Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 15: Thăm dò (2)
- Họ là con trai thứ và cháu gái của Lý Đại Thủy ư?- Nguyễn Văn Đồ kinh ngạc một phen
- Ta lúc đó chưa rời đi, nên cũng được thầy cho biết một chút về những kẻ đó.
Có điều đối phương chưa thể hiện nhiều vì là tướng mới tới.
Chỉ riêng phần con nhỏ kia, nó tính tình bộp chộp, ham vui, cải trang làm lính tham gia buổi tiệc chào mừng.
- Có thể lợi dụng chăng?- Nguyễn Văn Đồ nảy ra ý tưởng.
Với một người đơn giản, sẵn sàng phá bỏ lễ tiết quan trọng vì sự ham vui, chắc chắn không phải một người biết suy nghĩ chín chắn.
Nếu tiếp cận, làm thân, biết đâu sẽ moi được tin tức gì đó?
- Ý kiến hay.
Nhưng con nhỏ đó thì như vậy, còn người chú.
Ta chả biết nhiều, nhưng e rằng tên đó không dễ bịp.
- Vậy cứ tiếp cận trước, lấy thân phận họa sĩ của ta đi đã.
Hai người liền tiếp cận chỗ ở của chú cháu Lý Vĩnh Khuê.
Thấy người lạ tiếp cận, thân tín của họ Lý ra chặn, Đồ vội giới thiệu bản thân và Đức.
Đồ là người của Lễ Ti, học giỏi nghề vẽ, nhưng vì chưa thể tạo một tác phẩm ưng ý nên đi khắp nơi tìm cảm hứng.
Còn Đức là người bạn của y.
Hai người biết có quan lớn từ Hồng Giang tới, nên xin tới yết kiến.
- Bọn ta không phải người có thể giúp đỡ gì cho các người hết.
Trừ phi bọn mi định tòng quân, mà phải đi thủy quân, ta có lẽ sẽ giúp được.
- Ấy chết, ấy chết, chúng tôi đều là hạng nhát chết, thật không dám phiền hai vị.
- Này tên kia, không phải gã họa sư, là mi ấy..- Lý Huệ Trân chỉ mặt Đức
- Dạ, tôi tên Đức, Ngô Duy Đức.
- Ta thấy mi có vẻ rắn rỏi, từng tập võ hả?
- Dạ vâng!
- So tài thử xem sao?
Đồ lập tức nháy mắt với công tử Đức, nhưng Đức không hiểu cái nháy mắt là đồng ý hay là sao, tần ngần mãi, khiến Lý Huệ Trân bực mình, hỏi hắn chịu đấu võ với cô ta hay không.
Đồ vội đỡ lời, nói rằng Đức và mình không dám đắc tội.
- Bọn mi thấy ta là con gái nên coi khinh phải không? Thế là đắc tội hơn đó!
- Chúng tôi nào dám.
Lúc này tiến lên cũng chết mà lùi cũng chết, Đức chọn tiến lên.
Hắn bảo rằng nơi đây không hợp đấu võ, tới sàn đấu võ của làng Hồng Bàng.
Đây là thứ Đức nghe Đào Văn Xuân kể lại.
Hai chú cháu Lý Vĩnh Khuê cũng không ngạc nhiên khi nghe sàn đấu, họ nghĩ làng Hồng Bàng giàu như vậy, con nhà giàu có thể học võ, cũng nên có nơi tập luyện.
Sàn đấu tập hóa ra ở khá xa làng, phải qua ngọn đồi, và phải nhờ người trong làng dẫn đi.
Khu tập luyện được xây dựng khá cẩn thận, với những dụng cụ tập luyện bài bản do Kiệt chỉ huy chế tạo, và nhiều thứ lạ mắt với chú cháu Lý Vĩnh Khuê, Đức và Đồ.
- Cái túi này là gì thế?
- Nó là bao cát, dùng để đấm vào, khi đấm vào có thể luyện lực.
- Còn mấy cọc này?
- Xà đơn.
Tập cơ ngực.
Kia là tạ để tập tay và cơ,...
Người hướng dẫn làm mẫu các bài tập trước mặt những vị khách, cũng khá thú vị, nhưng không ai đánh giá cao những bài tập ấy, chú cháu Lý Vĩnh Khuê và Triệu Văn Đức xuất phát dân học võ thuật cổ, cảm thấy những bài tập này không có ích lợi gì hết, còn Đồ thì không chuyên sâu, nên cũng chả cảm thấy gì.
Võ cổ truyền chú trọng tới hạ bàn chắc chắn, tốc độ nhanh nhẹn, độ thăng bằng, sự khéo léo,...!nhiều hơn là phát triển thành vai u thịt bắp, với các võ sư, vai u thịt bắp là hạng bét, vì cơ thể lề mề chậm chạp, không thể ra đòn nhanh nhẹn.
Người dẫn đường thấy đối phương không chú tâm tới những đồ tập luyện thì thấy càng hay, đỡ phải giới thiệu nhiều, mau mắn dẫn họ qua nơi chuyên dùng cho việc đấu đối khang.
Đó là một sân phẳng, có các cọc gỗ lớn cắm xuống đất, khi cần dùng sẽ căng dây lên đó, biến thành võ đài khi cần, còn không thì có một sân tập rộng cho những trận đấu quy mô tầm 30 người đổ lại.
Có cả những đồ đấu tập, như là gậy gỗ đầu bịt vải, dài thì làm giáo, ngắn thay cho kiếm, có thể bôi vôi vào, đánh trúng sẽ để lại dấu trắng trên trang phục hoặc hai bên cứ đầu tập không bôi vôi để luyện.
Lý Huệ Trận và Triệu Duy Đức tiến vào sàn đấu, cả hai đều chọn giáo, song Đức chọn cây giáo gỗ có độ dài trung bình, còn Lý Huệ Trân dùng cây dài hơn.
- Nhất thốn trường nhất thốn cường!- Lý Huệ Trân dùng tiếng Hoa để nói.
- Nhất thốn đoản nhất thốn hiểm!- Triệu Duy Đức không kiêng dè đáp lại
Thân là con gái, Lý Huệ Trân dù có rèn luyện ra sao cũng khó có sức mạnh ngang với một người con trai luyện võ, nên dùng vũ khí dài hơn, nếu đối phương đánh tới có thể thong dong né tránh, lựa chọn thời cơ phản kích, đồng thời dùng vũ khí dài thì sẽ đánh trúng trước, lực đánh gây ra mạnh.
Ngược lại, Đức tin rằng bản thân khỏe hơn, dùng một cây gậy có chiều dài thông thường, giống những cây giáo hay dùng sẽ thuận tay, đánh chuẩn hơn.
Hai bên thủ thế, Lý Huệ Trân xuất chiêu trước, đâm nhanh tới, nhằm vào mặt.
Đức dùng gậy gạt đi, song Lý Huệ Trân đã thu gậy lại cực nhanh khiến cú gạt đi vào không khí, đồng thời làm lỡ đà của Đức.
Một đòn nhử không tồi.
Lý Huệ Trân đâm nhanh cú thứ hai, nhằm vào họng.
Đức phản ứng cực nhanh, chân trụ giữ nguyên, vặn eo lắc người, đưa cây gậy quay lại gạt đòn tấn công.
Lực của Đức cực mạnh, đầu gậy của Lý Huệ Trân bị gạt bay ra một khoảng, Đức nhân cơ hội lao vào, tốc độ cực nhanh.
Lý Huệ Trân lâm nguy không loạn, nhảy bật lùi ra sau, kéo