Khánh Hi Kỷ Sự

22: Hạ Dã Niên


trước sau


Mùng năm tháng hai năm Khánh Hi thứ mười ba, trên phố Tịnh Thủy Bát, đường Hoàng Thổ Điếm, đại lộ Chu Tước, hơn mười dặm màn vàng và hơn vạn cấm quân phân cách Ly đô ra thành từng vùng nhỏ.

Giờ Thìn, đại giá đi ra từ cửa Chu Tước, hoàng đế ngồi trên ngựa trắng, mặc thường phục có tay áo bó, mũ da đỏ như lửa buộc tóc lại, thần thái phấn chấn, rất có khí phách oai hùng.

Đại tướng cưỡi ngựa theo hầu bên cạnh hoàng đế có khuôn mặt cháy vàng, khó giấu vẻ thanh cao, ngưng tụ tài hoa, chính là đương kim quốc trượng, đại tướng quân Chấn Bắc, Vệ Ninh hầu – Vương Cử.

Tất nhiên không thể thiếu chúng tướng bộ binh, giám quân kinh doanh và hai nghìn thị vệ cấm quân khác vây quanh.

Dưới cái lạnh căm căm của đầu mùa xuân, họ chạy chầm chậm đến kinh doanh ở cửa khẩu Tiểu Hợp Kinh duyệt binh xem lễ.
Sau khi thiết lập lại kinh doanh, đây là lần đầu tiên hoàng đế giá lâm.

Dù ngày mai tắt thở, thì hôm nay Hạ Dã Niên cũng không phải lộ diện ở cửa khẩu Tiểu Hợp.

Hôm mùng bốn gã đã đội gió lạnh tham gia răn bảo việc thao trường với Khương Phóng, giám sát giám Ty thiết về việc bố trí màn ngự trên tướng đài.

Tới hôm mùng năm, lúc mặt trời mọc thì dựng cờ lớn kim long vàng chói ở thao trường, để tế thần cờ.
Hạ Dã Niên che kín áo choàng, chỉ lo nhìn chăm chú góc cờ phấp phới trong nắng mai, khẽ run rẩy trong gió lạnh như băng.
“Tổng đốc đại nhân”.

Mặc dù Hạ Thiên Khánh là anh em ruột của gã nhưng trong quân đội vẫn lấy chức quan để xưng hô, ôm quyền nói: “Trời lạnh lắm, chỉ e hai ba canh giờ sau thánh thượng mới giá lâm, sao không trở về trong màn nghỉ ngơi?”.
Hạ Dã Niên vẫn ngơ ngác, một lát mới nói: “Cũng được”.

Quay người lại, gã thấy Khương Phóng nhìn mình từ xa, càng là miễn cưỡng thẳng lưng, vịn chặt bội đao.
Từng tốp từng tốp ngựa giỏi tới báo cáo, đến giữa giờ Tị hoàng đế đã cách đó năm dặm.

Hạ Dã Niên dẫn Khương Phóng và chúng tướng kinh doanh quỳ nghênh đón ở bên ngoài viên môn thao trường.

Thấy cờ lớn trong đội nghi trượng của hoàng đế che khuất bầu trời, đến trước mắt, họ hô to vạn tuế rồi phục tại chỗ lạy bốn lạy.
Hoàng đế ở trên ngựa gật đầu: “Bình thân, hai vị ái khanh vất vả rồi”.

Đoạn quay đầu nhìn Vương Cử, lại nói: “Đại tướng quân Chấn Bắc cùng đi theo trẫm.

Đại tướng quân lĩnh binh mấy chục năm, chúng tướng kinh doanh phải thao diễn cho tốt, được đại tướng quân chỉ điểm một hai là phúc của kinh doanh, cũng là phúc của trẫm”.
“Vâng”.

Hạ Dã Niên và Khương Phóng hành lễ với Vương Cử.
Vương Cử chỉ cúi người trên ngựa chứ không đáp lời.

Hạ Dã Niên và Khương Phóng dẫn đường phía trước.

Giá vào viên môn, liền có quân bắn pháo hiệu bên trong, ba tiếng như sấm vang lên trên đất bằng, xa xa nghe thấy tiếng chiêng trống chấn động bên trong thao trường.

Tức thì ai nấy đều im bặt, trong doanh chỉ có móng ngựa của nhóm hoàng đế là đập không ngừng như mưa xối xả.

Hoàng đế ghìm chặt dây cương dưới tướng đài, đạp lên lưng nội giám để xuống ngựa, dắt tay Vương Cử cùng lên đài.
Lại là ba tiếng pháo hiệu, hoàng đế ngồi lên ghế.

Dưới đài là hai vạn tinh binh đông nghịt, cầm giáo dài có tua đỏ, quỳ một chân trên đất hét lớn: “Ngô hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!”.
Trong chớp mắt ấy, ánh mặt trời bỗng như tối sầm lại, Hạ Dã Niên yếu ớt hư nhược, không khỏi tâm thần chấn động, người ngợm run rẩy.

Nghe thấy hoàng đế bình tĩnh nói tiếng “miễn” xong, gã vội vàng ổn định tiếng nói, khom người trước vua mời duyệt trận.
Hoàng đế gật đầu, Hạ Dã Niên truyền lệnh xuống, trên đài thổi ống sáo sừng, phất cờ vàng chỉ huy, tiếng trống cùng vang lên, trong thao trường ầm ầm tiếng giáp trụ lưỡi mác ma sát, hai vạn tướng sĩ mặc trọng giáp như thủy triều lên xuống trên mặt biển chìm trong bóng đêm đen kịt, sừng sững ưỡn thẳng người.

Tiếng trống lại vang lên, cờ đen phất nhanh, dưới đài tiếng giết ầm trời, mũi giáo lẫm liệt chói mắt dưới ánh dương, tựa như giao long lân giáp cuồn cuộn bốc lên, trận Phương đã biến thành trận Khúc trong nháy mắt.
Quân uy hùng tráng khiến hoàng đế cả mừng, nhiệt huyết sục sôi trong tim, siết tay xoay mặt định nói với Vương Cử, đã thấy nụ cười ngạo mạn dưới chòm râu hoa râm của ông ta thì kiềm nén không nói nữa, nháy mắt với Tịch Tà.
Tịch Tà tiến lên ghé đến bên miệng hoàng đế, nghe hắn ta dặn dò vài câu rồi mỉm cười, gật đầu thưa: “Hoàng thượng thánh minh, nô tỳ sẽ đi làm ngay”.

Hắn lặng lẽ đi tới bên Hạ Dã Niên và Khương Phóng, truyền khẩu dụ của hoàng đế.
Chẳng bao lâu trong thao trường đã liên tục thay đổi các trận Nhuệ, Trực, Phương, Viên.

Khương Phóng thét ra lệnh đánh chuông ngăn trống, lại thổi ống sáo sừng, phất cờ lệnh màu vàn.

Tiếng chiêng vừa vang lên, mấy vạn người bỗng lặng ngắt như tờ.
Hoàng đế đứng dậy cao giọng khen: “Hay!”
Các quan bộ binh như Ông Trực cũng đều khen hay.
Hoàng đế quay đầu hỏi: “Đại tướng quân thấy thế nào?”.
Vương Cử ngạo nghễ nói: “Thân binh của hoàng thượng quả nhiên đi đứng điều độ, tĩnh như hổ ngồi, động như rồng chạy.

Quân đội như hổ như sói này mà đóng giữ kinh sư thì dư sức”.
Hoàng đế hiểu ý ông ta, nói theo: “Kỷ luật của quân Chấn Bắc nghiêm minh, xông pha đại mạc, chiếm cứ nghìn dặm đất địch.

Những trận pháp lúc này của kinh doanh bày trước mặt đại tướng thực thụ chẳng qua chỉ là múa rìu qua mắt thợ.

Nhưng…” Hắn ta quay đầu nói với Hạ Dã Niên: “Kinh doanh mới thiết lập lại được một hai tháng đã có thanh thế quân uy như vậy, suy cho cùng là nhờ Hạ khanh thao diễn điều độ, chỉ huy thỏa đáng”.
Chúng thần lập tức phụ hoạ theo đuôi, khiến hoàng đế hết sức vui mừng.
Hạ Dã Niên tái xanh mặt mày, trong gió lạnh mà cằm vẫn lấm tầm mồ hôi hột, cười gượng nói: “Hoàng thượng quá khen.

Thần vẫn luôn ôm bệnh trong nhà, mọi việc ở kinh doanh đều do hiệp đốc Khương Phóng và giám quân Tịch Tà nắm giữ.

Thần không công mà hưởng lộc, đúng là ăn ngủ khó yên”.
Hoàng đế nói: “Không.

Hạ khanh cúc cung tận tụy, sao trẫm không biết”.

Hắn ta gật đầu ra hiệu cho Cát Tường, Cát Tường bèn bưng một chỉ dụ ra.

Ngay hôm ấy, Tổng, Hiệp nhung chính của kinh doanh là Hạ Dã Niên và Khương Phóng thăng chính nhất phẩm, mỗi người được thưởng một đôi ngọc như ý, trăm đồng tiền vàng, ban thưởng một thanh bảo kiếm.

Các tướng khác trong kinh doanh đều được ban thường.
Hạ Dã Niên dập đầu tạ ơn, phục xuống mãi không có ngẩng đầu lên.
Hoàng đế hỏi: “Hạ khanh?”.
“Dạ.

Thần tạ ơn ân điển của hoàng thượng”.

Hạ Dã Niên đứng dậy, lui sang một bên rũ tay không nói.
Lát sau Cát Tường đi ra, truyền ban thưởng rượu và thức ăn cho tướng sĩ.

Hoàng đế lên ngựa hồi loan trong tiếng pháo hiệu.
“Khanh thấy Vương Cử có đáng tin không?” Hoàng đế ngồi trên giường ở tẩm điện, lo lắng hỏi.
Tịch Tà thưa: “Vạn tuế gia cảm thấy có chỗ nào không ổn ạ?”.
Hoàng đế cau mày nói: “Vương Cử theo Nhan vương, Hồng vương chinh chiến Hung Nô nhiều năm, quả thật năm đó cũng là đại tướng một mình gánh vác một phương quân vụ.

