Trong tháng 2 âm lịch Lưu Phương bắt đầu đi qua các tỉnh phía nam, dân phu, quân lính các châu huyện phía nam cũng phải góp người, góp của.
Lưu Phương biết kiểm soát triều đình nhà Tùy thời Tùy Văn Đế, Tùy Dạng đế hiện thời rất mạnh.
Tuy nhiên, về danh nghĩa, Giao Châu cũng như các quận khác của nhà Tùy, trực tiếp phụ thuộc chính quyền trung ương.
Nhưng trên thực tế, như lời thú nhận của vua Tùy Văn Đế, châu Giao chỉ là đất "ràng buộc lỏng lẻo".
Vì là con cáo già chốn quan trường nên hắn biết trời cao hoàng đế xa, chỉ cần không tạo phản thì tại đây Lưu Phương hắn vẫn là hoàng đế không ngai.Không phải ngẫu hứng mà hắn trình kế hoạch Tùy dạng đế đánh chiếm Lâm Ấp với lí do rất viển vông “nghe nói đất đấy lắm của quý nên mang quân đến chiếm”.
Hắn chỉ muốn hợp thức hóa việc mở rộng lãnh thổ quản lý của mình mà thôi.
Lưu Phương biết thời đại này đang rất loạn, chả biết khi nào mới có người thống nhất thiên hạ, Nhà Tùy không biết có sụp ko nên cứ giữ cho mình 1 mảnh đất cắm dùi lập nghiệp.
Biết đâu đấy khi nhà Tùy loạn hoặc sụp thì hắn chính là hoàng đế đất này, lúc đó khia triều lập quốc cũng không phải không thể.
Chính vì vậy mà hắn cố gắng tập trung đoạn thời gian này xây dựng lực lượng, mở rộng lãnh thổ của hắn.
Nếu nhà Tùy còn và nhất thống thiên hạ thì hắn vẫn không sao cả, vẫn làm hoàng đé không ngai và công thần triều Tùy.
Nếu nhà Tùy sụp thì hắn sẽ làm vua 1 nước, có cơ sở xây dựng vũng chắc, mặc kệ bên kia đánh nhau tưng bừng, hắn có thời gian xay dựng lực lượng đẻ giữ được quốc gia hắn lập cho con cháu.
Tùy dạng đế không phải thằng ngu, 1 loạt chiến tích chiến trận sụp đổ hàng loạt quốc gia lẫn mưu quyền đoạt vị các anh em của ông ta và ông ta lên ngôi Hoàng đế thì không bao giờ có chuyện người như vậy ngu cả.
Đến ngay lịch sử TQ và cả lịch sử nhà Đường cũng không chê trách tài năng của ông ấy, họ chỉ chê trách sự tàn bạo, xây dựng các đại công trình cũng như quá ham chiến trận và thói ăn chơi xa xỉ của ông ấy khiến dân trong nước lầm than.
Không ai có thể phủ nhận tài năng quân sự cũng như chính trị hay tầm nhìn tương lai khi cho xây các đại công trình hay các trận chiến của ông ấy cả.
Ông ấy sai là do ông ta và cha ông ta muốn hoàn thành mục tiêu thế kỉ , thậm chí vài thế kỉ chỉ trong triều đại của ông ta và cha ông ta mà thôi.
Tùy Dạng Đế hiện nay cân 1 người có thể ổn định thế cục vùng mới chiếm giao chỉ nên vẫn cần có Lưu Phương.
Mà Lưu Phương cũng không có biểu hiện phản loạn nên hắn ta vẫn đc tại vị và tiếp tục cống thuế tài nguyên, vàng bạc ở đất Giao Chỉ giàu có cho kế hoạch vĩ đại của ông ta.
Chủ trương của nhà Tùy là thiết lập chế độ trung ương tập quyền, không phong cho tông thất và công thần, chỉ chuyên dùng quan lại cai trị.
Chính vì thế mà Tùy Dạng Đế không sợ kẻ nào làm phản, vì quan lại toàn người của triều đình điều xuống.
Tuy nhiên dó là quan lại cấp cao còn quan lại cơ sở thì chưa chắc.
Quay trở lại đội quân Lưu Phương, trên đoạn đường dài vài trăm km với cái con đường xấu và tăm tối như cuộc đời chị Dậu này luôn có những người đến buôn bán, tiếp tế hàng hóa cho đám thương nhân cũng như quân đội.
Họ là những tay chân các thương buôn để lại các châu huyện để buôn bán, ko 1 ai để ý đến đoàn thương buôn của lão Phẩn mỗi khi đi qua 1 châu , 1 huyện nào đó là lại vơi đi chục người và 1 vài xe hàng hóa.
Lão có mang nhiều hàng hóa, tuy nhiên với vài trăm người của lão thì cũng chỉ là thương buôn nhỏ so với đoàn người đi cả vạn kia.
Lão Phần mang nhiều nhất là tiền và vàng, bạc vì đơn giản các binh sĩ sau khi cướp được thì mang đồ quý giá đổi thành vàng bạc cho gọn nhẹ.
Chỉ trừ 1 số thứ quý giá nhưng nhỏ như trang sức nhỏ, hoặc tấm lụa đẹp chỉ hoàng tộc, quý tộc dùng muốn mạng về tặng mẹ hoặc vợ thì họ sẽ mang theo, còn đồ khác đổi thành vàng bạc hết.
Ngoài ra lão cũng mang nhiều xe hàng hóa vật tư với số lượng trâu bò lớn để cho những người ở lại có cái đảm bảo sinh tồn trong thời gian mua người và chiêu mộ lập căn cứ.
Lão Phần biết điều này, các đội thương buôn kia cũng biết điều này nên họ mang hàng hóa chủ yếu làm ăn cho nhu cầu quân đội còn lại cũng chuẩn bị cả đống tiền để đổi, sau đó mang lên Long Biên hoặc nhà Tùy thì lãi nhẹ 3-4 lần, nặng gáp 10.
Người bọn họ mang đông ngoài hộ vệ và vận chuyển ra thì cũng là còn để mở của hàng đóng chân vùng mới chiếm cũng như tiện thể cướp luôn cho lũ hộ vệ càng trung thành.
Lão Phần theo dặn dò chúa công mỗi 1 điểm khoáng sản, mỗi điểm có thể lập làng làm muối, làm cảng buôn lậu thì để lại 10-20 người.
Mỗi nhóm đều có 1-2 người biết dùng chữ quốc ngữ, nhiệm vụ của họ là đọc những gì ghi trên cuộn da dê và dạy cho những người khác.
Đồng thời lão cũng dặn dò họ chờ đợi và tìm hiểu tình hình khoảng 2-3 tháng thì nhóm thứ 2 tiếp viện sẽ xuất phát.
Nhiệm vụ của họ là học chữ, tìm hiểu địa hình, làm thân với dân chúng và tìm trí như trên bản ghi.
Sau 6 tháng họ có thể về nhà 1 tháng sau đó lại vào tiép, chúa công hứa nếu cần có thể cho vợ con họ vào đấy luôn nếu căn cứ được xây dựng hoàn chỉnh.
Đầu tháng 3 đại quân đã đến được biên giới, người khổ nhất lúc này là những người Việt vùng này nhất với những người con gái chưa chồng.
Làng nào phàn kháng thì bị diệt và bắt những người còn sống làm nô lệ, làng không bị diệt thì xác định toang bộ con gái từ 13 tuổi trở lên bị bắt, những người có chồng con hoặc góa bụa thì đc tha.
Người hiện đại cỏ vẻ như khá là lạ vì họ nghĩ gái nào cả là gái, trong quân lâu có đàn bà là đc đâu cần quan tâm xem còn hay mất.
Tuy nhiên vào thời Phong kiến hay cổ đại, các vị thống lĩnh quân đội thường có 1 tục lệ bất thành văn là trước khi đánh trận hay bước vào trận chiến hoặc chiến dịch lớn thì họ thường tìm 1 cô gái còn trinh ngủ qua đêm để giải xui.
Nếu như mà động vào đàn bà mất trinh rồi thì xẽ bị xui tận mạng , ra chiến trường sẽ bị chét đầu tiên, khả năng không về với mẹ cực cao.
Quan niệm này còn tồn tại đến thời chống Mỹ khi bộ đội kháo nhau rằng trước khi vào chiến trường mà tý toáy với đàn bà thì vào thằng nào chết thằng đấy.
Lâm Ấp trong giai đoạn 572 - 605 lúc này có vua là Phạm Phạn Chi (Sambhuvarman).
Sambhuvarman đăng cơ vào năm 572, sau khi cha ông là Rudravarman I băng hà.
Dưới sự thống trị của Sambhuvarman, xã hội Lâm Ấp đạt tới thịnh vượng, văn hóa của nó bắt đầu lan tỏa khắp Đông Nam Á.
Như phải trả giá cho sự hưng vượng, Lâm Ấp trở thành miếng mồi ngon mà các nước lân cận thèm thuồng.
Vào năm 598, nhà Tùy viện cớ Sambhuvarman xao nhãng việc tuế cống để khởi binh tiến đánh.
Quân lực ít ỏi lâu ngày không thao luyện của Sambhuvarman khó kháng cự nổi đạo quân hùng hậu của từ phương bắc.
Nhà Tùy đô hộ Bắc phần của Lâm Ấp (tương ứng khu vực Thừa Thiên trở ra Bắc), cất đặt quan thứ sử Ôn Phóng Chi và đại tướng Giao Tuấn để trấn thủ, lại chia xứ này thành ba lãnh địa Đảng Châu, Nông Châu, Xung Châu.
Tháng 3 năm Đại nghiệp thứ nhất tức đàu hè năm 605 cuộc chiến Tùy – Lâm ấp lần 2 chính thức bắt đầu, quân Tùy do Lưu Phương dẫn đầu, quân Lâm Ấp do vua Phạm Phạn Chi (Sambhuvarman) dẫn đầu.
Quân Lâm ấp cũng mắc lỗi sai lầm cố hữu của người Việt và lỗi tai hại cũ khi họ mắc phải khi đánh với quân Tùy lần 1.
Họ chỉ nghĩ lần 1 thua do quân ít và lười huấn luyện nhưng họ quyên 2 vấn đề chính, 2 vấn đề đó là đánh nhau dàn trận chính quy với người Hán và thủ thành trì.
2 thứ này thì người Hán là vô địch thiên hạ, chưa kể về mặt vũ khí, trang bị thì người Hán cũng hơn hẳn quân Lâm Ấp.
Chưa kể người Hán cao to hơn người Lâm Ấp nhiều, người Việt càng xuống phía nam thể hình càng nhỏ, nhưng bù lại sự linh hoạt và nhanh nhẹn lại tăng vọt.
Khổ nỗi Lam Ấp lúc này lại áp dụng phương thức chiến đấu phù hợp thể hình người Hán, mặt sở trường kinh nghiệm của họ, thế mạnh của Lâm Ấp lúc này chỉ có đội tượng Binh.
Vì vậy mà trong thời gian ngắn vài tháng Lưu Phương dánh bại Lâm ấp trong năm 605.
Ất Sửu năm605, Tùy Dạng Đế Quảng, Đại Nghiệp năm thứ 1,mùa xuân, tháng giêng.
Vua Tùy bèn cho Phương làm Hoan Châu đạo hành quân tổng quản, đi kinh lược nước Lâm Ấp.
Phương sai bọn thứ sử Khâm Châu là Nịnh Trường Chân đem quân bộ và quân kỵ hơn một vạn xuất phát từ Việt Thường.
Phương thân dẫn bọn đại tướng quân Trương Tốn đem thủy quân xuất phát từ quận Tỷ Cảnh (huyện của nhà Hán, thuộc quận Nhật Nam; nhà Tùy đặt quận Tỷ Cảnh).
Tháng ấy quân đến cửa biển.
Tháng 3, vua Lâm Ấp là Phạm Phạn Chi sai quân ra giữ nơi hiểm yếu, bị Lưu Phương đánh tan chạy.
Quân của Phương qua sông Chà Lê.
Quân Lâm Ấp cưỡi voi lớn từ bốn mặt kéo đến, quân của Phương đánh không lợi bèn đào nhiều hố nhỏ, phủ cỏ lên trên, cho quân khiêu chiến, đang đánh giả thua chạy.
Quân Lâm Ấp đuổi theo, voi phần nhiều ngã nhào, nhốn nháo kinh hãi, quân trở nên rối loạn.
Phương cho dùng nỏ bắn voi, voi lùi chạy, xéo giẫm vào hàng trận.
Phương nhân đó cho quân tinh nhuệ đuổi theo.
Quân Lâm Ấp thua to, bị bắt, bị chém kể hàng vạn.
Phương tiến quân đuổi theo, mấy trận đều được cả, qua phía nam cột đồng Mã Viện, đi tám ngày nữa đến quốc đô Lâm Ấp.
Mùa hạ, tháng 4, Phạn Chí bỏ thành chạy ra biển.
Phương vào thành lấy được 18 bộ thần chủ trong miếu đều đúc bằng vàng (tức là 18 đời vua), khắc đá ghi công rồi về.
Binh sĩ thũng chân, mười phần chết đến bốn năm phần.
Phương cũng bị ốm, chết dọc đường.
Chiến tranh Lâm Âp – Tùy chính thức khép lại với Phần thắng thuộc về nhà Tùy.
Tuy nhiên, Thủ đô thất thủ, quốc gia Lâm Ấp diệt vong, vua Sambhuvarman quyết bỏ kinh đô chạy ra biển xuôi thuyền vào Nam.
Tại địa phận nay là tỉnh Quảng Nam, ông dựng lại một quốc gia mới, sự kiện này được sử Champa và Việt nam sau này gọi là Biệt lập kiến quốc.
Sambhuvarman hạ lệnh gấp rút xây tân đô Simhapura( thành phố Sư Tư) nay là Trà Kiệu, cạnh sông Thu Bồn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, lại đặt tên nước là Champa, theo tên một loài hoa đẹp mọc nhiều ở Nam Trung Bộ và ngỏ ý khai sáng thời đại mới.
Chiến báo bay về tới tấp tới cho Bân.
Hắn biết kết quả này sẽ xảy ra, vì trong năm 605 đã tiêu diệt Lâm ấp nhưng nòng cốt và 1 tỉnh vẫn còn.
Không phải Lưu Phương không muốn tiêu diệt đám này mà hắn còn có 2 nguyên do,.
1 là không đủ quân vì số lính dàn trải bảo vệ vùng chiếm được đã quá nhiều, chưa kể còn phải phòng thủ Giao Chỉ vì hắn mang rất nhiều quân bố phòng ở đay đi.
Nếu như đám này khởi nghĩa vì tàn quân Lí Phật tử rất nhiều nên không thể khống chế cục diện được.
Thứ 2 là hắn muốn để 1 cây đinh phương nam để nhà Tùy tiếp tục thêm quân và thêm tiếp tế, vẫn để hắn giữ chức vì không ai hiểu phương nam này bằng hắn.
Như vậy hắn vẫn có thể cát cứ 1 phương 1 cách hợp pháp.
Bân biết sự việc không êm đẹp như vậy, vì trên đường đánh Lâm Ấp quay về, Lưu Phương mắc bệnh chết.
Sau khoảng 10 năm từ khi mất cố đô Kandapurpura, thừa thế nhà Tùy suy yếu, Sambhuvarman phát động một chiến dịch nhằm thu hồi các lãnh địa phương Bắc và thành công.
Tức là lúc