“Ta kể cho ông nghe một câu chuyện xưa nhé, đứa con trai gọi người cha đang sửa nóc nhà xuống ‘cha, ngài xuống dưới đi, mặt trời chói chang rồi, không còn đồ ăn nữa đâu.’”
Một con chim ngói màu xám bay qua đỉnh đầu lão Ngô để lại một loạt tiếng “chiếp chiếp” khó nghe.
Ông ta ngẩng đầu nghĩ: Đầu xuân trời càng thêm cao và trong xanh, mặt trời rực rỡ chiếu rọi phủ lên hai người ngồi trong sân khiến mấy ông lão mơ màng sắp ngủ.
Ánh thái dương cũng xua tan hơi lạnh của mùa đông ra khỏi xương cốt bọn họ.
Ông ta, à không, bọn họ lại qua được một mùa đông giá rét nữa.
“Aizzz, ta nói ông có hiểu không?” Lão Lưu ngồi bên cạnh cười đến độ thấy răng không thấy mắt.
Răng ông ta đã rụng một nửa, hai má hõm xuống, vừa nhếch miệng thì cả mặt đã như có cái hố.
“Không có đồ ăn thì ăn bằng cái gì?” Lão Ngô cảm thấy ông bạn già của mình quả thực điên rồi, kể có câu chuyện xưa mà cười như kẻ điên.
“Đã không có đồ ăn thì gọi cha hắn xuống làm gì……”
Làm gì ư? Cha hắn tới thì sẽ có đồ ăn để ăn với cơm.
Lão Ngô quay đầu, đôi mắt ngơ ngác nhìn lão Lưu không rời.
Nhưng sau một lúc lâu ông ta bỗng nhếch miệng cười theo, tay duỗi ra vỗ vai lão Lưu vài cái, “Ông đúng là càng già càng không đứng đắn, toàn nói mấy thứ mê sảng, không sợ con trai ông nghe thấy à?”
Lão Lưu đương nhiên là đang nói hươu nói vượn, con ông ta là Lưu Tranh, là đứa con hiếu thảo nổi tiếng cả thôn.
Mỗi ngày hắn đều hầu hạ người cha già của mình thỏa đáng, nhìn cái chăn lông dê ông ta đang đắp là biết.
Nó rắn chắc không có kẽ hở, và là thứ Lưu Tranh đã phải tốn một số tiền lớn mua từ tay một thương nhân ngoại vực cho ông ta.
Lão Lưu đắp nó lên hai chân bị tật vì lúc trẻ làm lụng vất vả của mình quả là thích hợp.
Tay ông ta cũng không rời cái bình ủ ấm.
Đó là thứ Lưu Tranh được Nhị lão gia của Chương gia thưởng cho sau mấy ngày tới đó làm việc.
Nó được chạm rỗng hình còn bướm tinh xảo, dưới đáy còn ghi “Năm Càn Long”.
Đây là thứ mà mấy kẻ nông dân quê mùa như bọn họ chưa từng nhìn thấy.
Lão Ngô tặc lưỡi một cái: Chính vì con trai quá hiếu thuận nên lão Lưu mới không hề cố kỵ nói ra câu chuyện vui đùa này.
Bởi vì câu chuyện xưa ấy chẳng liên quan gì tới ông ta nên một khi nghe ông ta kể thì những người khác sẽ có cơ hội khen Lưu Tranh hiếu thuận.
Đây cũng là mục đích ông ta kể câu chuyện vừa rồi.
Lão già này đúng là xảo quyệt.
“Ầy, chuyện xưa này tuy là chuyện cười nhưng có một việc không phải đùa,” lão Lưu thu lại ý cười và chép hai cánh môi mỏng nói, “Ông còn nhớ động lão nhân ở núi Nam Lộc không? Hai ta khi còn nhỏ từng tới đó chơi sau đó không tìm được đường xuống núi nên ngủ trong động một đêm.
Ta nhớ đêm ấy ông bị bóng đè thế là nói mớ cả đêm……”
Động lão nhân thì lão Ngô đương nhiên nhớ.
Đó là những cái động cao nửa người, mọc trên núi Nam Lộc, bốn vách bằng phẳng, còn có hoa văn.
(Truyện này của Rừng Hổ Phách) Mà điều khiến người ta khó hiểu chính là trên vách động, cách cửa chừng một thước còn có hai đường rãnh một dài một ngắn.
Ông ta và lão Lưu đã ngủ một đêm trong sơn động kỳ quái kia.
Trong mộng ông ta thấy trên vách tường rậm rạp mặt người, tất cả đều là người già, đầu bạc mày trắng, khuôn mặt khô khốc, gầy trơ cả xương……
“Sau đó không phải mọi người đều nói động kia kỳ thật là mộ táng thời cổ đại sao? Ta nghe nói, cổ nhân thường mang quan tài lên núi bỏ vào động sau đó dùng gạch xanh cùng vôi và gạo nếp để bịt kín miệng huyệt mộ hình thành một ngôi mộ trên vách động.
Như thế huyệt mộ và vách núi hòa thành một thể, lâu dần hậu thế sẽ rất khó phát hiện.”
Lão Lưu khinh thường hừ một tiếng, “Cái gì mà mộ táng, có tòa mộ nào cần cửa khóa đâu? Có ngôi mộ nào cần phòng bị người chết bò ra không? Ta nói cho ông