Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 11: Ngày kỷ niệm (1)
(Chương 360 có viết là ngày giỗ tổ của họ Hoàng, tác suy tính lại, cảm thấy là giỗ tổ của riêng họ Hoàng thì không đủ mức, nên quyết định đổi lại một chút)
Ngày hôm nay là 27/7 âm lịch.
Trong thế giới của Kiệt, 27/7 dương lịch nó là ngày tôn vinh và cảm ơn các thương binh liệt sĩ của Tổ quốc, đã hi sinh để Tổ quốc có sự độc lập, tự do.
Làng Hồng Bàng đứng trước nạn cướp biển năm nào đã kiên cường chống trả, bảo vệ sự bình yên cho làng, nhưng cũng trả giá bằng sinh mạng, máu xương của bao nhiêu người trong làng.
Kiệt khi đó đã đề xuất ý kiến lập ngày giỗ chung, cứ tới ngày thì cả làng góp của để gia đình những người không may chết trận được an ủi, còn gia đình những người bị thương tật nặng sẽ có phần quà cáp an ủi,...
Nhà thơ thời Nguyên của Trung Quốc là Trương Dưỡng Hạo từng viết bài thơ Sơn pha dương - Đồng Quan hoài cổ:
Phong loan như tụ, (Núi gò tụ họp,)
Ba đào như nộ, (Ba đào phẫn nộ,)
Sơn hà biểu lý Đồng Quan lộ.(Trong ngoài sông núi Đồng Quan đó)
Vọng Tây đô,(Nhìn Tây Đô)
Ý trì trù,(Ý ngần ngừ)
Thương tâm Tần Hán kinh hành xứ,(Qua ngang Tần Hán kinh thành cũ)
Cung khuyết vạn gian đô tố liễu thổ.(Cung điện ngàn gian thành bãi cỏ)
Hưng, bách tính khổ!(Hưng, trăm họ khổ!)
Vong, bách tính khổ!(Vong, trăm họ khổ!)
Làng Hồng Bàng càng phát triển thì cũng dần dần phải tăng cường động binh, thương vong càng nhiều hơn, thậm chí dần vượt qua cả con số thương vong trong cuộc chiến đầu tiên, ấy là vì làng Hồng Bàng mở rộng, thêm dân ngụ cư, nông nô từ dân Đá Vách hay nô lệ mua từ nơi khác, khi họ dần được cấp quyền làm dân làng Hồng Bàng để trả giá cho những đóng góp.
Trước sự phát triển mới, Kiệt thấy cũng phải có chính sách đối xử thích hợp.
Kiệt đề xướng lấy ngày 27/7 âm lịch ( nếu năm nhuận tháng 7 thì lấy tháng 7 phía trước) làm ngày tôn vinh những liệt sĩ, thương binh của làng Hồng Bàng và các đồng minh thân cận.
Vào ngày đó, tại làng Hồng Bàng sẽ tổ chức một buổi lễ để vinh danh những người tử trận và thương binh.
Trước hết là ra thăm mộ, thắp hương và tảo mộ của những tử sĩ- mộ của người chết vì làng Hồng Bàng sẽ được quy tập tại một khu vực chung để tiện quản lý, còn nếu gia đình có nhu cầu chôn riêng, tại khu tập kết sẽ làm mộ giả be bé để thay thế.
Trên mộ có bia đá ghi đầy đủ tên tuổi, ngày sinh ngày mất và hàng tháng sẽ có tổ chức vận động thanh thiếu niên hoặc nô lệ, tá điền qua dọn dẹp.
So với mộ đất của riêng của gia đình, mộ ở khu tập chung sạch sẽ hơn, nên dần dần việc chôn ở khu quy tập được chấp nhận.
.
Đam Mỹ H Văn
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với người chết, sẽ là nghĩa vụ với người sống.
Thăm các gia đình có người nhà chết trận và thăm các thương binh và gia đình họ.
Tất nhiên, chẳng thể nào thăm hết tất cả, chỉ có thể chọn vài người tiêu biểu để thăm, tặng chút quà, hỏi thăm đời sống thường ngày và đôi khi là giúp họ bố trí công việc nếu là thương binh mới.
Ba năm trở lại đây, mọi sự dồn dập kéo tới, Nam Bàn nổi loạn, rồi sau đó Minh ở Nam Bàn để làm công tác giáo hóa, Kiệt bận bịu công việc xây dựng xưởng luyện kim, ngày 27/7 âm trong mấy năm ấy, cả 2 vắng mặt.
Năm nay, mọi chuyện cơ bản đã giải quyết xong, hai anh em quyết tâm về làng tham dự buổi lễ vinh danh những người đã hi sinh cho làng và cho đại kế mà anh em họ đã vạch ra.
Năm nay, với sự xuất hiên của Kiệt và Minh sau 3 năm vắng bóng, buổi lễl ại càng thêm trọng thể.
Rất nhiều thương binh tới tham gia, nhất là thương binh trong cuộc chiến dẹp loạn trên Nam Bàn.
Khi Kiệt và Minh cưỡi ngựa về làng, đám đông lao ra chào họ.
Hai anh em lập tức nhảy khỏi ngựa, đi tới bắt tay, chào hỏi những người nọ, thấy còn nhiều người đang tới nữa, hai anh em nhìn nhau, rồi Kiệt cao giọng nói:
- Các anh em, chiến trận kết thúc, anh em vì chúng tôi mà bị thương tật, có nặng có nhẹ, có người hi sinh.
Anh em chúng tôi vốn dĩ nên tới thăm anh em ngay, song công việc còn bề bộn, không thể đi ngay được, Kiệt ( Minh) xin anh em thứ lỗi cho điều ấy.
- Hỡi các anh em, trời đã trưa, nắng gắt rồi, không phải đón tiếp gì bọn tôi cả, hãy cùng vào trong làng nghỉ ngơi, để anh em tụi mình cùng ngồi ôn chuyện cũ.- Minh lên tiếng gọi tất cả cùng đi vào trong làng.
Đám đông lúc này mới hơi giãn ra, để 2 người và đội ngũ phía sau cùng đi vào trong làng Hồng Bàng.
Ở một chỗ khá xa, nhìn đám đông ùa tới chỗ Kiệt, Minh, lại thấy cách hai người nói chuyện, Triệu Duy Đức không thể không cảm khái, hai anh em có sức ảnh hưởng lớn và cũng không phải tự dưng mà có được.
Vốn dĩ ngày 27/7 của làng Hồng Bàng không cho dân bên ngoài tới xem quá nhiều, tránh việc rắc rối, nhưng Nguyễn Văn Đồ dùng tài hội họa khiến mấy người có sức ảnh hưởng như Đào Văn Xuân chú ý, khi Xuân ngỏ ý muốn lấy một vài bức tranh để thờ, Đồ chấp thuận, vẽ ngay tranh hai ông bà cụ bố mẹ bá hộ Đào Văn Xuân để làm tranh thờ.
Tranh vẽ quá đẹp, bá hộ Đào Văn Xuân liền mê, liền đồng ý cấp quyền để Đồ vào thăm làng nhân sự kiện 27/7.
Đồ kéo Đức theo, bảo là bạn.
Thấy thêm 1 người, Đào Văn Xuân chép miệng cho qua.
Hai người vào làng Hồng Bàng, Triệu Duy Đức cảm tưởng như bước vào một thế giới hoàn toàn khác.
Làng Hồng Bàng trên mặt giấy tờ vẫn chỉ là một ngôi làng, nhưng lại gần như chiếm mất nửa huyện Sơn Hải, bởi nó sát nhập mấy làng bị tàn phá sau nạn cướp biển, mở rộng ra khai phá các vùng đồi núi xung quanh, nhập thêm nô lệ về, tăng dân số và diện tích lên hàng chục lần.
Không chỉ có quy mô lớn, làng Hồng Bàng còn có những thứ không nơi nào có.
Đập vào mắt vị công tử họ Triệu trước tiên là đường xá tốt