Khẩu AK Ta Bá Chủ Thế Giới Song Song Cổ Đại

Chương 30


trước sau


Bâm bắt đầu di chuyển về phía nam, đêm hôm qua hắn sực nhớ: “Năm 598, nhà Tùy chiếm đóng Lâm Ấp và phân chia thành ba châu: châu Hoan (Tỷ Cảnh), châu Ái (Hai Âm) và châu Trong (Khương)”.

Giờ hắn có thể hiểu 1 phần vì sao Lí Phật Tử lại đầu hàng quân Tùy, Lí Phật Tử cũng không nhát như hắn tưởng tượng và mọi người nghĩ.

Năm 598 quân Tùy chiếm phía bắc Lâm Ấp, phần đất bị quân Tùy chiếm năm 605 chỉ là phần phía nam với hơn nửa nước Lâm Ấp lúc trước trong đó có kinh đô.

Lâm Ấp giờ còn đúng 1 tỉnh Quảng Nam mà thôi.

Bắc Lâm Ấp cũng tương đương với nam Vạn Xuân, bị vào thế kìm kẹp 2 đầu phía bắc và quân phía nam kéo lên thì thảo nào Lí Phật Tử dồn quân trong mấy thành trì tạo thế chân vạc rồi phải buộc đầu hàng.
Ở tình thế như vậy khá là khó thắng với tình hình Vạn Xuân hiện tại và với trình độ quân sự của Lí Phật Tử và đám tướng lĩnh giỏi mưu sâu chính trị nhưng khả năng quân sự ko bằng.

Đúng là lúc quân Tùy mang quân đánh Lâm Ấp phía bắc thì Lí Phật tử phải điểu quân xuống đánh hỗ trợ Lâm Ấp để tránh khỏi sau này vào thế gọng kìm, tất nhiên nếu là Lí Nam Đế và Triệu Vương thì họ sẽ hỗ trợ Lâm Ấp hết sức có thể , tiếc là lúc này người đứng đầu nước ta lại là Lí Phật Tử.

Điều này thời nhà Trần làm rất tốt, cộng với tài năng của Hưng Đạo Vương thì có lúc nước ta bị gọng kìm nhưng vẫn thoát được.

Khi Lâm Ấp bị dánh bại năm 598 thì lúc này Lí Phật tử chính thức bị bao vây mặt năm và chỉ chờ khi có đủ điều kiện thuận lợi là năm 602 cho quân phía Bắc dánh xuống là xong.

Lí Phật tử lại mắc các sai lầm chiến lược cố hữu về quân sự nên thất bại.
Nhưng từ thông tin này cho thấy, người hán bắt đầu xuống dưới phía bắc Lâm Ấp đã được 8 năm, người Hán xuống dưới đây không nhiều nhưng tâng lớp thương nhân đã xuống khai phá rồi.

Tuy nhiên nhân mạch không nhiều, người Việt vẫn là đa số, nhờ 8 năm đã bi chiếm trước nên lúc này các tỉnh bị chiếm cũ không loạn, có loạn chỉ loạn các tỉnh mới chiếm.

Bân đau đầu nhất là vùng kinh đô Lâm Ấp, càng về nam thì văn hóa người Việt càng phai nhạt và càng bị Ấn Độ hóa.

Quan trọng nhất là kinh đô cũ Kandapurpura của Lâm Ấp cũ hay Chiêm Thành mới , dân cư trong thành bị Ấn độ hóa rất cao, vì các tầng lớp tinh hoa , quý tộc,tu sĩ bị đồng hóa mạnh nhất đều tập trung ở đây.

Tuy đã chạy về phía nam hoặc chết hết nhưng dân cư ở đây bị ảnh hưởng cực kì nặng, các vùng ngoài kinh đô vẫn bị ảnh hưởng về cả ngôn ngữ lẫn văn hóa.
Dọc đường Bân nhìn thấy hàng dài người dân phu lẫn quân lính Tùy kéo nhau trở về cùng với hàng dài tù binh và nô lệ.