Từ năm Thượng Nguyên thứ chín trở đi, Hung Nô vẫn luôn không ngừng thôn tính nội bộ, xuôi nam xâm phạm, lúc ghê gớm nhất cũng chỉ có vạn người.

Thêm vào đó, quân vụ đóng giữ phía bắc đều giao vào tay Lương vương, quân Chấn Bắc vẫn phòng giữ ở Lạc châu và Bạch Dương, tính ra cũng đã nhiều năm chưa đánh trận nào ác liệt rồi”.
“Vạn tuế gia nói có lý”.

Tịch Tà tâu: “Nhưng Vương Cử lĩnh binh cực kỳ nghiêm khắc, mười hai vạn kỵ binh quân Chấn Bắc nghiêm túc chấp hành quân kỷ, sĩ khí tăng vọt, công lao của ông ta không nhỏ đâu ạ”.
“Chính vì vậy, ông ta mới quá đỗi kiêu căng”.

Hoàng đế thở dài nói: “Nếu hai ngày nếu trẫm phong ông ta làm tướng, e là với tính tình đó sẽ không ở chung với Lương vương được.

Lỡ lòng quân chia năm xẻ bảy, há chẳng làm người ta lo lắng?”.
“Ý của vạn tuế gia là…”
“Trẫm không có ý gì khác, dùng người thì không nghi ngờ người…” Hoàng đế bảo: “Vả, hiện nay trong triều còn ai có thể ganh đua với Lương vương, cầm giữ tám vạn tinh kỵ ở Lương châu chứ?”.
“Hoàng thượng nói phải, hiện nay người có thể đảm đương trách nhiệm nặng nề này chỉ có một mình Vương Cử”.
Nói thì nói vậy, hoàng đế vẫn rất sầu lo, suy tư một lát, đành chuyển chủ đề: “Trên thao trường, trẫm bảo khanh truyền chỉ hủy bỏ diễn trận kỵ binh, Khương Phóng có nói gì không?”.
“Ngài ấy vốn không biết là vì Vương Cử, sau đó mới thoáng hiểu ra”.
Hoàng đế nói: “Vương Cử dẫn dắt mười hai vạn kỵ binh, sẽ không coi diễn trận kỵ binh của kinh doanh ra gì.

Với sự cao ngạo của ông ta, chẳng biết sẽ nói ra điều gì khó nghe, không đâu khiến ông ta mài mòn nhuệ khí của tướng sĩ trong kinh doanh.

Khanh đi nói rõ dụng ý của trẫm với Khương Phóng đi”.
“Vâng”.

Tịch Tà vâng mệnh, hôm sau lại đến cửa khẩu Tiểu Hợp tuần sát kinh doanh, gặp Khương Phóng thì nói rõ lời của hoàng đế.
“Tôi hiểu mà”.

Khương Phóng nói: “Tay Vương Cử này thanh liêm thì đúng là cực thanh liêm, có điều quá mức kiêu căng.

Nay binh lực và chiến pháp của Hung Nô đã cách biệt trời vực với nhiều năm về trước, nếu ông ta vẫn lật mấy chiêu trò cũ thì e sẽ chịu thiệt”.
“Hoàng đế cũng đang lo lắng việc này đấy”.
“Vốn có một cách”.

Khương Phóng mỉm cười bảo: “Chỉ cần phái một người bên cạnh hoàng đế đi giám quân, phối hợp với Vương Cử và Tất Long thì chẳng phải đã xong rồi ư?”.
Tịch Tà lắc đầu nói: “Hoàng đế luôn luôn hết sức cảnh giác với nội thần.

Ta có thể giám quân ở kinh doanh đã không dễ dàng gì.

Nội thần nắm binh quyền ở bên ngoài, bất kể chuyện này do kẻ nào đề xuất ra cũng đều là tại họa về sau đối với tương lai của hắn.

Chúng ta nhất định không thể nóng lòng trong chốc lát được”.
Lúc bấy có người vào bẩm báo, xe ngựa của Hạ Dã Niên đã chuẩn bị xong, sắp về kinh rồi.
“Sao đã chuẩn bị xe rồi?” Tịch Tà hỏi.
“Hai ngày nay, ngài ấy hứng gió lạnh nên bị bệnh, không cưỡi được ngựa”.
Khương Phóng và Tịch Tà đứng dậy đi ra ngoài.

Hạ Dã Niên đã được Hạ Thiên Khánh đỡ đi ra từ hậu đường, sắc mặt vàng khè, môi cũng trắng bệch.

Hai người tiến lên cáo biệt, Hạ Dã Niên lặng im trong chốc lát mới mỉm cười nói: “Nơi đây giao cho hai người”.
“Vâng”.

Khương Phóng cảm thấy xót xa, khom người thi lễ: “Tổng đốc đại nhân bảo trọng”.
Hạ Dã Niên gật đầu, thở hổn hển mấy cái rồi sai người hầu để mình nằm trong xe.

Hạ Thiên Khánh cũng cáo biệt, thi lễ với Khương Phóng, Tịch Tà rồi hộ tống xe ngựa chậm rãi ra khỏi thành.
Tịch Tà không thích lải nhải bên tai người không có hứng, vì vậy bỏ Khương Phóng lại, tự mình tìm Lục Quá nói chuyện.


Đi tới ngoài quan sảnh của phó tướng doanh kỵ binh thì thấy Lê Xán ngồi ở trên bậc thang lười biếng phơi nắng, cẩn thận lau chùi mũi giáo.
“Sao lại ở chỗ này?” Tịch Tà cúi đầu nhìn dải lụa dài trắng như tuyết mà hắn ta buộc lên trên cán thương, không kiềm được hỏi: “Anh là thân binh của thiên tử, sao lại dùng màu trắng? Không lành đâu”.
Cuối cùng Lê Xán cũng ngẩng đầu: “Vậy dùng màu gì? Đen à?”.
“Đỏ son”.

Tịch Tà trả lời.
Lê Xán cười to: “Sau khi nhuốm máu thì tự nhiên sẽ thành màu đỏ”.

Hắn ta lắc cổ tay, mũi giáo kêu vù vù.
“Vậy thì phải đợi một trận rồi”.

Tịch Tà nói: “Kinh doanh phòng thủ Ly đô, nếu muốn kẻ nào đánh tới nơi này rồi đấu với anh thì khó lắm”.
Tịch Tà nói thế, hiếm khi Lê Xán cũng nghĩ như vậy.

Lục Quá đi ra đón từ bên trong, vừa hay nghe được, cũng cảm thấy lời này không sai.

Ánh sáng mặt trời lơ thơ đầu xuân chiếu lên trên mặt mọi người, ngẩng đầu nhìn qua tường thành, bên ngoài có vẻ trong xanh vạn dặm nhưng bầu trời lại đang có mờ đục, cơn gió lạnh thấu xương cuốn mây mỏng bay thấp nên mơ hồ, không thấy rõ thứ gì.
Thời tiết phiền lòng trong mà lại không trong như vậy đến hôm mùng bảy thì lại trở thành nắng ấm chiếu rọi khắp nơi, mây xanh gột rửa không trung.

Vừa sáng, hoàng đế đã mặc quần áo võ biền, truyền Vương Cử yết kiến ở cung Càn Thanh, dặn đi dặn lại: “Lúc này tái ngoại giá rét, băng tuyết chưa tan, đại quân nhất định không được vội vàng tìm địch, chỉ cần thận trọng chiếm giữ chỗ đồng cỏ và nguồn nước dồi dào, không cho Hung Nô cơ hội nghỉ ngơi lấy lại sức sau mùa xuân, đợi lương thảo sung túc, sau khi xuất quân lên bắc, khanh lại dẫn đại quân đi thảo phạt cũng không muộn.

Phải nhớ cho kỹ đấy”.
Vương Cử vâng mệnh, hoàng đế thấy đã đến lúc bèn lấy phù tiết và búa rìu[1] trao cho đại tướng quân Chinh Bắc Vương Cử, lệnh cho chỉ huy tổng cộng hai mươi vạn quân Chấn Bắc và kỵ binh Lương châu ra khỏi Nhạn môn, Xuất Vân, chinh phạt Hung Nô.
Hoàng đế đi ra ngoài điện, thoải mái dễ chịu nhìn sắc trời, hỏi nội thần bên cạnh rằng: “Các ngươi xem cái này có tính là điềm lành không?”.
Nơi đây còn có thể nghe thấy tiếng trông nhạc ngoài cửa Tử Nam, Vệ Ninh hầu Vương Cử giơ cao phù tiết và búa rìu, tấu nhạc dẫn đường, cờ xí vòng quanh, được trăm quan lần lượt tiễn xuất, tới miếu Võ Thần hiến sinh cầu phúc.
Nhưng điện Thanh Hòa lại im ắng tĩnh mịch, dường như phồn hoa của triều đình lập tức bị hút hết vậy.

Bao nhiêu tiền của người ngựa đều cấp cho đại quân chinh bắc, giả mà hai mươi vạn kỵ binh này thua trận tan tác thì nhất định xã tắc sẽ súp đổ.
Vì vậy Lý Cập thẳng thắn nói: “Cực kỳ đại cát ạ”.
Hoàng đế không nói gì, cất tiếng cười to đi mất.
Lý Cập nhìn Cát Tường, nghi ngờ hỏi: “Tôi nói sai gì rồi à?”.
Cát Tường lắc đầu cười bảo: “Hoàng thượng vâng mệnh trời, đại quân bắc phạt tất thắng, cần gì điềm lành tỏ rõ?”.
“Đại gia của tôi ơi!” Lý Cập hối hận không kịp, vả vào mồm mình một cái, giậm chân hỏi: “Nếu ngài nói trước thì chẳng phải tôi đã không bị chôn sống rồi ư?”.
“Vạn tuế gia là minh quân bậc nào chứ, sao lại so đo với ông?”
“Cát Tường!” Hoàng đế đã gọi ở phía trước, đợi Cát Tường đi nhanh lên trước mới thấp giọng hỏi: “Đã bao lâu trẫm chưa đến cung Tiêu Cát rồi?”.
“Bẩm hoàng thượng, ít nhất cũng đã hai tháng rồi ạ”.
“Không biết thân thể nàng ấy đã khá hơn chút nào chưa.

