Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 61: Nguy thành (2)
Amira được người dân chỉ chỗ tới khu tập trung của 3 ngôi làng vừa bị bọn cướp biển tấn công.
Nhà cửa bị cháy rụi, gần trăm ngôi mộ được đắp tạm, và một lượng lớn người già, trẻ em nheo nhóc đứng một chỗ.
- Họ là ai vậy?
- Bọn cướp biển bắt thanh niên trai tráng và phụ nữ đã được đầy thuyền, vứt lại người già trẻ em.
Những người bị bắt sẽ bị bán làm nô lệ.
- Lũ khốn kiếp! Mà các ông sao lại để người già, trẻ em ở lại đây nheo nhóc vậy.
- Chúng tôi cũng không có cách nào khác, chỉ đành mặc họ tự sinh tự diệt.
- Không có cách nào khác là sao chứ?
- Cướp biển tấn công liên tục, không thể ra biển, không thể gieo trồng, lương thực dự trữ chẳng còn bao nhiêu, giả như họ là trai tráng có thể phụ giúp chiến đấu thì cũng thôi, nhưng đây toàn người không sức lao động, không sức chiến đấu, nhận những người này vào sẽ gia tăng gánh nặng.
Amira cau mày, nhưng không nói gì mà cho gọi người của Hiên Giáo cử xuống miền xuôi lại, hỏi xem họ có biết nơi nào còn người giàu có ở lại không.
Amira muốn vay lương của người ta để cho những người này dùng tạm.
- Chỉ e rất khó, tiểu thư nên biết lúc này lương thực cực kỳ quý giá, dùng thứ này đổi lấy ruộng vườn, gia đình, tiền bạc,...!còn thấy lỗ, nói chi là đưa cho những người này ăn.
- Các cậu tìm cách thuyết phục họ cho tôi.
Nói với họ, nếu như họ chấp nhận cho vay lương, khi chỗ họ cần tôi sẽ ưu tiên tới ứng cứu.
Hệ thống nhu cầu của Maslow là một lý thuyết về tâm lý học được đề xuất bởi Abraham Maslow.
Hệ thống nhu cầu của Maslow thường được mô tả theo hình dạng của một kim tự tháp với những nhu cầu cơ bản nhất, lớn nhất ở phía dưới và nhu cầu tự thể hiện và siêu việt ở phía trên.
Nói cách khác, lý thuyết là các nhu cầu cơ bản nhất của cá nhân phải được đáp ứng trước khi họ có động lực để đạt được nhu cầu cấp cao hơn.
Dưới cùng là ăn no mặc ấm, trên một tí là được bảo vệ an toàn, trên nữa là nhu cầu gia đình, tiếp nữa cảm giác được kính trọng và trên cùng là sự thể hiện bản thân.
Với những nhà giàu, họ đã có tầng tháp đầu tiên, đủ lương ăn, nhưng tầng thứ hai khẳng định không có.
Cướp biển muốn cướp bóc, nhất định sẽ nhắm vào họ.
Các nhà giàu này cơ bản chỉ là dân thường, có vài tên gia đinh khỏe mạnh, gậy gộc, dao ngắn,...!nếu bị cướp biển tấn công, chưa chắc hơn người dân bao nhiêu.
Vì thế, được Amira bảo kê chắc chắn là điều họ cũng muốn chứ không phải không.
Sứ giả đi và mang lại tin tức như Amira dự kiến, các nhà giàu đồng ý góp lương thảo.
Có lương trong tay, Amira lệnh cho những người trong Hiên Giáo đứng ra tổ chức an trí những người già, trẻ nhỏ này tới nơi an toàn.
Đồng thời cũng lệnh họ phải không ngừng khuếch trương tin Hiên Giáo quay trở lại cứu giúp người dân Hoài Nhân ra, để người dân những nơi mà quan quân đã rút được biết mà tìm tới.
Phải tập hợp thêm lực lượng nữa mới đủ sức đối kháng lũ cướp biển.
Các tín đồ Hiên Giáo hoạt động hết sức năng nổ, lan truyền tin tức về sự trở lại của Hiên Giáo cùng một đội quân tinh nhuệ đang tập hợp dân chúng tại những nơi quan quân Hoài Nhân bỏ đi.
Họ kêu gọi người người nhà nhà tham gia chiến đấu, sát cánh với quân Hiên Giáo.
Cướp biển tuyệt nhiên không bỏ qua bất cứ ai người giàu có tiền của, người nghèo có mạng và sức khỏe, bán đi làm nô lệ.
Nếu bỏ đất mà đi, tài sản chẳng còn, mà chen vào thành Đại Định cũng rất khó, hoặc phải đút lót một phần tài sản hoặc phải chịu cảnh người ta khinh khi, chi bằng ở lại liều chết một phen.
Dưới sự lo sợ lũ cướp biển và sự nhiệt tình hướng dẫn của Hiên Giáo, người dân những nơi bị bỏ rơi bắt đầu tập hợp lại thành các khu phòng thủ tập trung, có từng rào, công sự, bẫy chông,....!để làm cản bước tiến của địch.
Tiếp theo, là hệ thống phong hỏa đài và người báo tin.
Qua những hệ thống truyền tin này, giúp đảm bảo lính Hiên Giáo có thể hỗ trợ nếu lũ cướp biển tấn công khu tập trung nào đó.
Bọn cướp biển quay lại sau nửa tháng kể từ lúc Amira xuống Hoài Nhân.
Chúng có một chuyến đi khá dài để bán các nô lệ- những người dân bắt được ở khu tập trung lần trước, và kiếm một khoản khá.
Với những gì đạt được, đám cướp biển quyết định làm ăn dài hạn, tiếp tục dẫn người quay lại tấn công.
Tuy vậy, một số băng cướp thì có nhiều tiền do chiếm được phần lớn tài sản có giá trị: tiền của, người thanh niên, phụ nữ,...!đám này ăn chơi thêm một chút.
Còn mấy băng cướp vừa và nhỏ, kiếm được có tí cháo, thì bắt đầu quay trở lại để kiếm chác.
Lần này, chúng tiến vào sâu hơn nữa, nhắm vào một khu tập trung khác.
Tuy rằng thấy được nơi này có tường có hào, lại có chông, và đặc biệt là thấy khói báo hiệu cháy phừng phừng, những tên cướp biển không lấy làm sợ hãi.
Chúng biết chắc chắn quân Hoài Nhân đã rút chạy, đám người trong các khu tập trung này toàn nông dân, có thêm vài tên cường tráng một chút.
Chúng tập trung 4 băng cướp, với hơn 600 tên cướp lại, tấn công vào khu tập trung trước mặt.
Bị bọn cướp biển tấn công, người dân vô cùng sợ hãi, rất may có công sự duy trì, lại thêm người của Hiên Giáo động viên rằng cứu viện nhất định tới, nên người dân cắn răng chiến đấu.
Lũ cướp biển tiến sát cổng khu tập trung thì, trên tầng những cổng ấy làng ấy những tráng đinh đã phục sẵn.
Họ cầm nỏ, cung, lao cùng ném mạnh hạ gục nhiều tên lính.
Bọn cướp bắn lại, khiến các xạ thủ phải náu mình, rồi lũ cướp tràn lên.
Ngay lập tức, hàng loạt những mảnh sành, gạch nung ném tới khiến chúng phải lùi lại.
Người dân đem phá nhà ra mà chiến đấu.
Sau nhiều đợt tấn công không thể phá nổi phòng thủ, bọn cướp biển đánh phải điều động các khẩu súng trên thuyền tới, cho súng bắn tới tấp.
Những chiếc cổng làng hai tầng tám mái vốn được xây bằng gạch và vữa trộn mật mía rất vững chắc, trước hỏa lực của bọn cướp cũng bị sạt mái, lở tường.
Cuối cùng, sau hơn một tiếng cầm cự, cánh cổng bị đổ nghiêng, bọn cướp biển tràn vào ồ ạt.
Các tráng đinh tại đây ra sức chặn đánh, nhưng trước số lượng mỏng hơn hẳn so với đối phương đã không chống đỡ nổi.
Những tưởng như đây là lúc mất làng, thì từ đâu, tiếng tù và vang lên, quân Hiên Giáo từ hai cánh ập vào.
Amira đã tới cách đây nửa cánh giờ, ở một chỗ quan sát.
Bằng ống nhòm, cô nhận thấy các làng còn trụ được, nên không chi viện,