Ngoài ra nhiều người là thương nhân chở các cũi nô lệ, người dân thường Lâm Ấp lũ lượt kéo nhau về quê hương cũ khi hết chiến tranh.

Nhiều ngời chết dọc đường, chết đói có, chết vì giặc cướp có, chết vì chém giết nhau có.

Chiến tranh suốt gần 1 năm qua, vùng Lâm Ấp không cày cấy được gì, lương thực hết bị cướp, rồi bị phá hủy,lương thực dự trữ hoặc mang theo lúc chạy nạn cũng đã hết hoặc bị cướp.

Người chét đói nhiều, trẻ con lang thang mồ côi cha mẹ cũng tụ tập với nhau thành băng đảng để bảo vệ, đứa nào bơ vơ có khi bị bắt cóc để ăn thịt hoặc bán.

Thời hiện đại có người nói : sao không săn thú hoặc ăn cây cỏ.


Xin lỗi săn thú không có vũ khí thì ngoại trừ mấy con nhỏ ra nhưng không phải ai cũng săn được, ma người thì đông, săn xong có khi bị cướp.

Săn con to thì khác gì bồi mạng lại khi không có vũ khí.

Người cổ đại có thể chạy dc chứ người hiện đại chắc chết cả đám.
Việc Bân phải xuống Nam ngoài việc lên dây cót tinh thần cho đám người và tập hợp quần chúng thì hắn phải đẩy nhanh tiến độ.

Hôm nọ, trước khi đi 1 thời gian hắn có xem lại đống sách vở thì hắn thấy 1 đoạn lịch sử về thời Bắc thuộc lần 3 trong Đại Việt sử kí toàn thư có Viết :
-Mậu Dần 618, (Đường Cao Tổ Lý Uyên, Vũ Đức năm thứ 1).

Mùa hạ, tháng 4, Thứ sử Khâm Châu là Nịnh Trường Chân đem đất Uất Lâm và Thủy An phụ theo Tiêu Tiển.

Thái thú Hán Dương là Phùng Áng đem đất Thương Ngô, Cao Yếu, Châu Nhai, Phiên Ngung phụ theo Lâm Sĩ Hoằng.

Tiển và Sĩ Hoằng đều sai người sang chiêu dụ Thái thú Giao Châu là Khâu Hòa, Hòa không theo.

Tiển sai Trường Chân đem quân Lĩnh Nam đi đường biển đến đánh Hòa.

Hòa muốn đón hàng, Tư pháp thư tá là Cao Sĩ Liêm bảo Hòa rằng: "Quân của Trường Chân tuy nhiều, nhưng quân cô từ xa đến, lương thực ít, tất không thể cầm giữ lâu, quân giỏi trong thành cũng đủ đương được, việc gì mới nghe hơi đã vội chịu theo người".

Hòa nghe theo, lấy Sĩ Liêm làm Hành quân tư mã, đem các doanh thủy bộ đón đánh, phá tan quân.

Trường Chân chỉ chạy thoát một mình, quân lính bị bắt hết.

Hòa lại đắp tử thành (tức thành nhỏ bên trong thành), chu vi 9 trăm bước để chống giữ.

Đến khi nhà Tùy mất, Hòa hàng phục nhà Đường.

Vua Đường sai Lý Đạo Hựu mang cờ tiết sang cho Hòa làm Giao Châu đại tổng quản , tước Đàm quốc công.

Hòa sai Sĩ Liêm dâng biểu xin vào chầu.

Vua Đường xuống chiếu sai quân đi đón.
Bân sợ rồi, vậy là sớm hơn hắn nghĩ, mà vùng hắn ở lại là Giao châu, còn Cửu Chân và Nhật Nam thì đi sau.

Điều này cũng cói nghĩa khi Tùy dạng Đế bị bắt lên làm thái thượng hoàng cũng là lúc hắn dâng biểu xin thay Khâu Hòa.


Bước ngoặt cuộc chiến này là lúc nhà Tùy thất bại trong cuộc chiến với Cao Câu Ly.

Hắn cần làm gấp vì hắn hiện giờ còn 12 năm, 12 năm vừa xây dựng lực lượng khắp cả nước với diện tích có thể tương đương với Việt Nam hiện đại, nhưng cả địa phận Việt Nam và TQ, vừa đào tạo con người, vừa tạo cơ sở vật chất nhưng được cái người không đông bằng nên dễ quản lí.

Việc của Bân bây giờ là lên dây cót tinh thần, giải quyết nạn đói, giảm số trẻ em chết thấp nhất vì chúng là chiến binh tương lai khi trưởng thành và sinh đẻ thêm người.
Bân ra lệnh cho Chí , con của Thị Vân rằng:
-Ngươi cho người thu nhận tất cả những đứa trẻ mồ côi, những gia đình đang nằm vạ vật bên đường lại.

Ai có nhà để về không muốn đi thì kệ họ, cho ít lương, ai không còn nhà thì dẫn theo.
-Trẻ con thì đứa nào còn người thân thì hỏi xem có muốn thu nhận ko, họ không đồng ý thì thôi, đứa nào mất hết người thân thì mang về theo chúng ta.

Liên hệ với người của ta tại đây để tiến hành thu nhận.
Chí nói:
-Rõ thưa chúa công.

Tôi cũng muốn thu nhận tất cả những người này vì thấy họ khổ quá , nhất là trẻ con.

Tiếc rằng chúng ta lực mỏng không cứu được hết.
Bân nói:
-Không cứu được hết cũng phải cứu, nhận số người nhiều nhất có thể, thậm chí đoàn người của ta ta chỉ cần vài chục người ở lại còn lại tiếp tế, thu phục nạn dân.

Đồng bào cả, không bỏ được, chúng ta sau này đuổi quân Tùy về nước không phải cũng vì lí do này sao.

Đã không làm được mấy việc này thì đừng mong đòi lại nước..

Mau cho người xuống đi, chúng ta đi chậm 1 chút cũng chẳng chết ai.
-Nếu như được thì cho anh em ở lại hỗ trợ các vùng mà chúng ta có người từ trước ,chúng ta đang thiếu người, hỗ trợ anh em lúc nào đc thì hỗ trợ, cố gắng cứu nhiều người nhất có thể.

Tý nữa ngươi mang hết lương thực đi và cầm tiền mua lương từ chỗ đấm thương nhân và bọn quân Tùy đang về, chúng ta cần nhiều lương để thu nạn dân.

Ta chỉ cần mấy chục anh em đi cùng là được, còn lại cho mọi người hỗ trợ các phía, khi ta về thì sẽ dẫn các ngươi về.
Cuộc cứu trợ đã kéo dài chuyến đi thêm vài ngày, Bân cũng nói chuyện với các nhân viên của mình đang ở địa bàn mới này, nắm sơ bộ tình hình, dặn dò và đưa họ thêm vàng và chỗ lương hắn mang theo cho họ để cầm cự.

Tiện thể hắn cũng nhắc nhở có thêm người trong đoàn của hắn ở lại để hỗ trợ

trong 1 tháng với mọi người, khi hắn về sẽ đón những người hết hạn xa nhà đợt này về.
Tối hôm cuối cùng hắn ở căn cứ cuối cùng ở xứ nghệ đi phát cháo cho mọi người, bên trong có băm thịt hươu hôm nay mới săn.

Hắn nhìn bà con lũ lượt lê thê, nhiều người phân phát lạ hoắc tay có đeo băng đỏ chứng minh là nhân viên của hắn,hắn nghĩ chắc là hàng tuyển thêm trong số các nạn dân.


Những người này trông mặt mũi hồng hào chắc được thu nhận từ đợt đầu nên mới có sức sống, những người đến trong 1 tuần đổ lại trông lếch thếch như những con zombie.

Mọi người ăn uống nhiệt tình vì trong bát chaops không chỉ có thịt còn có thêm cả rau lót thêm.
Căn cứ mới đã được xây dựng ở biển Cửa Hội, nó không phù hợp làm bãi tắm nhưng làm bãi thuyền thì Ok, đã thế còn bí mật, không ai biết vì vùng này hoang sơ.

Bân chọn nó cũng vì lí do này, vừa làm baiox buôn lậu kín đáo, vừa làm nơi làm muối mà chả ai biết.

Hắn cần mua chuộc quan viên lúc loạn lạc này để tiện làm ăn.

Ngoài ra quan quân người Hán chỉ cần có tiền và hàng cho chúng thì mội việc OK,miễn không làm phản là được, lập làng thì tốt quá, có thêm thuế má.
Thời Tùy Dạng Đế, năm 607 lại đổi châu thành quận.

Các quận đều thuộc chính quyền trung ương.

Dưới đây là chi tiết các quận thuộc Giao châu thời thuộc Tùy.
-Quận Giao Chỉ
Quận Giao Chỉ: gồm có 9 huyện, 30.056 hộ:
Tống Bình (đặt quận trị Giao Chỉ tại đây từ thời Tùy Dạng Đế): là quận Tống Bình thời thuộc Lưu Tống, tức là một phần huyện Long Biên đời thuộc Tấn được tách ra.

Vị trí được xác định là phía nam sông Hồng và sông Đuống, gồm trung tâm Hà Nội và các huyện Hoài Đức, Thường Tín (Hà Nội), Thuận Thành (Bắc Ninh), Khoái Châu (Hưng Yên).
Long Biên: trừ đi phần đất đã tách ra để lập quận Tống Bình, phần còn lại của huyện Long Biên là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
Chu Diên: được xác định vị trí ở tỉnh Hải Dương và huyện Tiên Lữ (Hưng Yên).
Long Bình (trước là Vũ Định, đời Tùy Văn Đế đổi tên mới): được xác định tương đương vùng đất miền sông Đáy thuộc Hà Nội (Hà Tây cũ), Hòa Bình và Hà Nam
Bình Đạo (trước là Quốc Xương, đời Tùy Văn Đế đổi tên mới): được xác định vị trí tại huyện Đông Anh (Hà Nội)
Giao Chỉ: được xác định ở phía tây Hà Nội, trên đường Sơn Tây
Gia Ninh: được xác định ở miền Việt Trì, Phú Thọ
Tân Xương: được xác định vị trí tương đương huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
An Nhân (trước là Lâm Tây, đời Tùy Văn Đế đổi tên mới): được xác định vị trí tương đương tỉnh Yên Bái
-Quận Ninh Việt
Tương đương miền đông bắc Việt Nam hiện nay và một phần Khâm Châu thuộc Quảng Tây (Trung Quốc).

Không rõ các huyện và số hộ khẩu.
-Quận Cửu Chân
Quận Cửu Chân nhỏ hơn quận Cửu Chân thời Bắc thuộc lần 2, chủ yếu là các huyện thuộc Thanh Hóa hiện nay.

Chi tiết gồm 7 huyện, 16.135 hộ:
Cửu Chân: tách huyện Di Phong trước đây lập ra và đặt quận trị tại đây; được xác định vị trí ở huyện Đông Sơn và huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Di Phong: phần còn lại của huyện Di Phong cũ, được xác định vị trí là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Tư Phố: được xác định vị trí tương đương huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Long An: là huyện Kiến Sơ thời thuộc Ngô và Cao An đời thuộc Tấn; được xác định vị trí tương đương huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Quân An: được xác định vị trí tương đương miền huyện Thiệu Hóa và Yên Định tỉnh Thanh Hóa, ở giữa sông Chu và sông Mã
An Thuận: là huyện Thường Lạc đời thuộc Tấn; được xác định vị trí tương đương huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa
Nhật Nam: được xác định vị trí tương đương các huyện Hà Trung, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

-Quận Nhật Nam
Quận Nhật Nam thời thuộc Lương và Tiền Lý là Đức châu, Tùy Văn Đế đổi thành Hoan châu, sau gộp cả Minh châu và Lợi châu (mà Lương Vũ Đế tách) vào trở lại với Hoan châu thành quận Nhật Nam.