Hôm nay trẫm sẽ đi thăm nàng”.
“Vâng”.

Cát Tường cười thưa: “Giờ nô tỳ sẽ đi báo hỉ cho Hoà thục nghi”.
“Không cần.

Giờ trẫm lặng lẽ đến.

Nếu thân thể nàng ấy đã khỏe thì đi theo trẫm ngắm hoa giải sầu”.
“Vạn tuế gia nghĩ cho Hoà thục nghi như vậy, nương nương nhất định sẽ rất vui vẻ”.

Cát Tường nói nhưng thầm thấy làm lạ.

Hoàng đế không phải cái loại người biết quan tâm như thế, phàm là phi tần trong cung lộ ra chút sầu bi oán hận đã khiến hoàng đế mất kiên nhẫn, dần dà sẽ lảng tránh lạnh nhạt.

Chẳng biết điều gì làm hoàng đế đổi tính, chuyện xảy ra hai tháng rồi mới nghĩ đến chuyện an ủi Hoà thục nghi, đi ngắm hoa giải sầu với nàng.
Hoàng đế thay quần áo, người dẫn theo cũng không nhiều.

Cát Tường cười tủm tỉm gọi tiểu thái giám trước cửa cung Tiêu Cát lại, hỏi: “Nương nương đang làm gì đấy?”.
“Nương nương mới vừa ngủ trưa, đã dậy rồi, có điều…”
“Có điều làm sao?” Hoàng đế đã cười bước vào sân, đi nhanh đến bên ngoài tẩm cung.

Cát Tường vội vàng đẩy cửa ra cho hắn ta, hoàng đế vén bức rèm che lên, làm người bên trong giật mình.
Sắc mặt Mộ Từ Tư đã khôi phục vẻ hồng hào được bảy phần, gầy hơn trước kia một ít, vì thế mà hai mắt càng thêm đẹp đẽ sâu xa: “Hoàng thượng”.

Nàng nở nụ cười, sắc đẹp vẫn khiến hoàng đế khó thở trong nháy mắt, cơ thể mềm mại đã nhào vào lòng hắn ta, hoàng đế khóa chặt hai cánh tay, tim đập thình thịch.
“Hoàng thượng thứ tội”.

Mộ Từ Tư ngọ ngoạy, muốn hành lễ.
Hoàng đế vẫn không thả lỏng, cứ vùi mặt vào trong mái tóc dài rậm xõa tung của nàng.

Đợi người chung quanh đều quỳ xuống dập đầu, hô to vạn tuế, hoàng đế mới hồi phục tinh thần lại.
“Mới vừa dậy à?”
Mộ Từ Tư đỏ mặt nói: “Thần thiếp đang chải đầu.

Đây là hài thục nghi của cung QUế Hợp”.
Thiếu nữ đứng lên bên cạnh chỉ mặc quần áo dài màu xanh thẳm, bàn tay trắng như tuyết vẫn nắm chiếc lược gỗ đỏ tươi mạ vàng, mái tóc xoăn dài vây quanh khuôn mặt, có vẻ thanh tú không chân thật như đang tan chảy dưới ánh mặt trời.
“Thần thiếp Vệ thị, thỉnh an hoàng thượng”.
Hoàng đế hơi choáng váng, dục vọng không tên bỗng nhiên dâng lên: “Đây là…”.
“Bẩm hoàng thượng, đây là hài thục nghi của cung Quế Hợp, vào cung cùng một ngày với thần thiếp nhưng hoàng thượng chưa từng gặp”.

Mộ Từ Tư kiên nhẫn mìm cười nói ở phía sau hoàng đế: “Mấy ngày này thần thiếp ngủ không yên, nàng ấy bèn ở lại bên thần thiếp một lát.

Hoàng thượng?”.
“Hả? Cái gì?”
“Hoàng thượng ngồi bên ngoài một lát, đợi thần thiếp trang điểm xong nhé?”
Ánh mắt hoàng đế vẫn vấn vương trên người Vệ thị, hỏi thăm một cách rối bời: “Nàng tên gì?”.
“Thần thiếp Vệ thị”.

Hài thục nghi nói.
“Được, được”.

Hoàng đế lùi hai bước: “Các nàng tiếp tục rửa mặt chải đầu đi, trẫm ngồi bên ngoài”.
“Vạn tuế gia vẫn ổn chứ?” Cát Tường bưng trà thấp giọng hỏi.
“Sao lại không ổn?” Hoàng đế cười mất hồn mất vía.
Cát Tường xa xa đánh giá hài thục nghi hai lần rồi cười nói: “Hài thục nghi thật đẹp”.
“Hình như đã từng gặp ở đâu đó rồi.

Khanh cảm thấy thế nào?”
“Bẩm vạn tuế gia, nô tỳ không cảm thấy vậy”.

Cát Tường nói bừa.
Hài thục nghi đi theo Mộ Từ Tư đã bôi phấn lại lộ diện, son màu hoa hồng và châu ngọc gài trong tóc che đi sự lạnh lùng thuần khiết.

Tay áo đỏ lại phất chào một lần nữa, hoàng đế đưa tay kéo lấy cả hai vị phi tử.
“Nàng vào cung cũng gần một năm mà lại lạnh nhạt với nàng”.

Hoàng đế nói với hài thục nghi: “Hôm nay hiếm có, hai nàng hãy trò chuyện với trẫm đi”.
Nét mặt hài thục nghi rất hiếm vẻ nũng nịu xinh đẹp, bình tĩnh đáp lời.
Cát Tường thấy ánh mắt hoàng đế vấn vương mãi trên người hài thục nghi, sợ lạnh nhạt Mộ Từ Tư, bèn vội vàng góp vui, chọc cho hoàng đế và các phi tử cười không ngừng.

Dùng bữa tối xong, đến lúc nghỉ ngơi, hoàng đế vốn muốn ở lại cung Tiêu Cát nhưng Mộ Từ Tư lại đỏ mặt khó xử, tiếng nói nhỏ như tơ nhện: “Thân thể thần thiếp vẫn chưa khỏe hắn, thái y cũng nói… Chi bằng…” Nàng cười với hài thục nghi: “Hoàng thượng đến cung Quế Hợp đi”.
“Cũng được”.

Hoàng đế suýt nữa buột miệng khen Mộ Từ Tư giỏi đoán ý người.
Hài thục nghi trời sinh đã thùy mị phó thách cho trời, không thấy vui mừng quá đỗi, chỉ đứng dậy dẫn đường mời hoàng đế di giá.

Mộ Từ Tư cung tiễn hoàng đế đến ngoài cửa cung, trở về sai người mở ngăn kéo ra, gói hai mươi lượng bạc ròng giao cho thái giám thủ lĩnh cung Tiêu Cát: “Thưởng cho Lý Cập của cung Càn Thanh”.

Nàng mỉm cười: “Nhớ nói tiếng “đa tạ””.
Lúc này đêm đã khuya, ngọn nến trong trong thư phòng cung Càn Thanh đã đốt hết một lần.

Tịch Tà dụi mắt, nhân lúc Tiểu Thuận Tử thêm nến mới thì để bút xuống đi ra ngoài cửa cung hít thở.

Trong yên tĩnh, hắn có thể nghe thấy rõ ràng tiếng Lý Cập nhỏ giọng nói đùa với thái giám cung Tiêu Cát ở trong góc tối phía xa.
“… Kể từ đó, hoàng thượng không đến cung của Nghị phi nữa rồi”.
“Xem ra Vệ nương nương đó là một tiên nữ lặng lẽ vô dục, ắt hẳn dễ thao túng”.

Lý Cập cười nói: “Mộ nương nương nhanh chóng hồi phục, lúc được sủng hạnh lần nữa sẽ là ngày lành của đám nô tỳ chúng ta rồi”.
“Lý gia nói thật có lý”.

Tiểu thái giám đó không tiện ở lâu, tiếng bước chân lộp cộp đi xa.
“Thầy ơi, thay nến xong rồi ạ”.

Tiểu Thuận Tử đi ra mời Tịch Tà: “Thầy đang nhìn gì đấy?”.

Cậu ngẩng đầu nhìn bầu trời chật hẹp: “Sao đổi ngôi ạ?”.
Tịch Tà phì cười, trầm mặc một hồi mới nói: “Tiểu Thuận Tử, con cần phải nhớ, phàm là thứ mỹ lệ thuần khiết thì đều giống như sao đổi ngôi, sẽ không dài lâu.

Lúc con mê hoặc quyến luyến nó thì nó đã trầm luân tan biến rồi”.
“Dạ?” Tiểu Thuận Tử gãi đầu: “Cái gì được coi là thứ mỹ lệ thuần khiết ạ?”.
“Hoa mùa xuân, trăng đêm thu…”
Tiểu Thuận Tử cười ha hả: “Thầy ơi, thầy nói lời này, ngay cả con cũng phải nổi da gà khắp người rồi đây”.
“Lòng người”.

Tịch Tà đảo mắt nói: “Lòng người lương thiện là thứ dễ sa đọa nhất trần đời, cho nên…”
“Cho nên, không được cả tin”.

Tiểu Thuận Tử nói.
“Trẻ nhỏ dễ dạy.


“Lục gia đấy à?” Thái giám đề lĩnh quan phòng cung Càn Thanh của giám Ti lễ nghe thấy tiếng Tịch Tà bèn tiến lên phía trước nói: “Khương Thống lĩnh bảo tôi truyền thư tới, phủ của tổng đốc nhung chính của kinh doanh Hạ Dã Niên truyền tin đến nói Hạ đại nhân đương nguy kịch”.
Bệnh của Hạ Dã Niên tái đi tái lại giằng co gần nửa tháng.

