Niên thú bị lời bà lão kia nói chọc giận, cả người nó dựng thẳng tắp, miệng phun lưỡi đỏ lửa, cái đầu hình tam giác hơi rũ xuống nhắm ngay đầu bà lão.
Thân thể con quái thú đột nhiên hạ xuống mang theo một con gió ào ào, nhưng bà lão kia lại né tránh, bà ta chống quải trượng chạy về phía trước, không những không hoảng loạn mà ngược lại hết sức linh hoạt.
Đám người tránh ra nhường đường cho bà ấy, mà bà lão cũng chạy theo con đường đó, nện bước nhẹ nhàng, giống như…… một vị tiểu cô nương chưa thành niên.
Niên thú đương nhiên sẽ không bỏ qua cho bà ta, cả thân thể ngăm đen của nó chạy đuổi theo, cái đuôi quét trái phải cả kinh đám thôn dân khiến bọn họ sôi nổi lùi lại.
Hai bên cứ thế chạy đuổi trong chốc lát, mắt thấy niên thú sắp đuổi tới nơi thì bà lão lại bỗng nhiên đứng yên bất động và xoay người nhìn về phía sau.
Bà ta cười, khóe mắt đuôi lông mày tràn đầy vui sướng nói, “Lão cá chạch, hôm nay chính là ngày ngươi phải chết.”
Niên thú giận dữ, “Tê tê” kêu và đánh tới, nhưng cả người nó mới dịch được nửa tấc lại cảm thấy mặt đất bên dưới rung động, ngay sau đó mặt đất nứt ra một khe hở rộng ba thước, giống như một cái miệng cười.
Nó chưa kịp tự hỏi thì hòn đá hai bên sườn đã vỡ vụn, nó nghe được một tiếng “Răng rắc” vang lên sau đó cả người chợt nhẹ và rơi xuống dưới.
Đây là một cái hố sâu được người ta đào sẵn và lấp lại đánh lừa.
Cái hố ở đây chờ kết thúc tính mạng của nó.
Niên thú rơi xuống hố sâu phủ kín ống trúc thì kinh hoàng, sau đó chợt nghe bên trên truyền tới một tiếng “đốt”.
Tiếp theo đó vô số cây đuốc từ trên trời giáng xuống khiến đống ống trúc đựng đầy dầu kia nổ bang bang như sét đánh, lửa bốc tận trời.
Hố sâu biến thành biển lửa, chỉ có thể mơ hồ nhìn thấy cái đuôi của Niên thú lắc lư giãy giụa trong ánh lửa, đến cuối cùng nó sụp xuống hòa vào ánh lửa đỏ rực kia.
“Bà lão kia cứ vậy giết chết niên thú, tuy chúng ta không biết tên bà ấy nhưng từ đây đêm đông dài nhất, tối tăm không có bóng trăng kia được gọi là ‘niên’.
Mỗi năm tới ngày này mọi người đều sẽ châm pháo trúc để tưởng nhớ bà lão đã đánh bại niên thú.
Người đời sau vẽ bộ dạng bà ấy thành tranh tết và dán trong nhà với mong muốn gia trạch được an khang.
Đó là nguồn gốc của bức tranh tết ngươi nói.”
Họa sư già nói xong thì Giang Tân ngưng thần suy nghĩ, sau một lúc lâu mới ngập ngừng đáp, “Nhưng truyền thuyết con nghe được lại không giống thế……”
“Ngươi được nghe kể về một vị thần tiên râu tóc hoa râm và chính người đó đã ra tay cứu giúp, xua đuổi niên thú có phải không?” Họa sư già ha hả cười, “Nhưng ta vẫn thích truyền thuyết ở chỗ chúng ta hơn, bởi vì làm gì có nhiều thần tiên như thế.
Nếu phàm nhân gặp nạn mà có thể được thần tiên ra tay cứu giúp thì không phải quá dễ dàng ư? Theo ta thấy truyền thuyết này không chắc đã là thật nhưng đạo lý này lại là thật.
Nhiều người cùng nâng thì dễ nổi, nhân lực thắng thiên.”
Ông ta nói cực kỳ có đạo lý, nhưng trong lòng Giang Tân lại nghĩ một chuyện khác, “Bà lão kia nhất định là người tốt đúng không?”
Họa sư già nói nửa ngày nên đã sớm khát nước.
Ông ta vừa tìm nước vừa không hề để ý mà đáp lại một câu, “Đây đúng là lời nói ngốc nghếch của đứa nhỏ, đã được vẽ thành thần tiên và được người ta tế bái thì sao có thể là người ác được?”
Giang Tân suy tư trong chốc lát, rốt cuộc trong lòng cũng thoải mái hơn.
Hắn không nhịn được chuyển từ lo lắng sang vui vẻ, miệng cười nói, “Đúng rồi, xem ra đó chỉ là con suy nghĩ nhiều rồi nằm mộng thôi.”
Tảng đá lớn trong lòng được nhấc lên nên tâm tư của hắn lại tập trung vào việc vẽ tranh.
Đây là lần đầu tiên hắn vẽ sĩ nữ đồ, cực kỳ tốn công nhưng Giang Tân lại làm rất tốt: Bút vẽ tinh xảo, sắc màu văn nhã, mực mịn, tạo hình sinh động.
Sĩ nữ trong bức