Như vậy quận Nhật Nam thời thuộc Tùy được dịch chuyển lên phía bắc, gồm một phần quận Cửu Chân và cả quận Cửu Đức thời Tam Quốc và Lưỡng Tấn, không bao gồm huyện nào thuộc quận Nhật Nam các thời trước.
Nhật Nam (mới) gồm có 8 huyện, 9.915 hộ:
Cửu Đức (đặt quận trị ở đây): được xác định vị trí tương đương các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn tỉnh Nghệ An
An Viễn: Được xác định vị trí tương đương huyện Thanh Chương, Nghệ An về phía hữu ngạn sông Lam
Quang An: trước là Tây An, Tùy Văn Đế đổi tên này.

Được xác định vị trí tương đương huyện Tương Dương, Nghệ An về phía tây bắc huyện Thanh Chương.
Hàm Hoan: được xác định vị trí tương đương các huyện Anh Sơn, Nam Đàn tỉnh Nghệ An (đã thu hẹp so với thời thuộc Hán vì cắt đất để lập các huyện khác).
Phố Dương: được xác định tương đương thời thuộc Ngô và thuộc Tấn, là huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh và Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
Việt Thường: được xác định là tương đương thời thuộc Ngô và thuộc Tấn, tức là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Kim Ninh: tức Lợi châu thời thuộc Lương và Tiền Lý, thời Tùy Văn Đế đổi thành Tri châu, đến Tùy Dạng Đế bỏ châu.

Được xác định vị trí tương đương huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
Giao Cốc: thời thuộc Lương đặt Minh châu, sau bỏ.

Được xác định vị trí tương đương huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh
-Quận Tỷ Ảnh
Năm 605, Tùy Dạng Đế đánh Lâm Ấp, chiếm đất đặt ra Đãng châu, sau đổi thành quận Tỷ Ảnh.

Quận này được xác định vị trí ở tỉnh Quảng Bình.
Quận Tỷ Ảnh gồm có 4 huyện, 1.815 hộ: Tỷ Ảnh, Chu Ngô, Thọ Linh, Tây Quyển.

.
-Quận Hải Âm
Tùy Dạng Đế đánh Lâm Ấp, chiếm đất đặt ra Nông châu, sau đổi thành quận Hải Âm.

Quận này được xác định vị trí ở tỉnh Quảng Trị.
Quận Hải Âm gồm có 4 huyện, 1.100 hộ: Tân Dung, Chân Long, Đa Nông, An Lạc.
-Quận Tượng Lâm
Tùy Dạng Đế đánh Lâm Ấp, chiếm đất đặt ra Xung châu, sau đổi thành quận Tượng Lâm.

Quận này được xác định vị trí ở Thừa Thiên, giới hạn ở phía bắc đèo Hải Vân.
Quận Tượng Lâm gồm có 4 huyện, 1.220 hộ: Tượng Phố, Kim Sơn, Giao Giang, Nam Cực.
-Bộ máy cai trị
Cũng như các triều đại cai trị Việt Nam trong thời Bắc thuộc lần 2, nhà Tùy duy trì cơ cấu quan liêu cai trị gồm Thứ sử đứng đầu Giao châu, tại các quận có Thái thú và Đô úy, dưới các huyện có các Huyện lệnh.
Chính vì thế mà Bân cần lợi dụng sự hiểu biết về hành chính này mà cho người của mình leo lên các vị trí hành chính.

Chưa kể cần sắp xếp lại tên gọi địa lý trên bản đồ mới, để cho người của hắn chủ động dễ xử lý.

Sau khi chiếm đc cả nước thì sau đợt tấn công đầu tiên thì hắn sẽ chuyển đổi lại để làm thay đổi bộ máy hành chính, khu vực hành chính cũng như sau này bản đồ của quân Đường có cũng vô tác dụng, trừ bản đồ khu vực nhỏ.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện