Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

169: Chuyện Làm Ăn


trước sau


- Xin chào hai bác!- Dương Ánh Hồng vô cùng niềm nở chào đón vợ chồng Hoàng Văn Định.
Khi làm việc cùng Minh, cô ta đã luôn tò mò muốn biết được tại sao Minh có thể làm thạo vậy, Minh đành kể sơ qua về làng Hồng Bàng và cha mẹ, nên Dương Ánh Hồng có được hiểu biết nhất định về bố mẹ của Minh.
Trong mắt Dương Ánh Hồng lúc này, hai người chính là một đối tác làm ăn tiềm năng.


- Cô khách khí quá rồi.
Nghe thằng Minh nói qua về cô, đúng là người con gái có tài, cân quắc không thua đấng mày râu.


- Dạ, bác gái quá khen.
Cũng nhờ Minh giúp đỡ nhiều.
Hai bác uống chút nước, trên này không có chè, hai bác thông cảm.


- Không có sao đâu, chúng tôi đi từ dưới quận trị An Lạc lên đây, cũng đâu có chè cháo dọc đường được.


- Dạ!

Trò chuyện một hồi, hai bên cũng đã có chút hiểu ý tưởng của đối phương.
Với Văn Nguyệt Nga, bà biết được cơ sở kinh tế gần nhất và có quan hệ tốt nhất với người con trai lớn chính là xưởng rèn của Dương Ánh Hồng, nên quyết định tới xem thử xem liệu có cách nào giúp phát triển nó hơn không.
Nếu như có thể liên kết phát triển được, tất nhiên có thể đưa thợ lên, cải thiện kinh tế hơn nữa, giúp con bà đỡ khổ.
Ngược lại, Dương Ánh Hồng thì đang muốn mở rộng việc làm ăn, hiện tại lượng kim khí cũ đang dần cạn, các tộc thì không còn đồ cũ để nộp, có cưỡng chế cũng không thể moi được ra, nên xưởng rèn sẽ dần dần ngưng làm việc.
Phải nhân cơ hội công việc vẫn còn, tiền vẫn có mà chuẩn bị làm việc khác, bởi dù chuyển việc mới là gì, thì cũng cần nguồn tiền vốn ban đầu.


Từ do trong các mục tiêu hợp tác của hai bên đều có một điểm chung là phát triển một ngành kinh tế ở trên đây, thành ra cả hai nhanh chóng tìm cách hợp tác.


Nói thì dễ, làm mới thấy khó.
Trấn Nam Bàn này dân cư phần lớn là người Thượng, kinh tế tự cung tự cấp, quy mô kinh tế nhỏ, sản phẩm để trao đổi vô cùng nghèo nàn, dù có mang hàng của làng Hồng Bàng, loại bình dân lên, họ chưa chắc đã mua được.
Khoảng sản trên này cũng vô cùng nghèo nàn, không có mỏ sắt, mỏ than,...
nên khai khoáng coi như bỏ, thứ nhiều nhất ở đây là gỗ, các loại gỗ lâu năm, chất lượng cực tốt, có cứng có mềm, đem đi làm thuyền hay điêu khắc đều rất được.
Tuy nhiên, đường đem những thứ gỗ này xuống gian nan vất vả, có khi tiền vận chuyển cao hơn thành phẩm bán ra.


- Mọi người đi hết các nơi cần xem rồi chứ!- Thấy hai người phụ nữ sầu não, Minh mời tới an ủi

- Cái thằng này, giờ mà còn phởn phờ như vậy sao?- Văn Nguyệt Nga mấy hôm nay làm việc không thuận lợi, lo lắng mãi không thôi, thấy Minh cười cợt như chuyện không liên quan gì hết thì giận lên, đập vào vai thằng con mấy cái.



- Mẹ à, chớ vội, con cho mẹ xem điều này!- Minh dẫn mẹ cùng Hồng đi xem khu vực canh tác của những người dân Thượng gần đó.
Vừa thấy Minh, tất cả dân Thượng đang làm ruộng liền chạy ào tới.
Nhìn những người dân Thượng mặt mày khác biệt, thậm chí trông có người còn rất dữ tợn, Văn Nguyệt Nga cũng hơn hoảng chút.
May mà Dương Ánh Hồng kịp trấn an, nói rằng đây là người dân chịu ơn của Minh tới cảm ơn.


Đây chính là ngôi làng đầu tiên mà Minh cùng Hồng tới buôn bán cùng, là khách hàng đầu tiên, nên họ được trao nhiều quyền lợi hơn cả, đặc biệt là Minh có thời gian hướng dẫn nông nghiệp cẩn thận nhất.
Vì thế, giờ đây ngôi làng này có kĩ năng nông nghiệp tốt nhất, chỉ một vụ lúa là nhiều gạo hơn hẳn lên.


- Cậu Minh tới chơi!

- Cậu Minh, hôm nay có ở lại đây không?

- Bọn tôi có bắt được con lợn rừng, đang làm thịt khô, cậu lát ăn thử.


- Mọi người cứ làm việc đi!- Minh chào hỏi họ cẩn thận, rồi bảo họ không nên xao lãng công việc.
Minh dẫn hai người đi khắp các ruộng bậc thang của buôn làng này, cho họ xem phương thức canh tác hiện tại của người dân buôn này, rồi xem kho thóc sau vụ thu hoạch vừa rồi.
Kho thóc vừa được xây thêm, chứng tỏ bình thường họ không thu được một vụ bội thu tới thế này.


- Toàn là những điều làng Hồng Bàng làm rồi mà!- Văn Nguyệt Nga nhìn Minh đầy dò hỏi, đây làm gì có điều mới mẻ gì.


- Đúng vậy mẹ.
Nhưng đó không phải điều con muốn nói, cái con muốn nói chính là thái độ của người dân ở trên đây đối với con, đó là sự tin tưởng.
Điều này có nghĩa con có thể làm được rất nhiều điều ở đây, và sẽ không có chuyện gì với con đâu, mẹ không phải lo lắng tìm cách giúp con.


- Là thằng Tài bép xép điều gì hả?

Minh lắc đầu, cậu đúng là có nghe thêm thông tin từ chỗ em trai, nhưng đó không phải nguyên nhân chính.
Minh kể lại những điều Kiệt viết cho mình khi trước.
Văn Nguyệt Nga há hốc mồm kinh ngạc, con trai thứ của bà sao có thể viết những lời tuyệt tình vậy ư? Nhưng Minh đã bảo bà rằng, hãy thử đặt mình ở vị trí khác, nghĩ xem nếu một người khác trong làng Hồng Bàng làm chuyện tương tự, liên lụy tới Minh bị quan trên quở trách, mẹ cậu có nghĩ gì không.
Văn Nguyệt Nga nghĩ một lại, đành cúi đầu chấp nhận sự thật và bất lực không thể giúp gì con trai thêm.


Dương Ánh Hồng ở bên cạnh nghe chuyện thì âm thầm thất vọng xong không biểu hiện gì.
Nhưng Minh biết rõ, nên cậu tiễn mẹ về rồi, thì quay sang chỗ Dương Ánh Hồng ngay.



- Đừng vội chán nản thế!

- Không chán sao được, tưởng câu được con cá sộp, ai dè…

- Đó đâu phải lỗi tại mẹ tôi, làng Hồng Bàng ở quá xa đây, không có điều kiện địa lý thuận lợi để hợp tác cùng.


- Thì cũng biết vậy, nhưng cậu nghĩ xem, sắp tới công việc trên xưởng rèn không xong tới nơi rồi, nguồn kim loại đang cạn kiệt.
Tình hình này á, tôi sẽ phá sản mất.
Mà xưởng rèn giờ lời lãi chưa bao nhiêu hết.


- Vậy thì đừng làm xưởng rèn nữa, chẳng phải có mấy hợp đồng mua bán thuốc sao?

- Xưởng rèn tốn bao công mới làm xong, sao lại nói bỏ là bỏ vậy?

- Có có nguồn quặng để luyện đồ không?

- Không?

- Vậy có giữ lại cũng chẳng thể làm được gì, ngược lại còn dễ mang lại hậu quả.
Hãy nhân cơ hội này bán nó đi.


- Ý anh là lừa người ta chịu lỗ hộ hả?

- Có nghĩ Hoàng Anh Minh này là dạng người vậy sao? Chúng ta công khai việc lò rèn phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu luyện kim, và đề nghị bán.


- Thế tên ngu nào sẽ tới mua đây?

- Cô nghĩ rằng mấy thứ chúng ta làm là đủ cho người dân trên này dùng rồi hay sao? Đất đai trên đây không quá màu mỡ, muốn làm được nông nghiệp tốt, cần phải dùng phương thức canh tác mới mà làng Hồng Bàng nghiên cứu thì mới mong no đủ được.
Đã dùng phương thức canh tác này, không thể thiếu được việc sử dụng nông cụ tốt, thế thì thị trường nông cụ nhất định sẽ còn rộng mở.


- Vậy thì liên quan gì tới lò rèn của chúng ra chứ, họ trực tiếp mang

nông cụ lên đây là được?

- Mang nông cụ mới lên thì phải chịu thuế, còn mang kim khí cũ hỏng lên thì không, xưởng rèn vì thế vẫn có giá trị buôn bán.



- Đúng vậy!- Dương Ánh Hồng gật đầu như gà mổ thóc.- Nhưng nếu vậy còn bán làm gì chứ?

- Cô có thể xuống dưới xuôi gom kim khí cũ với giá tốt không? Có xe có người vận hàng không? Lại có tiền đầu tư tiếp không? Không có gì cả, vậy hãy bán phứt đi, tạo mỗi quan hệ, lấy tiền đập vào ngành nào nhẹ vốn chút, như ngành trồng thuốc đó.


- Ý kiến hay đó, có phải tính trước rồi đúng không?- Dương Ánh Hồng nheo mắt nhìn cậu ta.


- Đúng!- Minh thẳng thắn thừa nhận.


- Vậy sao vừa rồi không nói cho mẹ cậu, không thử để làng Hồng Bàng làm vụ này?

- Lý do tôi nói rồi mà, làng Hồng Bàng ở quá xa chỗ này, không tiện việc kinh doanh ở trên đây.- Minh đáp- Chúng ta vốn ít, cứ làm từng bước một.


Dương Ánh Hồng cười cười không nói, nhưng vẫn tự ý chủ trương, cô ta gặp riêng Văn Nguyệt Nga để nói về kế hoạch Minh vạch ra.
Minh nói rằng vốn ít phải làm từng bước một, Hồng không phản đối.
Nhưng tình thế không cho cô được đợi, cha cô dù khỏe tới mấy, ở vùng rừng thiêng nước độc thế này cũng không nên.
Ngoài ra việc mua quan bán tước thì có chu kỳ, chờ lâu quá ấy mà, là hỏng việc như chơi.


Thấy con trai vì không muốn bản thân lo lắng mà phải trù tính kế hoạch riêng và giữ bí mật kiểu đó, Văn Nguyệt Nga càng muốn giúp con.
Bà định đi tìm chồng để bàn cách cùng ông trở thành nhà thầu mới của xưởng rèn luôn, Dương Ánh Hồng can liền.


- Hiện tại kế hoạch của Minh đang diễn tiến rất tốt, bác không nên vội can thiệp vào làm gì, đặc biệt là vụ xưởng rèn này, làng Hồng Bàng căn cơ không có, nhảy vào một nghề như thế này là không nổi.
Cái con muốn bác giúp là việc khác cơ.


- Có việc gì bác có thể làm để giúp con, con cứ nói!

- Dạ, đó là việc Anh Minh nói bọn con tập trung vào nghề làm thuốc.
Dù thế nào đi chăng nữa, nơi này cũng là chốn lạc hậu, muốn trồng được thuốc hay, có giống tốt hay biết phương thuốc cũng rất khó khăn.
Ngược lại, làng Hồng Bàng giờ kinh doanh rộng khắp, muốn làm mấy điều đó không khó gì.
Con mong bác dựa vào ưu thế đó mà hỗ trợ bọn con.


- Ý con là buôn thuốc lên đây sao?

- Không, làm vậy lỗ vốn mất, người trong làng bác sao chịu.
Cái con muốn là thông tin và giống cây.
Bác có thể cung cấp lên đây các giống thuốc cùng với cách trồng chúng sao cho hiệu quả, và các phương thuốc dùng để chữa bệnh nữa.
Hàng hóa kiểu đó thuế nhẹ nhất, mà bọn con cũng tiện làm.


- Được! Cái này bọn bác làm được.

Còn gì nữa không con.


- Không, hiện tại thì con cũng chỉ có đủ sức nghĩ tới vậy!

Nghe cô gái này nói thế, Văn Nguyệt Nga liền dò hỏi một trận, biết rằng Minh không có nói gì nhiều về làng Hồng Bàng với mọi người, cả Dương Ánh Hồng.
Vì thế, Văn Nguyệt Nga dành luôn mấy hôm để giới thiệu cho Hồng biết được đầy đủ những điều về làng Hồng Bàng.
Càng được nghe về làng Hồng Bàng, Dương Ánh Hồng càng cảm thấy hoang đường.
Cô phải đi tới chỗ Minh để xác nhận, Minh chỉ không kể, chứ nếu đã có người kể thì cậu ta không chối, làm Dương Ánh Hồng giận sôi máu.
Việc cậu ta giữ kín như bưng thông tin của làng Hồng Bàng làm cô suýt lỡ một mối làm ăn lớn.


Ngay sau đó, Dương Ánh Hồng đổi kế hoạch, cô không muốn chỉ tập trung vào nghề thuốc, mà muốn học theo làng Hồng Bàng giúp phát triển nghề trồng các loại cây công nghiệp khác: lạc, đậu tương,...
để làm dầu, xà phòng...
buôn với miền xuôi, cho người đi học nghề mộc để về làm mộc ở nơi tài nguyên gỗ phát triển, hùn vốn cho làng Hồng Bàng để ăn lãi,...


- Đừng làm ẩu thế?- Hoàng Anh Minh phải tới can, và giải thích với cô ta rằng, những điều này cậu đã nghĩ tới rồi.


- Vậy sao cậu không nói với tôi?

- Cô nghĩ mình sẽ trồng các loại cây như đậu tương, lạc, vừng,...
ở đâu? Ai sẽ trực tiếp trồng chúng? Tất nhiên, cô phải mượn sức người dân trên này, dùng ruộng đất của họ.
Ý định của tôi là đợi ít nhất một năm rưỡi, để họ tích đủ lương ăn, khi đó mới quay sang dạy họ trồng các loại cây như làng Hồng Bàng đang làm, từ đó mỗi năm họ trồng một vụ lúa, thời gian khác thì trồng cây công nghiệp, làm công nghiệp.
Nếu không đủ lương ăn, cô định ép họ trồng kiểu gì đây.


Dương Ánh Hồng toan cãi át đi, cô có ưu thế từ cha mình làm quan, có thể ép dân trên này làm theo.


- Nếu ép họ làm theo, làm sao cô chắc việc cần sự tỉ mỉ, chỉnh chu như trồng các loại cây theo kiểu làng Hồng Bàng đề ra để đạt năng suất tốt nhất, dân trên này không chỉ làm ẩu đi một tí.
Họ chống đối một chút, là hỏng việc hết.
Cách làm của tôi là khiến họ cảm thấy tất cả những điều mình làm là làm lợi cho họ, thì mình làm là họ tự động làm theo, mình không phải ra sức mà ép, mà giám sát.


Giải thích một hồi, Dương Ánh Hồng chịu là Minh đúng.
Nhưng cô cũng thẳng thắn nói chuyện của cha mình ra cho Minh biết, cô cần gom góp tiền của nhanh, mong Minh nên nghĩ cách giúp đỡ.
Nếu không thể làm được, cô không thể không dùng các biện pháp ép buộc để mà thu tiền.
Dân trên này là người, cha cô cũng là người, sao cô phải quan tâm họ hơn cha mình.





.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện