Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 10: Triệu Duy Đức (2)
Triệu Duy Đức thử làm theo lời Nguyễn Văn Đồ nói, tới những khu vực kia xem thử, nào là xưởng dệt, nào là những đại nông trường, nào là nơi ở của những người khuân vác nơi bến cảng.
Với hộ tịch là thư sinh đi du lịch, không mấy ngươi ngăn cấm, chỉ dặn vài chỗ không được tùy tiện ra vào như khu để đồ quý, kho hạt giống, nhà kho chứa sản phẩm,..
còn đâu cứ xem thoải mái.
Lần đầu tới mấy nơi đó, Triệu Duy Đức suýt nôn mửa, nông trường thì có mùi phân hoai mục, xưởng dệt thì đầy mùi thuốc nhuộm, chỗ của dân bốc vác lúc đang làm việc thì mùi mồ hôi chua lét...!Triệu Duy Đức vốn là con nhà quyền quý, tập luyện thì tập luyện, nào khổ tới mức này, thành ra vội chạy ra khỏi đó để hít thở không khí trong lành.
Nhưng hắn không bỏ cuộc, việc tập luyện võ nghệ và ý chí được truyền thụ đã khiến Triệu Duy Đức nhịn được, và ở đó thêm hai ngày trước khi về tìm Nguyễn Văn Đồ để hỏi xem Đồ muốn hắn thấy cái gì.
Đức cũng có học không ít, nhưng chưa trải đời nhiều, khó lòng biết được thâm ý gì đó.
- Cậu đã chịu đựng được lâu hơn tôi tưởng, không hổ danh là người được các vị đại nhân lựa chọn!- Nguyễn Văn Đồ khen ngợi
- Thôi, không cần nói mấy lời sáo rỗng kia nữa, ta thực lòng muốn biết điều ta cần tìm hiểu là gì?
- Ngài đã thấy được người dân nơi đây sinh hoạt và làm việc như nào chưa.
- Cũng thấy rồi, công việc vất vả, rồi thì lương thưởng cũng chỉ dư dả chút ít.
Coi như cũng là sống tạm!- Triệu Duy Đức bày tỏ một chút lòng thương cảm.
Với một kẻ sinh ra trong phú quý, cho dù gia tộc họ Triệu chỉ còn là con rối, thì so với người dân thường, cũng là một trời một vực.
Nguyễn Văn Đồ mở miệng cười nhẹ, Triệu Duy Đức thấy vậy gãi đầu gãi tai, không biết là sai ở đâu.
- Công tử tới dó lúc nào?
- Tầm lúc bọn họ bắt đầu làm việc?
- Vậy công tử nên tới từ sớm, khi những con người đó còn chưa làm việc, và xem tới khi họ tan ca.- Nguyễn Văn Đồ đề nghị.
Triệu Duy Đức không hiểu ra là làm sao, nhưng vẫn tin tưởng, hôm sau dậy thật sớm để đi xem.
Mỗi một hôm, Đức chọn một địa điểm để vào xem.
So với khi đã vào làm việc, không khí trước buổi làm việc thực náo nhiệt, những người nông dân làm trong nông trường, công nhân các xưởng, thậm chí cả phu khuân vác, đều tới vô cùng thảnh thơi, ngồi nói chuyện gia đình, kể những câu chuyện đời thường với thái độ vui vẻ, để rồi khi có kẻng báo hiệu tới giờ làm việc, lập tức nghiêm túc làm việc, không chút bông đùa.
Tới tận chiều tối tan tầm, những người này rời khỏi nơi làm việc, thuận tiện ra khu chợ, làm chút rượu, bia và ít lạc luộc, đậu phụ rán để giải khuây trước khi về nhà.
- Đám thường dân đó cũng thật dễ thỏa mãn!- Triệu Duy Đức kết luận vậy
- Công tử đừng vội kết luận, đợi ngày mai cùng tôi khởi hành qua châu Bắc Bình rồi tới Phủ Thuận Hóa một phen, đảm bảo công tử sẽ hiểu.
Nguyễn Văn Đồ không trực tiếp giải thích.
Hôm sau, đoàn người rời khỏi thành An Lạc lên phía bắc.
Khi qua Châu Bắc Bình, Triệu Duy Đức tinh ý nhận ra người dân nơi đây dường như có gì đó khác với dân chúng ở vùng đất quanh thành An Lạc.
Rất nhanh, hắn thấy được, đó là họ thiếu đi sức sống và sự hăng hái khi đi làm việc, mà có phần cáu kỉnh gì đó.
Rồi tiếp đến là sự xuất hiện của những người đi làm thuê, phu phen, nhưng thay vì hăng say lao động hoặc nói chuyện bông đùa trước khi vào làm việc, những kẻ đó cáu gắt, thậm chí còn xô xát....!Chỉ có một số ít trông có vẻ đỡ hơn, tuy cũng có nét khắc khổ, mệt mỏi, nhưng trông còn có tí tinh thần.
- Đó là người làm ở khu mỏ đấy!- Nguyễn Văn Đồ giới thiệu
- Sao trông bọn họ lại đỡ hơn kẻ khác thế!- Thời đại này, làm trong hầm mỏ rất nguy hiểm, thiếu ánh sáng, không khí, công việc nặng nhọc,....! nên ít người chịu làm, thường thì phải bắt tù binh hoặc dân kiết xác đi để ăn cơm rồi chờ chết.
- Bởi vì công việc họ đang làm, phần nào đó cần bắt chước phương pháp của làng Hồng Bàng, của Hoàng Anh Kiệt đề xuất.
- Vậy làm theo phương án đó thì tốt sao?- Triệu Duy Đức nhất thời không hiểu được.
Còn đang mải suy nghĩ, Đức phát hiện có kẻ tiếp cận.
Kẻ đó là một gã thiếu niên gày gõ, bẩn thỉu, tới giơ một cái bát mẻ ra, liên tục cúi lạy.
Đây là ăn xin.
Không muốn làm mất tinh thần, Đức phẩy tay vứt cho vài xu, tên ăn xin liền lạy tạ, nhưng rồi khi hắn tiến sát lại gần nhặt tiền, đột nhiên lao tới thò tay tóm túi tiền bên hông Triệu Duy Đức, toan giật lấy và chạy.
Triệu Duy Đức học võ nghệ bao lâu rồi, sao có thể để đối phương đắc thủ.
Chỉ thấy cậu ta vung tay tóm kịp tay kẻ trộm, rồi giật lại.
Tên trộm gày gò ốm yếu sao đấu lại sức kẻ luyện võ, bị giật ngã lăn quay.
Hắn cố vùng dậy toan chạy thì Đức dùng chân đạp xuống, giữ chặt lấy.
- Châu Bắc Bình trị an kém hẳn quận trị An Lạc.- Triệu Duy Đức cảm thán
- Không phải chỉ là trị an kém đâu!-- Nguyễn Văn Đồ nhún vai, quả nhiên một lát sau, có quan binh đi tuần tới, bắt giữ một tên trộm, vụt cho một trận tơi bời trước mặt Đức.
Nhưng chưa để Đức kịp thoải mái thì ngay sau đó, đám quan binh lại lèo nhèo đòi hỏi tiền bạc, Đức chưa kịp phản ứng, thì Đồ đã ra tay trả hộ.
- Cái quái gì vậy?
- Quan lại tham nhũng!- Nguyễn Văn Đồ nhún vai, lại dẫn Đức đi tiếp.
Trong hai ngày đi qua châu Bắc Bình, Nguyễn Văn Đồ cho đức tháy nguyên nhân cho sức khác biệt giữa An Lạc với Bắc Bình, khi ở Bắc Bình, quan lại thường xuyên hạch sách đòi hỏi, địa chủ, phú thương thì bóc lột tá điền, người làm thuê, nông dân tự do, ngư dân,