Sau khi thấy Vương Vĩnh đen mặt khi nghe một Thái Học Sinh kể việc bản thân mình đánh bại lũ cướp, Minh khéo léo chen ngang.
Cậu chỉ vào mặt mình, rồi lại vạch áo ra, chỉ vết thương, kêu khổ.
Cậu có chút võ trong người, đám học trò cũng không phải hạng thư sinh, nhưng việc chiến đấu vốn đâu phải trò chơi.
Thương tật là thứ dễ xảy ra, trận chiến vừa rồi may mắn dành được chiến thắng, nhưng thương vong không ít, 27 người chết, 100 người bị thương tật, có cả Thái Học Sinh, học trò, người nhà của họ.
Người của Học Phủ bị thương thì nhiều, lương thực- thứ mà người ta thèm muốn vẫn cứ còn đó, nguy cơ bị một trận cướp nữa luôn hiện hữu.
Học Phủ bây giờ sở dĩ mang dao mang kiếm, chính là để dọa người ta.
Thực ra không khác gì con chó con mèo dựng lông lên giả vờ to lớn thôi.
Vô cùng mệt mỏi.
Vì lẽ đó quân đội xuất hiện chính là cứu tinh thực sự cho họ, chứ không chỉ là riêng mỗi việc giúp họ canh đám tù thôi đâu.
Nghe Minh nói xong, mặt của Vương Vĩnh từ từ giãn ra.
Minh nhân đó mới Vương Vĩnh cùng quân nhân vào trong học Phủ để vừa ăn vừa bàn chuyện.
Dù sao, việc này cũng chẳng phải việc nhỏ, cần bàn soạn cho kỹ.
Học Phủ cho người bố trí chỗ tắm rửa những người lính, rồi nước mát để uống, cũng sắp bàn ăn cho họ.
100 người lính được dùng ngay cơm nóng để chóng lại sức sau những ngày hành quân vất vả, còn riêng Vương Vĩnh được mời sang ăn cơm với Vi Công Tín, Hoàng Anh Minh, có cả hai người Quí và Ngọ ngồi chung, cùng nói chuyện cho rôm rả.
Trên bàn tiệc đặc biệt mới Vương Vĩnh còn có rượu.
Dù không quá thích rượu, nhưng Minh vẫn tiện tay ủ chút rượu mía, dù sao cũng trồng rồi, không làm rượu hơi lãng phí.
Do rượu ủ từ lâu, hương vị vô cùng đậm đà, say mà không bị sốc, từ từ thấm vào gan ruột.
Cầm chén rượu trên tay, xưng bác cháu, anh em một hồi, Vương Vĩnh thấy cũng đã bắt đầu say, không dám uống thêm, mà vội bàn ngay việc làm ăn.
Hắn sợ chẳng may mình say sưa đi, bị đám người này tính kế, làm một bản giao kèo bất lợi thì khổ.
Vương Vĩnh là kẻ tiểu nhân, nên chỉ nghĩ được tới vậy.
- Thôi đã, cơm nó rượu say cũng hay, nhưng việc bảo vệ Học Phủ là chuyện quan trọng, nên sớm bàn định.
- Giáo úy nói không sai.
Chúng tôi xin nhờ cậy sự trợ giúp của giáo úy và anh em binh sĩ.
Để tỏ lòng thiện chí, chúng tôi xin đưa ra một phần ba kho lương dự trữ để trả công, đồng thời xin cung cấp lương thực cho người bảo vệ.
- Hay!- Vương Vĩnh nghe vậy, cổ họng như bị nghẹn.
Hắn những tưởng họ sẽ cò kè bớt một thêm hai cơ, nhưng giá này cũng hời rồi.
Tuy vậy, người ta thường được voi đòi tiên, thấy đối phương khẳng khái, công thêm việc Minh tố khổ lúc đầu, Vương Vĩnh lại nghĩ người ta bị bí thế, hay là mình bắt chẹt thêm chút nữa.- Vậy từ giờ, 20 binh sĩ sẽ ở lại đây, giúp Học Phủ trị an.
- 20 người!- Quí, Ngọ đồng thanh hô to- Vậy thì sao đủ?
- Quân đội dưới trướng ta đều là tinh anh, 20 người là quá đủ.- Vương Vĩnh liếc xéo cả hai một cái, nhưng hai đứa này dường như uống rượu vào, gan to lên, mặt đỏ phừng phừng, tranh cãi gay gắt với Vương Vĩnh.
Họ mấy ngày qua ở cạnh đám người này, thấy rõ những tên lính kia là loại tầm thường vô cùng.
Đêm không canh gác, nấu nướng bừa bãi, không giữ vệ sinh, chẳng qua vì ham tiền tài mới chịu chạy nhanh như vậy, chỉ sợ lúc Học Phủ gặp nguy, chúng sẽ chạy trước.
- Giáo úy, một phần ba kho lương chỉ được giáo úy hỗ trợ 20 người lính, thế là ngài định lừa đảo sao?- Quí không kìm được mà nặng lời
- Giáo úy chắc là muốn đùa bỡn chút! Quả thực 20 người lính là quá ít rồi.- Ngọ thấy bạn nặng lời quá, đành cố thử tìm cách để hòa hoãn cả hai.
- Lừa đảo là lừa đảo thế nào?- Vương Vĩnh cũng sừng cồ lên.- Trấn Nam Bàn hiện này rất loạn, quân đội cũng có bao việc phải làm, đưa người tới đây canh gác cho Học Phủ là một việc quá lãng phí.
- Cháu nói vậy là sai rồi, Học Phủ là đại kế bình định Trấn Nam Bàn, khiến dân chúng được giáo hóa mà hiểu lý lẽ.
Trấn Nam Bàn rối loạn thì vai trò của những người học trò kia càng quan trọng.
Có họ, mọi việc mới nhanh bình ổn hơn, công việc của hai cha con sẽ nhẹ gánh hơn.- Vi Công Tín lựa lời mà nói
- Bác Tín, việc tương lai, tương lai hãy nói, ta nói cái việc hiện tại đi.
Không thêm tiền, thì chỉ có 20 người mà thôi.
Vương Vĩnh nói quyết liệt, cầm chén rượu uống một hớp lớn, sau đó đứng lên đi thẳng, ý muốn đối phương thấy bản thân đã quyết, không chịu giá này thì cũng phải chịu.
Những người trong Học Phủ nhất thời nhìn nhau, ai cũng thấy khó chịu, nhưng không biết nên làm sao.
Hậu quả của việc không đủ sức tự vệ đã thấy rõ, nhưng nếu tiếp tục giao dịch, thì lỗ nặng.
- Học Phủ chỉ bị có 50 thằng cướp đánh phá mà đã thế này, chẳng may đám ngoài kia nổi xung lên thì bỏ mẹ.
Có nhiều tên ngày trước tham gia cùng lũ cướp, nhưng chúng chạy nhanh, ta không bắt được hết, mối nguy ấy không thể không phòng.
- Vậy thì bỏ đi, Học Phủ nguy hiểm thế này, ta cứ về xuôi.
- Công việc trên này không khác gì một chức quan.
Tự ý bỏ chức, tội nặng vô cùng.
- Bỏ không được, vậy cho quách đi.
- Cho một phần ba kho lương mới có 20 lính, thế là bị ăn cướp rồi.
- Số lương thực đó, quả thực ta cũng chẳng thể làm gì, hay là ta cứ cho đi.
- Ta đi hỏi ý kiến những người học trò đã.
Kho lương có phần của họ, họ có quyền được tham gia bàn luận.
- Hừ, đám đó nhất định không chịu đâu! Bọn nó là dân man mọi, tham tiền của, mạng có đáng mấy đồng.
- Đừng quá quắt như thế, bọn học trò đã cùng mình bảo vệ Học Phủ đó.
- Chúng ta là Thái Học Sinh, giờ gặp hiểm nguy, đã gọi hắn tới rồi, chẳng lẽ giờ tên Vương Vĩnh đó dám không cho người tới bảo vệ.
- Lính là của hắn, hắn nói thế nào thì là thế ấy.
Ông thích nói thế nào cũng xong, nhưng hiểm họa đã kề cận, cẩn thận chưa được vạ má đã sưng.
Các Thái Học Sinh bàn đi tính lại với nhau ở trong, thì ở bên ngoài, các học sinh cũng tranh cãi, thậm chí còn gay gắt, tới mức muốn nhảy lên đánh nhau.
Ngày trước Minh tập hợp họ lại, huấn luyện họ theo cách làng Hồng Bàng luyện binh, nhưng thời gian gấp rút, hiệu quả chưa thấy rõ, nạn cướp bóc xảy ra, nhiều người chết, nhiều người bị thương, họ đã phần nào nhụt chí.
- Đã cho một phần ba kho lương, tức là trong vụ này, chúng ta phải ăn quả dại, củ rừng rồi, nếu còn đưa ra nữa, thì thật sự chúng ta chỉ có chết đói.
- Dân ngoài kia đông hơn chúng hàng chục, thậm chí hàng trăm, không láo được đâu.
- Từng ấy lương thực đã là cực hạn của chúng ta rồi, nếu còn