Hôm nay hai mươi tám tháng mười một, Tiêu Trực vẫn chưa về, trong kinh lục đục truyền ra một số lời đồn.
Lời đồn này có chút liên quan đến Dĩnh Địa, do một số người đi buôn hàng truyền ra.
Nghe nói, Khác Vương ở Dĩnh Địa xảy ra chuyện.
Nói tới Khác Vương Ân Húc, người nhiều năm lăn lộn trong vòng bát quái kinh thành nhất định sẽ không xa lạ.
Khác Vương Ân Húc là trưởng tử của Trường Hưng Đế, do Huệ thái phi sinh và tự mình dạy dỗ.
Ở hoàng thất Đại Thịnh, thanh danh Ân Húc rất tốt, hắn cần cù hiếu học, văn võ song toàn, ngoài ra, năm đó nổi danh kinh thành, Đại hoàng tử dung mạo anh tuấn, tính tình ôn nhuận khiêm tốn, khiến cho nhóm quý nữ kinh thành ái mộ.
Nghe nói, năm đó vẫn chưa lập trữ quân Thái Tử, Ân Húc được chúng triều thần xem trọng, nhưng chuyện này Trường Hưng Đế đã có quyết định từ lâu, ý định ban đầu là Nhị hoàng tử do Hoàng Hậu sinh, tức là Minh Đức Đế bây giờ.
Kỳ thật, Minh Đức Đế là đích trưởng tử bước lên ngai vàng cũng coi như hợp tình hợp lý.
Có điều vì năm đó phẩm hạnh và tài đức của Đại hoàng tử Ân Húc quá xuất chúng, trong triều có vài vị lão thần phản đối quyết định của Trường Hưng Đế, còn vài lần khuyên ngăn, chỉ có điều đều bị Trường Hưng Đế phản bác.
Sau khi lập trữ, Trường Hưng Đế cũng có an bài cho ba vị hoàng tử khác.
Trong đó có Đại hoàng tử phong làm Khác Vương, đất phong Dĩnh Địa.
Dĩnh Địa nằm ở vùng nội địa phía tây nam Đại Thịnh, dưới Hoắc Lĩnh, chia làm hai đường, ranh giới rộng lớn, sản vật phong phú, cũng coi như là một nơi giàu có.
So với các hoàng tử khác, có thể nhìn ra Trường Hưng Đế vô cùng yêu thích Khác Vương nhưng mấy thứ này vẫn không thể bằng vị trí trữ quân.
Không ít người tiếc hận thay Ân Húc, than thở gã đầu thai sai bụng mẹ, nếu không, tài đức của gã, khi đăng cơ đảm bảo người người hưởng ứng.
Chỉ có điều, mấy lời cảm thán của người khác không ảnh hưởng gì tới Ân Húc, năm đó Trường Hưng Đế ban thánh chỉ, Ân Húc chỉ yên lặng chấp nhận, đến một câu bất mãn cũng không có, Huệ thái phi tính tình điềm đạm, từ đầu đến cuối cũng không vì nhi tử mà tranh cái gì cả.
Bởi vì Ân Húc có biểu hiện như thế, cho nên mọi người càng thêm biểu dương, thậm chí văn sĩ, nhà thơ trong kinh còn từng vì gã mà viết thơ ca.
Thoạt đầu nghe đồn đãi, nhân sĩ trong kinh thành hết sức ngạc nhiên.
Lời đồn hỗn độn không đồng nhất, nhưng tóm lại có hai lời đồn.
Một là Khác Vương ngầm mộ binh, bị người khác vạch trần với Hoàng Thượng, Hoàng Thượng giận dữ tịch thu binh quyền của Khác Vương, chỉ để lại tước vị, chỉ là Khác Vương sớm có ý phản, thậm chí kéo Dĩnh Địa xuống nước, phát động binh lính, nhưng mới vừa bắt đầu, đã bị người triều đình phái tới trấn áp, Khác Vương vội vàng chạy trốn, trên đường gặp truy binh, không cẩn thận rơi xuống núi.
Còn lại là Hoàng Thượng kiêng kị Khác Vương tài đức có công lao, muốn tước binh quyền của Khác Vương, còn tính toán đuổi cùng giết tận, trực tiếp trừ bỏ mối họa này, bức Khác Vương không thể nhịn được nữa, hăng hái tạo phản, không ngờ thế mỏng khó địch, cuối cùng bị đánh hạ xuống vách đá, hài cốt không còn.
Những chuyện này lúc đầu chỉ có vài người bát quái, qua mấy ngày đã đồn thổi đến ồn ào huyên náo, từ trên phố đến triều đình, ai ai cũng biết chuyện Khác Vương bỏ mình xuống vách đá ngàn trượng.
Hữu Hòa ở phủ Tướng quân, cũng nghe thấy lời đồn.
Sau khi khiếp sợ, Hữu Hòa mới nghiêm túc suy nghĩ về nội dung lời đồn kia.
Luận tình cảm, Hữu Hòa rất thân thiết với Minh Đức Đế, tất nhiên tin tưởng Minh Đức Đế sẽ không làm ra loại chuyện hãm hại huynh đệ này, hơn nữa theo sự hiểu biết của Hữu Hòa đối với Minh Đức Đế, nàng không nghĩ hoàng huynh là người vừa hẹp hòi vừa đa nghi thế, vậy thì chỉ còn lại Khác Vương có ý định mưu phản mà thôi.
Hữu Hòa cảm thấy quá khó tin.
Về Khác Vương Ân Húc, Hữu Hòa không quen thuộc lắm.
Dẫu là huynh muội cùng cha khác mẹ, nhưng tuổi tác cách nhau quá lớn, khi Hữu Hòa còn bé, cơ thể nàng còn muốn yếu hơn hiện tại, nằm trên giường quanh năm, rất ít khi ra khỏi tẩm cung, một năm cũng không nhìn thấy Ân Húc được bao nhiêu lần, tất nhiên không có giao tiếp nhiều, mỗi lần gặp thì nàng gọi một tiếng “Khác hoàng huynh”, Ân Húc đáp một tiếng, thỉnh thoảng cúi người sờ đầu nàng, ôn tồn gọi nàng một tiếng “Tiểu Hữu Hòa”, nếu đang ở trong trường hợp nghiêm túc, sẽ gọi nàng “Hoàng muội”.
Về sau Ân Húc được phong vương, không lâu sau đi Dĩnh Địa, mấy năm mới hồi kinh một lần, Hữu Hòa càng khó gặp được, ấn tượng trong trí nhớ của nàng đối với vị huynh trưởng này dừng lại ở cái ôm ấm áp ôn nhuận của thiếu niên tuổi đôi mươi.
Hữu Hòa không tin được Khác hoàng huynh trong trí nàng là Khác Vương thiên hạ đồn thổi.
Người ôn nhu như vậy sao có thể rắp tâm hại người, làm ra việc phản nghịch được?
Nếu thật sự như thế, mấy năm qua Ân Húc che dấu quá tốt rồi.
Lúc trước, Hữu Hòa không nhìn ra dã tâm trên người Ân Húc.
Dĩ nhiên, Hữu Hòa cũng không có nhiều cơ hội tiếp xúc với huynh ấy, khi đó nàng không cẩn thận xem xét Khác hoàng huynh có dã tâm hay không, nàng vốn dĩ là người dễ thỏa mãn, không hề có dã tâm của tiểu công chúa, tất nhiên khó mà có thể hiểu quyền lực hấp dẫn nam nhân đến mức nào.
Hữu Hòa tạm thời nghĩ không thấu, không biết sự thật là thế nào.
Nàng biết những việc này không tới phiên tiểu công chúa nàng nhọc lòng nhưng nghe bên ngoài đồn thổi lung tung, nàng cảm thấy bất an.
Một mặt, lời đồn bôi đen hoàng huynh nàng, trong lòng nàng rất khó chịu, mặt khác, nàng cũng có chút lo lắng cho tình huống của Ân Húc, tuy tình cảm huynh muội không quá thân thiết, nhưng nàng đã gọi Ân Húc một tiếng “Khác hoàng huynh”, hơn nữa mẹ đẻ của Ân Húc là nữ thần Huệ thái phi, nàng cũng không biết mấy lời đồn đó đúng sai thế nào.
Trừ mấy điều này, trong lòng Hữu