Vì cùng làm việc ở kinh doanh, Tịch Tà không những tự mình đi thăm một lần, còn phụng mệnh vua tới thăm hỏi mấy lần.

Bởi vì thái y nói thật nên Hạ phủ đã lặng lẽ chuẩn bị quan tài từ lâu, người trong nhà đều vây quanh phòng bệnh, chờ gã dặn dò hậu sự.

Đến ngày mười chín tháng Hai, Hạ Dã Niên lại đột nhiên có tinh thần, mở mắt nói chuyện, gọi người lau mặt cho gã rồi gắng gượng ngồi dậy, còn uống ít canh sâm.
Câu đầu tiên gã hỏi Hạ Thiên Khánh hầu hạ bên giường: “Có ai… trong triều đình ở đây không?”.
“Có Khương Phóng ạ.


Mấy ngày nay hôm nào cũng tới”.
“Hiếm thật”.

Hạ Dã Niên cố hết sức bảo: “Mời vào đi, anh có chuyện muốn nói”.
Hạ Thiên Khánh hơi chần chừ rồi mới đi ra ngoài mời.

Khương Phóng sải bước vào phòng, vừa nhìn xuống đã nói: “Xem ra tổng đốc đại nhân đã bình phục rồi”.
Hạ Dã Niên lắc đầu cười nói: “Hồi quang phản chiếu[2] mà thôi”.
Khương Phóng ngồi ở bên cạnh gã bảo: “Anh Hạ có gì dặn dò, cứ việc nói thẳng”.
“Anh Khương…” Hạ Dã Niên thấy mọi người đều đã lui ra, mới cất tiếng: “Hai ta tòng quân cùng năm, cùng đánh Hung Nô, có tính là bạn bè đồng bào không?”.
“Đương nhiên”.
“Hai ta cùng được chọn làm thị vệ đại nội, nâng đỡ lẫn nhau, cũng có lúc liên thủ ngăn địch, có tính là tình cảm đồng liêu không?”
“Có”.
“Đã như vậy, anh hãy nói cho tôi biết, tôi dẫn binh làm hết chức trách hơn hai mươi năm, đánh đâu thắng đó, hôm nay, không được chết trận trên sa trường như ý nguyện, ngược lại trong tay chẳng binh chẳng tướng, không kiếm không giáo.

Trên thì chúa công nghi kỵ; dưới thì thuộc hạ cũ ly tán là vì cớ gì?”
Gã nói liên tục, không thấy oán hận chất vấn chút nào làm Khương Phóng ngập ngừng mãi.

Hạ Dã Niên mỉm cười: “Anh Khương, mười mấy năm trước, anh, tôi, và cả Lưu Tư Hợi cũng có thể xưng là “Tam Tuấn Quân Bắc”, đã từng cùng chí hướng nên thành tri kỷ, từ bao giờ lại xa lạ như thế?”.
Khương Phóng đáp: “Chỉ vì người anh Hạ huynh hầu hạ thực sự không chỉ có một mình đương kim thánh thượng.

Người hai ta bảo vệ khác nhau, vì vậy dần dần xa lạ”.
“Không sai, hai ta không có thù riêng, nhưng dòng nước trong triều chảy xiết, chọn chủ như chọn gỗ, tôi đã ôm lầm một cây gỗ mục nên mới chìm, không trách ai được”.

Gã thở hổn hển, lại phấn chấn tinh thần: “Trong năm mươi năm, cả họ Hạ của tôi có bảy viên thượng tướng.

Đến thế hệ tôi, chỉ còn lại có hai anh em tôi tòng quân.

Tôi sắp không xong rồi, mà em Thiên Khánh của tôi cũng không phải kẻ hiểu chuyện lắm, ỷ vào chức quan của tôi nên từ trước đến giờ không biết nặng nhẹ.

Anh Khương đồng liêu với tôi hai mươi năm, giống như anh trưởng của nó vậy, xin anh Khương thay tôi săn sóc, dạy dỗ nó”.
Khương Phóng bảo: “Nếu anh Hạ đã nói như vậy, tôi vốn không nên chối từ, chỉ là Thiên Khánh đã trưởng thành rồi, chưa chắc đã muốn nghe lời tôi”.
“Anh là chủ tướng của nó, lấy quân lệnh ra trói buộc nó thì sẽ phải theo thôi.

Tôi không muốn nó giống tôi, cuốn vào phân tranh của triều đình.

Chỉ mong sao nó có thể một lòng một dạ làm quan quân, giết địch đền nợ nước.

Cho dù một ngày hi sinh vì nước, cũng chết có ý nghĩa, hơn tôi vạn lần”.
“Thì ra là thế”.

Khương Phóng gật đầu nói: “Tôi đã hiểu ý của anh Hạ rồi”.
“Được”.

Hạ Dã Niên không ngừng mỉm cười, tinh thần lại bắt đầu tan rã.
Khương Phóng thấy thế thì vội vàng gọi đại phu và thân thích của Hạ Dã Niên đến, Hạ phủ bỗng chốc rối ren.

Khương Phóng ngồi trong phòng khách nhỏ cách đó không xa, nghe được tiếng bước chân đi vào không ngừng, sau gần nửa canh giờ, hình như Hạ Dã Niên hét to một tiếng: “Người đã quên ta rồi…”.

Phòng bệnh chợt im bặt, sau đó là tiếng kêu đau thương đứt ruột đứt gan.
Khương Phóng lặng lẽ đi ra Hạ phủ, tiếng khóc đã xuyên qua mấy lớp sân mà truyền ra.

Thằng nhóc trước cửa dường như mang theo vẻ ngỡ ngàng thầy bại thì tớ cụp đuôi, sửng sốt hồi lâu mới vội vàng dắt ngựa đến cho anh ta.
Thời tiết quả là ấm áp.

Khương Phóng thả dây cương mặc cho ngựa chạy chậm, trái tim bị ánh mặt trời nướng thành một cục nóng hổi lờ đờ.

Biết rõ là khổ sở như lửa đốt nhưng lại không có sức lực phát ra.

Khương Phóng bị nỗi bất đắc dĩ dây dưa hồi lâu, ngẩng đầu lên thì phát hiện ngựa đã dẫn mình đến cầu Song Thu.

Trước ngõ Lan Đình tan hoang đang đợi tu sửa, cổng chào bị đốt nhưng đã đổi thành lầu hoa ba tầng, thợ thủ công đang tỉ mỉ tô màu lên trên đòn dông.

Lán trúc xanh biếc dọc đường cũng đã khôi phục như cũ, biến ánh mặt trời thành màu xanh lá mạ, chiếu xuống người đi đường khiến mặt mày ai nấy đều đáng sợ như ma.
Người của viện Tê Hà đã tới đón chào từ xa.

Tê Hà nghe tin bèn vội vàng điểm son lần nữa, chải đầu lần nữa rồi mới chạy tới.
“Sao gần đây không thấy ngài thế? Cửa khẩu Tiểu Hợp bận rộn lắm à?” Nàng ôm lấy tám lưng rắn chắc của Khương Phóng từ phía sau, nhỏ giọng hỏi.
Khương Phóng nhìn trúc mới ngoài cửa sổ, vẫn không nói gì.
“Hạ Dã Niên chết bệnh rồi à?”
Cả người Khương Phóng run lên, gật đầu: “Trước kia gã cũng có thể xưng là đại tướng trong cả vạn người không có lấy một, kết quả lại phải chịu sự nghi kị lạnh nhạt của hoàng đế, hậm hực thành bệnh, ôm tiếc nuối mà chết.

Tôi cũng giống như gã thôi, thân bất do kỷ cuốn trong vòng xoáy phân tranh của triều đình.

Thói đời hiện nay, muốn làm một võ phu thuần túy cũng khó khăn đến thế sao?”.
Gương mặt Tê Hà vuốt ve lưng anh ta, thở dài bảo: “Tuyệt đối không thể nói như vậy.

Thời loạn mới xuất hào kiệt, mọi người tự có mệnh trời của riêng mình”.
“Tê Hà…” Khương Phóng xoay người ôm lấy nàng nói: “Từ nhỏ tôi đã là võ phu, cũng chả có tư chất ngang dọc đất trời gì.

Cô nói cho tôi biết, đến bao giờ, người như tôi mới có thể một lòng một dạ chiến đấu, trong lòng không còn hổ thẹn tiếc nuối đây?”.
Tê Hà sẵng giọng: “Sao ngài lại hổ thẹn tiếc nuối?”.
“Ái tướng lúc vương gia chinh bắc trước kia cũng chỉ có Lưu Tư Hợi và tôi còn ở trong quân đội.

Nói ra thì lại ai vì chủ nấy, ai biết sau này có thể gặp lại trên chiến trường hay không? Thứ mà cô, tôi và chủ nhân nghĩ đến mỗi giờ mỗi khắc đều là người Trung Nguyên tự giết lẫn nhau.

Dù tôi nhấc tay diệt vạn địch, lập được chiến công không ai bằng thì có gì vinh quang tự hào?”
“Ngài ấy à!” Tê Hà che miệng anh ta lại, mỉm cười nói: “Ngài cũng đã bốn mươi tuổi rồi, sao vẫn nghĩ không thông như thế? Tính mệnh con người sẽ tiêu vong, danh dự con người sẽ bị phỉ báng tổn hại, trinh tiết con người sẽ bị vấy bẩn, chỉ có tranh đấu của con người là sẽ mãi không dừng lại.

Chinh chiến sinh ra vì tội lỗi tham dục của con người, trước này không hề bàn đến vinh quang tự hào, càng không có hổ thẹn tiếc nuối.

Uổng cho ngài tòng quân nhiều năm, vong hồn dưới đao ngài mà nghe ngài nói như vậy, há lại không oán hận vì bị chết oan khuất ư?”.
“Là tôi tự làm phiền mình”.

Khương Phóng cười nói.
“Biết vậy thì tốt”.

Tê Hà nhếch miệng cười: “Đêm nay…”.

Nàng nói: “Ngài ở lại chỗ này à?”.
Tiếng nói của nàng chính như tiếng gió phất nhẹ qua rừng trúc ngày xuân lúc này, hơi khàn và đầy vẻ biếng nhác, làm Khương Phóng bất giác gật đầu.
“Tôi sai người đến phủ nói một tiếng với bà chủ”.

Tê Hà sửa sang vạt áo, lưu luyến buông tay Khương Phóng ra rồi căn dặn thằng nhỏ trước cửa nhanh chóng đi báo tin, xong xuôi lại gọi a hoàn nhỏ bưng chậu nước rửa tay hầu hạ Khương Phóng thay quần áo.

Chưa được bao lâu đã có người vội vã bẩm báo với Tê Hà, vẻ vui mừng trên mặt Tê Hà bỗng nhiên biến mất, quay lại nói: “Người trong phủ đang tìm ngài khắp nơi đấy! Trong cung cho đòi gấp kìa”.
“Vậy ư?” Khương Phóng nhảy lên đeo yêu đao, tóm lấy Tê Hà: “Cô mất hứng rồi à?”.
“Vẫn ổn”.
Cho dù lưu luyến nhưng vẫn chưa tới thời cơ được ở bên nhau, Tê Hà quay mặt đi bất đắc dĩ giận dỗi.

Khương Phóng nắm chặt lấy tay nàng rồi chạy đi như bay.
“Oan gia”.

Tê Hà trách móc.
“Sao Khương lão gia lại đi thế ạ?” Đám a hoàn vây lại lo sợ hỏi.
Hạ Dã Niên vừa chết, hoàng đế đã triệu Khương Phóng vào cung gấp, ắt hẳn chức vị tổng đốc kinh doanh chắc chắn thuộc về anh ta rồi.

Thế thì anh ta không thể kiêm chức thống lĩnh thị vệ nữa, từ nay về sau sẽ thường trú ở cửa khẩu Tiểu Hợp, khó mà gặp lại được.
Vì vậy, Tê Hà than thở: “Khương lão gia vội thăng quan rồi, đợi thăng quan xong thì sẽ không tới đây thường xuyên nữa”.

Trong lòng nàng khó tránh khỏi ấm ức, mình vẫn còn nhắc mãi nhưng chỉ nỗi lo này chẳng bao giờ thoáng qua trong lòng Khương Phóng.
Lúc bấy Khương Phóng và Tịch Tà đều đang vắt hết óc vì người được chọn lĩnh chức thống lĩnh thị vệ, bàn bạc ở ngự tiền thì chỉ có phó thủ của Khương Phóng là Trịnh Bích Đức thăng chức theo thứ tự.

Hoàng đế nói: “Mặc dù tài cán của người này không sánh bằng hai khanh Hạ, Khương nhưng cũng tuân theo quy cũ, những năm gần đây không phạm sai lầm.

Thôi thì cứ để hắn ta làm đi”.
Hầu hết người tâm phúc đều quá trẻ, dù cất nhắc lên nhưng khó có thể khiến mọi người tin phục, ngay cả Tịch Tà cũng lén than thở: “Đúng là thời buổi rối loạn.

Vốn định để Hạ Dã Niên cản một trận gió cho chúng ta để dễ dàng nắm được cả kinh doanh lẫn cung đình.

Giờ xem ra không thể chỉ trông cậy vào người khác được”.
Khương Phóng hỏi: “Người khác? Mặc dù tài cán của Trịnh Bích Đức bình thường nhưng cũng là thuộc hạ cũ của lão vương gia.

Người mình mà chủ nhân chỉ là ai chứ?”.
“Đó cũng là vết thương trí mạng của hắn ta.

Trừ anh ra, ta thực sự không muốn nhường chuyện phòng thủ trong ngoài đại nội này đến tay kẻ khác.

Kinh doanh mới được chấn hưng, lại phải có người như anh áp chế.

Du Vân Dao thông minh hiếm có, vốn có thể âm thầm giúp đỡ Trịnh Bích Đức, nhưng nay đành phải đặt ngoài cửa Tử Nam.

Mọi việc khó lưỡng toàn, ta buộc phải đi lại ở phòng trực của thị vệ nhiều hơn”.
“Làm gì có chuyện nội thần công khai nhúng tay vào việc của thị vệ? Hơn nữa còn có thái giám đề đốc của giám Ti lễ kia mà”.
“Ta sẽ không vô duyên vô cớ chọc vào họ.

Thường ngày thị vệ phòng thủ tự có lệ cũ để điều hành, ắt sẽ không có sai lầm.

Chỉ sợ có tình hình đặc biệt thì Trịnh Bích Đức sẽ luống cuống tay chân thôi”.
Khương Phóng gật đầu.


Nếu bản thân Tịch Tà đã muốn lo chuyện này thì không thể tốt hơn.

Anh ta bèn yên tâm nhận ý chỉ của hoàng đế, tới cửa khẩu Tiểu Hợp nhậm chắc, còn Tịch Tà sẽ lui tới hai nơi, đích thân mang đến tin tức từ đại nội.
Lúc này dưới sự thống lĩnh của Lương vương Tất Long, đại quân đã ra ngoài Nhạn môn năm trăm dặm, đóng quân ở cửa ải Xuất Vân.

Ngày hai mươi sáu thàng Hai, Vương Cử hội họp đại quân, tiếp tục tiến lên một trăm dặm.

Hai vạn kỵ binh chia làm bốn đường, chia nhau xây hào doanh ở phía nam Nỗ Tây A Hà để canh giữ, ngăn chặn bộ tộc Hung Nô xuôi nam vào đầu xuân.
Cùng ngày, Như Ý cũng thuận sông Hàn đặt chân vào đất Đại Lý.

Thái tử Đại Lý Đoàn Bỉnh đích thân bến tàu nghênh tiếp, công chúa đáp lễ cách lớp mành, không

hề thất lễ.
Tịch Tà đọc mật báo của Như Ý thì thở dài một hơi, cầm sổ con đi ra từ phòng trực định bẩm tấu cho hoàng đế biết thì Lý Cập đã đến cười nói: “Anh Sáu đừng phí sức nữa”.
“Sao thế?”
“Vạn tuế gia đương ở cung Quế Hợp đấy”.
“Không phải tối qua đã ở đó sao? Giờ là ban ngày mà lại đi à?”
“Vẫn chưa về”.

Lý Cập cười hì hì: “Từ mùa hè năm ngoái, vạn tuế gia chưa có lúc nào được thanh nhàn cả, nay rảnh rỗi nghỉ xả hơi thật là tốt”.
Tịch Tà gật đầu, bảo: “Đúng vậy, ông nói đúng”.

Dứt lời quay lại phòng trực, ném sổ con lên trên bàn: “Tiểu Thuận Tử, thu dọn đồ của chúng ta rồi về viện Cư Dưỡng”.
“Vâng ạ”.

Tiểu Thuận Tử cả mừng: “Ở chỗ này ăn không ngon, không ngủ yên, con đã muốn về từ lâu rồi”.
Tịch Tà dặn Lý Cập tìm người truyền công văn sổ sách qua lại, mang theo nhiều mật báo chưa xem xong về viện Cư Dưỡng.

Lý Cập không biết ý của hắn, vội vàng nói cho Cát Tường.

Cát Tường lắc đầu cười bảo: “Một ngày nó không gặp được hoàng thượng thì có trăm chuyện đại sự không ai định đoạt.

Thời gian càng dài thì đương nhiên càng nôn nóng, chi bằng để nó về viện Cư Dưỡng vừa làm việc, vừa điều dưỡng, nó cũng mệt lắm rồi”.
“Vâng”.
“Nói cho nó biết có việc gấp thì cứ tới cung Quế Hợp, gần đây vạn tuế gia phê tấu chương ở đây đấy”.
Lý Cập vui vẻ tìm đến Tịch Tà, nghe hắn trả lời dứt khoát: “Tôi không thích đi lại trong cung tần phi”.
“À, được”.

Lý Cập bị hắn tạt một gáo nước lạnh thì chả hiểu mô tê gì, đấm ngực giậm chân với Minh Châu: “Cô nương thử phân xử cho tôi đi, tôi chạy tới chạy lui giữa hai nơi là vì cái gì?”.
“Ôi!” Minh Châu nói năng sắc bén, phì cười: “Chẳng lẽ là vì lục gia sao? Ngài tự làm việc của mình là không sai đâu”.
“Nói thì nói vậy…”
“Biết rồi, biết rồi”.

Minh Châu cười đuổi gã ra ngoài: “Tôi đã nói hết điều nên nói rồi, ngài yên tâm làm việc của ngài đi, không ai dám bắt ép ngài đâu”.

Nàng quay lại mở cửa sổ trong phòng cho Tịch Tà.

Dưới ánh mặt trời sáng sủa, Tịch Tà lại có vẻ yếu ớt không chịu nổi gánh nặng.
“Minh Châu”.

Tịch Tà đặt bút xuống, quay đầu bảo: “Gần nhất tôi rất mệt mỏi”.
“Tôi biết”.
“Tính tình cũng không tốt… Nếu như mạo phạm đến cô thì cô đừng giận”.
Minh Châu cười nói: “Lục gia đúng là giảo hoạt! Nói như vậy thì về sau có thể tùy tiện nói năng động chạm à?”.
Tịch Tà bị nàng nói thì bật cười, lại định cầm bút, bị Minh Châu đè lại, nói: “Tôi thì không sao, nhưng lục gia đã mạo phạm Lý Cập đó rồi”.
“Đừng lấy mình ra so với gã”.

Tịch Tà mất hứng lên tiếng: “Gã đáng đời”.

Mắt thấy Minh Châu tức giận không còn gì để nói, hắn mới mềm mỏng đi: “Đầu tôi mê muội rồi”.
Hắn nhìn cả bàn đầy sổ sách công văn, che con mắt đau đớn lại và nói: “Mười vạn thớt ngựa và lương bổng quân nhu trưng thu từ đồn doanh các nơi lục tục xuất phát ở Lạc châu, Bạch Dương, Tây Vực đã được ùn ùn đưa đến tiền tuyến, những thứ ấy chính là việc tôi làm.

Đôi khi, tôi cảm thấy mình không gì làm không được, nhưng đôi khi, trông đống sổ con này, tôi cũng thấy sợ hãi.

Một câu trả lời được đưa ra sẽ có bao nhiêu người gánh chịu can hệ, một thủ lệnh điều binh được đưa ra sẽ có bao nhiêu người trước ngã xuống, người sau kế tục tự tìm đường chết? Nếu như hoàng đế ở bên, giả tưởng những thứ này đều vì phò tá hắn ta, chẳng qua là vì xã tắc triều ta nên buộc phải thế thì tôi còn bình tĩnh được.

Chứ lúc ở một mình, tôi sẽ không ngừng nghi hoặc, có phải những thứ này đều vì tư lợi của tôi, có phải đều làm vì cả nhà chết thảm của tôi hay không? Mấy trăm sinh mạng ấy có đáng để thiên hạ phân tranh hay không?”.
“Lục gia…” Minh Châu nói.
Tịch Tà lắc đầu không cho nàng nói hết, trông nàng mà rằng: “Tôi chỉ muốn cô ngồi bên là được”.
“Được, tôi sẽ ngồi ở đây”.

Minh Châu thuận theo ngồi xuống đối diện của bàn trên giường, nhỏ giọng nói: “Lục gia cần gì miễn cưỡng như thế? Nói cho cùng, lục gia cũng chỉ trạc tuổi tôi…”.
“Thật ư?” Chớp mắt, Tịch Tà lại bình tĩnh trước sau như một: “Hai ta sinh cùng năm à? Tôi không biết đấy”.
Minh Châu nói qua loa: “Lục gia nào màng đến những việc này? Mau mau xem tấu sớ đi, đừng để tôi uổng công ngồi ở đây”.

Nàng pha trà đặc rồi sai Tiểu Thuận Tử lấy kim chỉ giá thêu của mình tới, lẳng lặng ở bên Tịch Tà cả ngày, tới đêm mới về.

Sáng sớm hôm sau tới, nàng thấy ánh nến vẫn chưa tắt, Tiểu Thuận Tử thì nằm nguyên quần áo ngủ say trên giường bên ngoài, biết rõ Tịch Tà lại thâu đêm suốt sáng.

Vừa định tiến lên khuyên, đã thấy Tịch Tà để bút xuống, cười nói: “Được rồi.

Tiểu Thuận Tử đưa đến cung Càn Thanh đi”.

Không liếc Minh Châu lấy một lần, vừa ngả đầu đã ngủ mất.

Minh Châu không khỏi bật cười, nhẹ nhàng đánh thức Tiểu Thuận Tử cầm công hàm tóm lược tấu chương đến cung Càn Thanh.

Sau đó nàng đuổi chim sớm không ngừng líu lo trong viện đi rồi mới đóng cửa viện trở về.
Tịch Tà đang ngủ ngon, trong lúc quanh mình hoàn toàn yên tĩnh, chợt nghe tiếng cửa viện vang “kẽo kẹt”, tiếp theo là tiếng bước chân “huỳnh huỵch”.

Hắn tưởng là Tiểu Thuận Tử gọi bạn về chơi thì rất bực mình, mơ mơ màng màng tiện tay phất bút trên bàn giường xuống đất, nói: “Ra ngoài!”.
Bút rơi ngay xuống trước chân người nọ khiến hắn ta giật mình, vẫy tay với người bên cạnh, sai người nhặt lên rồi lặng lẽ xoay đi mất.

Tịch Tà vẫn chưa nhận ra, mãi đến khi bị Tiểu Thuận Tử đánh thức mới biết mình đã ngủ liền bốn canh giờ.
Tiểu Thuận Tử nói: “Lúc đầu không muốn gọi thầy dậy, nhưng sợ muộn nữa thì cung đóng cửa, thầy sẽ không rời cung được nữa”.
“Tại sao ta phải rời cung?” Tịch Tà ngạc nhiên hỏi.
“Thầy không biết sao? Buổi sáng hoàng thượng đã đến nơi này, vốn định gọi thầy cùng đến hành cung Thượng Giang nhưng lại bị thầy chọc giận”.
“Nói như vậy người đó là ngài ấy?” Tịch Tà ngẩn ra, không khỏi nở nụ cười: “Sao hoàng thượng lại muốn đến Thượng Giang?”.
“Sáng sớm hôm nay có tin chiến thắng, quân Chấn Bắc diệt hơn hai ngàn địch, hoàng thượng phấn khởi, đột nhiên nghĩ quân báo đến Thượng Giang sẽ sớm hơn nửa ngày so với đến Ly đô bèn quyết định hôm nay khởi hành đi đến Thượng Giang.

Đại giá đã xuất phát từ hai ba canh giờ trước rồi, bảo thầy tỉnh thì đuổi theo”.
Tịch Tà lắc đầu nói: “Lộ trình chưa đầy nửa ngày không đáng để đặc biệt chuyển tới đó ở.

Hoàng thượng không có ý khác à?”.
“Con nghe thấy người bên trong cung của mấy vị nương nương nói, gần đây hoàng thượng luôn yêu chiều hài thục nghi ở cung Quế Hợp nên Nghị phi vô cùng không vui, có nói thêm mấy câu trước mặt thái hậu”.
Tịch Tà cười nhạt bảo: “Năm trước sau khi hoà thục nghi bị bệnh, chẳng phải hoàng thượng chỉ tới mỗi cung của nàng ta sao? So với hoàng hậu thì nàng ta đã tốt lắm rồi đấy”.
“Các chủ tử không nghĩ như vậy đâu.

Dù sao thì hình như thái hậu đã mời hoàng thượng đến cung Từ Ninh nói vài câu, còn bảo gần đầy cơ thể hoàng hậu không khỏe, sao không thấy hoàng thượng hỏi câu nào.

Hoàng thượng phiền muộn không thôi, vì vậy cũng có thể đến Thượng Giang để được yên tĩnh đấy ạ”.
“Nói có lý”.

Tịch Tà thay xiêm áo.

Tiểu Thuận Tử và Minh Châu đã chuẩn bị hành lý thỏa đáng, hai người cầm thủ lệnh lấy ngựa rồi phấn khởi duổi theo.
Lúc này cảnh xuân đập vào mặt, liễu nhỏ bay bay, cơn gió mềm mại mang đi vô số phiền não, thanh thản không nói nên lời.

Mắt thấy tà dương dần rơi xuống thì càng chạy nhanh như tên, cứ xông về phía trước.

Mãi đến khi trời đã đen kịt, trăng khuyết đội mây như ẩn như hiện mới chạy tới đất Thượng Giang.

Hồ Động Nguyệt tiến lên đón rồi kéo ngựa của Tịch Tà, chỉ về phía các Ỷ Hải.

Tịch Tà phủi xiêm áo, thấy Cát Tường thì xin y vào thông báo.
“Lăn vào đây đi!” Hoàng đế ở bên trong nói.
Tịch Tà vén góc áo lên, dập đầu xin tội.
Hoàng đế nói: “Không ngờ khanh còn biết dỗi giống Như Ý.

Gì mà không thích đi lại trong cung tần phi, có phải thấy trẫm thoải mái vài ngày thì khanh không được dễ chịu phỏng?”.
“Không dám, nô tỳ không hề có ý đó.

Nhưng…” Tịch Tà cười tâu: “Hoàng thượng không phải thoải mái vài ngày mà là thoải mái hơn nửa tháng”.
Hoàng đế đi tới trước mặt Tịch Tà: “Khanh thế này là sao? Muốn học trung thần liều mạng can gián à?”.
Nhân vì sáng sớm Tịch Tà đã đụng đến hắn ta nên lúc này chọn bừa một lời lọt tai mà nói: “Nô tỳ không hề nghĩ như vậy.

Nô tỳ giận bản thân mình, vì sao không gặp hoàng thượng thì cứ như không có chủ kiến, không giống người có thể làm việc lớn vì hoàng thượng gì cả”.
Quả nhiên hoàng đế rất mừng, cười nói: “Mặc dù biết khanh đang nói hươu nói vượn song thỉnh thoảng nghe khanh nói thế vẫn rất vui vẻ.

Đứng lên đi”.
“Vâng”.
“Quân Chấn Bắc thắng trận nhỏ, đã biết chưa?”.

========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.

Mùa Hè Năm Ấy Thật Đẹp
2.

Hàng Xóm Của Tôi Là Cô Giáo
3.

Hồn Của Ba Tôi Bám Theo Anh Chàng Học Thần Cao Lãnh
4.

Trở Về Năm Tháng Bố Tôi Là Hotboy
=====================================
“Đã biết rồi ạ.

Chúc mừng vạn tuế gia quân Chấn Bắc đã giành được thắng lợi ngay trận đầu”.
Hoàng đế có vẻ vô cùng vui sướng, Tịch Tà nuốt lời định nói vào, đổi lời tâu: “Lúc nô tỳ đi ra từ trong cung còn mang theo một mật tấu của Thái Tư Tề – bố chính sứ Hàn châu.

Khoản chi năm mươi vạn lượng bạc trắng không minh bạch hằng năm của Đông vương Đỗ Hoàn tra được lúc trước, nay đã bị Thái Tư Tề tra được hướng đi rồi ạ”.
Hoàng đế vội vàng nhận lấy xem, không khỏi cười nhạt: “Thì ra năm mươi vạn lượng bạc trắng đó là để làm trò này! Điều tra giỏi đấy!” Hắn ta nói với Tịch Tà: “Trong bản phúc đáp, khanh phải khen ngợi Thái Tư Tề đấy.

Đông vương Đỗ Hoàn có cái thóp cấu kết giặc Oa này rơi vào trong tay trẫm, chẳng phải là ý trời đó sao?”.
“Hoàng thượng, giờ xem ra trước nay giặc Oa chưa từng an phận.

Người Oa mà lên đất liền thì nơi đứng mũi chịu sào chính là Hắc châu, hễ bất lợi cho Đông vương thì chính là thế lực triều đình có thể dùng được.

Hoàng thượng xem có cần cho Lục Tuần một thủ dụ đặc biệt để đối phó với việc của giặc Oa không ạ?”
Hoàng đế suy nghĩ một lát rồi nói: “Lẽ nào khanh muốn…”.
Tịch Tà mỉm cười nhưng ánh mắt lại lạnh đi: “Vâng ạ”.
Hoàng đế ngồi ở trước án, trầm ngâm một lát mới quyết định: “Nói cho Lục Tuần, giặc Oa khác với người Khuất Xạ, mặc dù đều ngấp nghé đất đai trung nguyên nhưng phần lớn đều xuất thân từ cướp biển, làm việc ti tiện, vô tín vô nghĩa, một khi dùng thì tất phải có thứ át chế”.
“Vâng”.
“Chỉ mong tổ tông khoan thứ…” Hoàng đế lẩm bẩm nói: “Nếu lúc này không cá chết lưới rách thì sao con cháu lại ra hạ sách này”.
Tịch Tà khuyên nhủ: “Nói không chừng kết quả là chúng lưỡng bại câu thương, chẳng phải tốt sao ạ?”.
“Nói thì nói vậy, nhưng không phải hành vi của kẻ vương giả”.

Hoàng đế phất tay một cái: “Khanh cũng mệt rồi, ngày mai nói tiếp”.
Tịch Tà dập đầu xin cáo lui, đi ra ngoài phòng, thấy tuy bốn phía không thiếu thị vệ nhưng đuốc của cấm quân phía xa lại ảm đạm hơn nhiều so với Thượng Giang trước kia.

Hắn vội vàng tìm Trịnh Bách Đức hỏi, mới biết hoàng đế ra ngoài đột ngột, chỉ gọi một đội thị vệ thân tín theo giá, vẫn đang điều động cấm quân.
Tịch Tà cười bảo: “E là hoàng thượng sẽ ở chỗ này thường xuyến, phần lớn cấm quân ở lại Thượng Giang không được việc lắm, lại bổ nhiều tinh binh đến kinh doanh như vậy.

Chi bằng xin bộ binh điều ít người tới, cứ coi như thao luyện”.
Trịnh Bích Đức đang sầu lo vì việc này, nghe vậy thì cả mừng, lập tức đi viết đơn từ.cho bộ binh.


Tịch Tà lại viết thư cho Khương Phóng, nói rõ chỉ cần điều trường thương thủ và cung tiễn thủ mỗi bên năm ngàn người tới Thượng Giang là được.

Làm xong cũng đã đến nửa đêm, sau khi được từ Tiểu Thuận Tử hầu đi ngủ chốc lát, một trận sấm rền đánh xuống, đã nghe ngoài cửa sổ tí tách tiếng mưa xuân.

Tịch Tà xoay người ngồi xuống, đẩy cửa sổ ra, quan sát phía đông, quả nhiên thấy một bóng người đi loạn như con ruồi không đầu, nghĩ vừa rồi mình không nghe lầm.
“Thầy ơi, sao vậy?” Tiểu Thuận Tử mơ mơ màng màng hỏi.
Tịch Tà khoác quần áo nói: “Ta đi một lát sẽ trở lại, con tuyệt đối không được động đậy”.

Hắn nhảy cửa sổ ra, đi theo sau người nọ, càng nhìn càng thấy quen.

Đuổi theo mấy bước, người nọ đã quay người lại, bị Tịch Tà bịt miệng, kéo vào trong phòng.
Tiểu Thuận Tử vội vàng khoác áo đứng lên, thấy rõ người trước mặt thì sợ đến mức hồn xiêu phách lạc: “Người, người, người, sao người lại tới đây?”.
Chàng thanh niên nhếch miệng cười: “Tôi tới tìm Tịch Tà”.
Tịch Tà tức giận mà không làm sao được, sai Tiểu Thuận Tử đóng kín cửa sổ, thấp giọng nghiêm túc quát: “Lý Sư, anh điên rồi à?”.
“Tôi không điên! Cả ngày bứt rứt ở kinh thành, chân tay đều không thi triển được.

Anh xem quân Chấn Bắc đã ở biên cương xa xôi, vì sao tôi không thể đi theo? Anh sắp xếp cho tôi đi, tôi muốn đến phương Bắc! Tôi muốn…” Tiếng Lý Sư vừa cất cao liền bị Tịch Tà đập một chưởng ngã xuống đất.
“Anh giết tôi trước đi!” Tịch Tà bị y chọc tức đến mức muốn ho, Tiểu Thuận Tử hô một tiếng “đánh hay lắm” rồi bưng nước tới để Tịch Tà nguôi giận.
Lý Sư trợn to hai mắt, siết nắm tay tiến tới gần, cả giận nói: “Anh nghĩ vì sao tôi lại lên kinh tìm anh”.
“Tôi biết rồi…” Tịch Tà thở dài: “Anh là chúa gây họa không chịu ngồi yên.

Trách tôi ném anh ở kinh thành chẳng màng”.
Lý Sư nghe hắn nói như vậy thì cơn giận mất tăm, quấn lấy Tịch Tà nói: “Tháng trước đại tướng quân Chấn Bắc đã phát binh đến biên cương, tôi sốt ruột đến mấy cũng không dám vào cung tìm anh.

Hôm nay thấy hoàng đế bãi giá rời kinh ở trên đường, nghe nói là đến Thượng Giang, tôi nghĩ ít nhiều gì cũng đã tới nơi này nên tìm đến.

Anh hãy nghĩ cách giúp tôi, để tôi theo quân Chấn Bắc đi”.
“Biết rồi, biết rồi”.

Tịch Tà nói: “Anh hãy nói thật, chỉ một mình anh tới thôi à? Thẩm Phi Phi đâu?”.
“Gã không chịu tới.

Lần trước gã bị cô nương Minh Châu dạy dỗ một trận, nói là sẽ không gây họa nữa”.
“Tại sao không có ai khiến anh sợ chứ?” Tịch Tà cười nói: “Thị vệ nơi này đều là bại tướng dưới tay anh, hơn nửa đều nhận ra anh.

Anh đừng đi lại vội, đêm nay trốn trong phòng tôi rồi ngày mai tôi sắp xếp cho anh đến nơi náo nhiệt”.
Điều Tịch Tà lo lắng nhất chính là để Cát Tường phát hiện ra động tĩnh, cũng may Cát Tường hầu hoàng đế ở các Ỷ Hải, ở giữa cách rừng rậm, cũng phải mất một chặng đường, mà thị vệ thì tai mắt chẳng nhanh nhạy bằng một phần của Lý Sư nên tạm thời yên lòng.

Sáng sớm hôm sau hắn bảo Tiểu Thuận Tử tìm cung y thay ra rồi ép Lý Sư mặc vào.
Lý Sư nói: “Tôi không mặc quần áo thái giám”.
“Xí!” Tiểu Thuận Tử cả giận nói: “Thầy không phải hoạn quan ư? Thầy của thầy không phải ư? Người thì đẹp rồi! Không mặc cũng được, đỡ làm bẩn xiêm áo của tôi”.
Lý Sư bĩu môi miễn cưỡng mặc.

Tiểu Thuận Tử đã cao bằng y nhưng không vạm vỡ như y, xiêm áo siết chặt Lý Sư, nom hết sức khôi hài, khiến Tiểu Thuận Tử phải vỗ tay cười.
Tịch Tà dặn dò: “Lý Sư không có lệnh bài, không thể ra cửa.

Tiểu Thuận Tử, hôm nay con không được đi đâu hết, ở lại trông chừng y cho ta”.
“Vâng”.

Tiểu Thuận Tử thấy Lý Sư còn theo sát Tịch Tà thì vội vàng kéo lại: “Sư thúc của tôi ơi, ông nội của tôi ơi, người cho rằng đây là chốn nào? Tha cho cái mạng nhỏ của tôi đi”.
Tịch Tà giơ ô đi liền, nháy mắt đã biến mất ở con đường nhỏ trong rừng.

Lý Sư đứng ngồi không yên đợi một ngày, lúc có người đến đưa cơm còn bị Tiểu Thuận Tử đuổi vào trong nhà.

Mãi đến khi trời tối, Tịch Tà vừa mới trở về, sai Tiểu Thuận Tử cởi lệnh bài xuống cho Lý Sư rồi lại bọc áo dầu thật kín, đội nón và quan sát hai bên một hồi, cười nói: “Vừa hay có thể bổ sung cho đủ, đi theo tôi”.
Lý Sư đi theo hắn luôn miệng hỏi: “Đi đâu? Đi đâu đấy?”.
“Ngậm miệng của anh lại”.

Tịch Tà bị tiếng nói sang sảng của y dọa cho rùng mình: “Vật họp theo loài, người phân theo nhóm! Người như anh nên tụ họp với tổ tông gây họa đó”.

Hắn chọn con đường nhỏ ít người, quanh co nửa ngày mới tới một dải liên doanh bên bờ sông.

Bày lệnh bài ra, quân sĩ viên môn canh trước trại đều nhận ra hắn, hành lễ xong thì cho vào.
Tịch Tà dẫn Lý Sư đến thẳng lều trung quân.

Vén mành lều lên, bên trong chỉ có một thanh niên đang đứng, mặt mày mệt mỏi phong trần, ánh mắt hếch lên kiêu ngạo, lười nhác ôm quyền với Tịch Tà.
“Đây là Lê Xán – người dạy giáo gậy trong kinh doanh”.

Tịch Tà nói với Lý Sư.
Lý Sư tháo nón ra, nhìn Lê Xán từ trên xuống dưới, hỏi: “Sao lại là một tên công tử bột?”.
Lê Xán trỏ vào y hỏi: “Tên không có não này là ai thế?”.
“Bụng dạ anh cũng hẹp hòi ghê.

Ngày ấy bị tôi phá hỏng chuyện đã khiến anh muốn giết người diệt khẩu rồi.

Nay hai ta đều là người trong kinh doanh, thường xuyên giáp mặt, tôi thấy anh ở bên thì luôn ăn không ngon ngủ không yên.

Chi bằng như vậy…” Tịch Tà ung dung thoải mái ngồi lên ghế: “Đây là Lý Sư, anh em của tôi, vô cùng phiền phức, không thể lộ diện trước mặt thị vệ, xin anh chăm sóc cho.

Anh nắm cái thóp này trong tay thì hai ta đều có thứ hãm chân, sau này có thể yên tâm rồi chứ?”
Lê Xán nói: “Cái này không gọi là hãm chân, chỉ là ngài áp chế tôi mà thôi.

Chức quan của y là gì?”.
“Không có chức quan, muốn làm tùy tòng theo bên cạnh anh, còn phải làm một lệnh bài cho y nữa”.
Lê Xán lạnh lùng bảo: “Chuyện này có gì khó? Ngoài cửa có một vạn tấm lệnh bài đấy thôi, giết bừa một tên là có ngay”.
“Ngươi dám?” Lý Sư lập tức giận dữ.
“Giao cho anh nghĩ cách đấy”.

Tịch Tà thoát khỏi Lý Sư, ném chuyện khó giải quyết cho Lê Xán, quả là cả người nhẹ nhõm, tâm thần đều sảng khóai.

Hắn tháo lệnh bài gỗ mun của Tiểu Thuận Tử xuống khỏi đai lưng Lý Sư, nói: “Anh em tôi rất thân với Lục Quá, tìm anh ta giúp cũng được.

Tôi đi đây”.
“Gượm đã!” Lê Xán và Lý Sư cùng gọi to.
“Thế là xong rồi ư?” Lý Sư giận dữ hơn: “Anh lại đẩy tôi ra ngoài cho xong việc đấy à?”.
Tịch Tà kéo y qua một bên, thấp giọng an ủi: “Sao lại thế? Đây là nơi mà anh có thể cách tôi gần nhất rồi.

Cứ hai ba ngày tôi sẽ tới nơi này.

Hơn nữa…” Hắn híp mắt liếc Lê Xán: “Võ công của người này còn cao hơn cả Khương Phóng, chắc chắn là cao thủ trong hàng cao thủ, cứ việc bắt hắn ta so chiêu”.
“Thật ư?”
“Tôi đã đấu với hắn ta, anh thử một lần là biết”.
Lý Sư không ngừng đánh giá Lê Xán, Lê Xán bị y nhìn đến mức đổ mồ hôi lạnh khắp người, hỏi: “Làm gì đấy?”.
“Khà khà”.

Lý Sư không kìm được cười.
Tịch Tà lại bảo: “Tôi và Khương Phóng có rất nhiều thư vô cùng cơ mật, việc nào cũng đều liên quan đến vận mệnh của trung nguyên, an nguy của bách tính nên muốn tìm một người võ công cực cao lại còn thân cận tới truyền và bảo vệ thư.

Trừ anh ra, gần như không ai có thể đảm nhận trách nhiệm nặng nề ấy.

Anh có bằng lòng giúp chuyện này không?” Tịch Tà tới gấp, trong chốc lát không tiện truyền tin tức từ Thượng Giang tới chỗ Khương Phóng ở kinh doanh.

Hắn đang đau đầu, vừa lúc có Lý Sư xông đến, đúng là có thêm người giúp đỡ nên lúc này cố hết sức dụ dỗ y, Lý Sư không khỏi mở cờ trong bụng.
“Được! Để tôi”.
“Chỗ thư tín này đều kẹp ở trong công văn lui tới giữa kinh doanh và tôi.

Việc này cực kỳ cơ mật, bất kể Lục Quá, Lê Xán, hay là Thẩm Phi Phi, anh cũng không nên tiết lộ nửa phần”.
Lý Sư chỉnh đốn tinh thần, nghiêm túc nói: “Vâng”.
Tịch Tà cười thầm, dặn Lê Xán dạy cho Lý Sư lễ tiết trong quân.

Cứ hai ngày Lý Sư lại đi tới đi lui giữa cửa khẩu Tiểu Hợp và Thượng Giang một lần, mang đến điệp báo các nơi.

Ngoại trừ bảo Tiểu Thuận Tử lấy thư, có lúc Tịch Tà cũng bớt thời giờ tới, luôn thấy Lê Xán cười hì hì với vẻ hài lòng, còn Lý Sư thì buồn thiu với những vết thương trên mặt, trên người.

Hắn biết Lê Xán lại trút hết lửa giận lên đầu Lý Sư nhưng Lý Sư vẫn như ăn mật, đuổi theo hỏi cách phá giải phép dùng giáo của Lê Xán.
Tịch Tà nói: “Đến đời thầy, phái chúng ta đã truyền thừa gần trăm năm, các đời đều hầu hạ hoàng thất.

Chúng ta ở trong hoàng cung, sao có thể tập võ công khai được? Vì vậy so với chiêu thức thì chú trọng nội công tâm pháp hơn.

Anh muốn tôi chỉ dạy cho ở chiêu thuật thì thà tìm Khương Phóng, Minh Châu hay là Thẩm Phi Phi còn hơn”.
Lý Sư nghi ngờ nói: “Nhưng Lê Xán lại nói chiêu thức của anh rất tinh diệu đấy”.
“Không, đó là do tu vi nội công của tôi cao.

Giả dụ tôi ở trên lầu nhìn xuống anh thì sẽ thấy hết nhất cử nhất động của anh; anh ở dưới lầu nhìn tôi lại chỉ có thể trông thấy tôi lộ mặt thôi.

Tu vi nội lực cũng giống như vậy, đến tầng nhất định thì cái gọi là chiêu thức chẳng qua cũng chỉ là ứng biến nhanh nhẹn linh hoạt trong chốc lát, vừa xem đã hiểu ngay.

Tuy là thuật dùng giáo của Lê Xán mạnh mẽ nhưng không có chỗ nào kì dị, chỉ là một luồng khí cương cường thuần túy, tất do nội lực phóng ra.

Nếu như nội công của anh có thể cao hơn hắn ta thì sẽ có thể nghĩ ra cách khắc chế.

Nếu bàn đến chiêu thức, thuật dùng giáo của Lê Xán khá giống kiếm pháp, hơn nữa thanh kiếm mềm của hắn ta cũng có kỹ thuật độc đáo.

Tôi muốn anh năng đấu với hắn ta chính là để bù đắp khiếm khuyết trên phương diện chiêu thức của anh.

Cơ hội hiếm có, phải nắm cho thật chặt đấy”.
“Tôi hiểu rồi”.

Lý Sư gật đầu nói: “Nhưng chừng nào tôi mới có thể đến biên cương phía bắc đây?”.
“Sắp rồi, bây giờ anh đăng ký trong quân, tương lai tìm một nguyên nhân điều vào trong quân Chấn Bắc cũng rất tiện”.

Tịch Tà qua quýt với y: “Vết thương của anh không đáng ngại chứ?”.
“Không đáng ngại, không đáng ngại!” Lý Sư cười to.
“Xem ra anh rất vui vẻ”.

Tịch Tà nói: “Lúc này đã ngồi yên được chưa?”.
Lý Sư gãi đầu: “Coi là vậy đi.

Đừng nói là tôi, chẳng phải anh cũng rất vui vẻ đó sao? Xem ra đã bớt rất nhiều việc bận lòng”.
“Vậy sao?” Tịch Tà ngẫm nghĩ một lát: “Anh nói chẳng có lý gì sất.

Gần đầy trăm thứ việc đã làm cho tôi sứt đầu mẻ trán, sao lại không có việc bận lòng được?”.
Hắn lại tìm Lê Xán tán gẫu vài câu rồi cáo từ chậm rãi quay lại hành cung dọc theo bờ sông.

Cả đường nước non tựa tranh vẽ, mưa bụi như dệt cửi, Tiểu Thuận Tử cầm ô trúc xanh cho hắn, song vẫn có mưa phùn theo gió sông thốc vào mặt.

Đi không bao xa mà nước mưa loang loáng trên đường món đá vụn rêu xanh đã dần thấm ướt mặt giày, hắn bỗng ngừng chân, hỏi: “Tiểu Thuận Tử, con thích Thượng Giang không?”.
“Thích ạ”.

Tiểu Thuận Tử thành thật nói: “Bớt bao nhiêu phiền não.

Nếu như chị Minh Châu ở đây nữa thì càng tốt hơn.

Thầy thì sao?”.
“Ta cũng thích ở Thượng Giang”.

Tịch Tà gật đầu.
Rừng cây sông nước như thể tách khỏi thái hậu, tách khỏi thù nhà, tách khỏi sự vướng víu của tần phi, tách khỏi cái ồn ã của triều thần, khiến hắn đang một lòng một dạ bận bịu trong chính vụ lôi thôi trở nên bình tĩnh vui vẻ.
“Đại thắng!” Trên đường lớn, tiếng chân ngựa tốt chạy như bay vang lên, quân sĩ báo tin thắng trận không ngừng hoan hô: “Quân Chấn Bắc đại thắng!”
Tịch Tà và Tiểu Thuận Tử quay đầu lại, thấy ngựa tốt vượt qua, tiếng hoan hô càng lúc càng xa dưới làn mưa phùn.[1] Phù tiết: vật làm tin khi vua sao đi sứ hoặc điều binh.

Trao phù tiết và búa rìu cho quan viên hoặc tướng soái để thể hiện tăng thêm quyền lực.
[2] Vốn để chỉ hiện tượng ánh sáng phản xạ lúc mặt trời sắp lặn khiến bầu trời trở nên sáng hơn trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng tối đi, từ hiện tượng này người ta sử dụng cụm từ để ẩn dụ cho việc một người đột nhiên trở nên minh mẫn, khoẻ mạnh trong một khoảng thời gian ngắn trước lúc qua đời..


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện