( tro quá mỏng, chỉ đủ dinh dưỡng một vụ), coi như tốn công hơn cả.
Thấy Minh hỏi xin mượn đất đó cấy cày, lại có hứa trả một khoản không nhỏ, người dân ở đây đồng ý.
Vì có vụ trả nông cụ rồi, Minh có được sự tín nhiệm của người dân trên này.
Có đất trong tay, Minh cùng với những người trong xưởng rèn chuyển qua làm nông ngay.
Không như cách mà dân trên này là là đốt cỏ, Minh cho dọn dẹp sạch cỏ, giữ lại để ủ với phân làm phân bón, như vậy chất lượng vượt trội hơn phân thường.
Vùng đất này là núi, cậu cho làm ruộng bậc thang, rồi làm máy bơm nước lên, rửa chưa, kiểm tra pH bằng cách Kiệt dạy, từng bước biến vùng đất bị bỏ rơi này thành một chỗ đủ tốt để trồng trọt.
Các thứ nông cụ mới giúp việc làm mọi thứ thật sự dễ dàng.
Minh không chọn trồng lúa, trồng lúa mất nhiều thời gian, cậu ta trồng rau, thu hoạch ngắn ngày, bán nhanh, thu hồi vốn nhanh.
Rau trồng gối đầu, cứ chỗ này trồng mấy ngày mới trồng thêm ở chỗ kia, để không thu hoạch dồn dập mà héo rau.
Không chỉ có vậy, Minh dùng thêm cả cái tủ giữ rau tươi của Kiệt (Thứ này có thật, tên là Zeer Pot, do một người đàn ông châu Phi tên Mohammed Bah Abba chế ra, dùng nguyên lý bay hơi nước để giảm nhiệt để giữ tươi rau quả, có thể tra gg).
Rau quả tươi trên Trấn Nam Bình là một thứ khá khó kiếm, vì dân trên này ít trồng các loại rau dân xuôi ăn quen, đã thế trồng ra đem ra chợ cũng héo rồi, ăn không ngon.
Có bình giữ tươi cùng với việc thu hoạch luân phiên, Minh có rau tươi để bán cho các thương nhân và nhanh chóng kiếm đầy tiền, mua lương thực trả ngược lại cho chủ đất mà vẫn lãi to.
- Các vị thương nhân, hẳn các vị cũng đã thấy rõ là chúng tôi có thể cung cấp rất nhiều rau củ ra sao, phải không?- Dương Ánh Hồng mở đầu câu chuyện trong phiên chợ rau thứ năm
- Đúng vậy! Rau cũng rất tươi nữa!- Một người nói
- Giá cả phải chăng.
- Nhưng với bọn tôi, thứ rau củ này lời lãi ít quá.
Chúng tôi đề nghị một món khác lời lãi hơn.
- Là gạo sao?
- Tạm thời bọn tôi chưa đủ nhân lực làm điều này.
- Vậy các người định trao đổi hàng gì chứ?
- Thuốc thì sao!- Dương Ánh Hồng ngả bài.
Nam Bàn rừng thiêng nước độc, xa xôi hẻo lánh, đi lên đây dễ bệnh, nhiều khi tiền thuốc men vượt tiền lời, nhiều người phá sản, hoặc phải chịu chết.
Nhưng mang thuốc lên đây cũng khó khăn, vì thời này dùng thuốc lá hoặc vỏ cây, phơi khô đóng túi giấy hoặc đựng trong hộp, khó mang theo, dễ hỏng.
- Nhưng theo tôi biết các vị không có thuốc sẵn để trồng.
- Chúng ta hợp tác, các vị giao giống thuốc, chúng tôi trồng.
Người nào hỗ trợ giống sẽ có quyền ưu tiên mua bán với chúng tôi.
Hai bên bàn luận tới tận khuya mới xong cơ bản các vấn đề.
Từ bây giờ, những người thương nhân sẽ phụ trách mua các loại giống cây mà Dương Hồng Ánh liệt kê, đồng thời kê khai các khoản tiền mua bán này để như một phần góp vốn.
Dương Ánh Hồng sau đó trồng thuốc và bán lại cho họ, tính lãi theo hai cách: bán với giá như thị trường rồi đưa lại tiền sau đó, hoặc có các chính sách ưu tiên như được mua trước, được mua nhiều hơn,...
để thay trả tiền, tùy bên kia lựa chọn.
Các thương nhân cũng trả một khoản tiền trước coi như tạm ứng để bên Dương Ánh Hồng mua thêm nguyên vật liệu mở rộng vườn thuốc.
- Tôi thấy vườn thuốc giờ có thể bắt tay vào ngay rồi, còn cần chuẩn bị gì nữa thế?- Dương Ánh Hồng thắc mắc sau khi đọc lại những điều cần chuẩn bị làm để canh tác vườn thuốc.
- Chúng ta cần giải quyết những người chủ cũ của mảnh đất kia.
Đồng thời, cũng nên tính kế lâu dài.
- Đám người kia có vấn đề gì sao?
- Vấn đề rất lớn là đằng khác.
Mảnh đất đó khi trước giao dịch không giấy tờ gì hết nên giờ nếu dân làng đó lật lọng, đòi đất thì sao chứ?
- Thì tôi cho lính của cha tôi tới đập bọn họ.
- Ấy chết, thế thì mâu thuẫn dân xuôi và dân Thượng bùng nổ mất.
Họ nếu giận giữ, tìm cách phá hoại thì ta không tài nào yên ổn mà làm ăn đâu.
Mảnh đất đó đang khai phá lỡ dở, tận dụng được là tốt nhất.
- Anh định làm gì?
- Xủ Lu, cậu kể lại vụ ở Châu Nam Bình