KẾT CỤC 3:
Tác giả: Luna Huang
Thời gian thoáng qua, chuyển mắt lại sắp đến cuối năm, tuyết bay lất phất ngoài trời. Trên một chiếc xe bò kéo không mui, Tiết Nhu vận bộ y phục phổ thông, đầu quấn cân quắc, toàn thân nàng được bao bọc bởi một kiện đấu bồng thâm lam sắc cũ, nón to che hơn nửa mặt. Một tay nàng xuyên qua một giỏ mây cầm lấy gậy trúc dài, một tay đưa lên đón hoa tuyết.
Còn nhớ hôm đó, khi trở về Tiết gia không lâu phụ thân gặp nạn nghe tin nàng hòa ly xong liền hôn mê bất tỉnh mấy ngày. Sau đó nàng cùng đại ca tính toán một hồi liền quyết định rời kinh, điếm nhỏ lưu lại cho Mãnh Tử.
Nhị di nương thương nhớ nữ nhi không chịu đi cùng nên được Tiết Diệp đưa về phủ nuôi dưỡng. Đám ca cơ quen ăn sung mặc sướng nên Tiết Triệt cũng không giữ bên mình nữa mà thả tự do cho các nàng.
Nàng im lặng lưu một mình Thanh Sơn tại kinh thành rồi gửi thư nhờ Thúy Liễu chăm sóc nàng ta. Đừng tưởng nàng ngu mà nhìn không ra, rõ ràng Thanh Sơn với Kiết Câu đã âm thầm nảy sinh tình cảm, nàng đương nhiên tác hợp bọn họ rồi.
Dọn đến nơi này không bao lâu nàng ra suối trượt chân liền mất đi thị giác, lúc này mới cảm nhận được cảm giác của Thúy Liễu thế nào. Một trận ngứa từ cổ họng vang lên, nàng đưa tay che miệng ho khan vài cái.
Nàng ở một thôn nhỏ cách huyện thành không xa, thế nhưng phải mất một canh giờ ngồi xe ngựa mới đến được, còn nếu đi bộ thì có thể nghĩ. Ở nơi này a, bình yên thanh tĩnh không còn phiền não nữa. Tâm tư đề phòng, gương mặt thiếu biểu cảm của nàng ở kinh thành cũng bị thôn dân chất phác của nơi này mài mòn hết rồi.
Bạc mang theo cũng vì nhị ca tiêu quen phí tiêu hoang mà dùng sắp hết, chỉ có thể mua được một căn nhà gỗ nhỏ trong thôn mà thôi. Phụ thân mỗi ngày chẻ củi hoặc đi chung quanh thôn dạo. Đại tẩu nhị tẩu chăm sóc chất nhi cùng làm việc nhà.
Đại ca cùng nhị ca đều phải lên núi săn cùng kiếm củi. Còn nàng a, lúc đầu nàng cũng giúp làm việc nhà, thế nhưng sau đó mắt nhìn không thấy nữa cũng chỉ có thể dệt vải mà thôi. Mỗi lần dệt được một ít liền mang lên huyện bán, sau đó lại mua nguyên liệu trở về tiếp tục dệt.
Như hôm nay vậy, nàng theo trí nhớ cùng thói quen lên chiếc xe kéo này cùng một ít thôn dân lên huyện thành thuộc Lưu châu bán đồ. Đáng lẽ mọi người đều phản đối vì sắp cuối năm không ai rảnh rỗi bồi nàng đi cùng, nhưng sợi trong nhà đã hết, một khúc vải vừa dệt được một nửa mà nguyên liệu trong nhà không đủ nên mới để nàng một mình đến đây.
Một đám tú tài ngồi trên xe đột nhiên bàn tán với nhau, “Nga, mấy tháng người bên không đến huyện thành lại có thêm một tòa tửu trang mới, nhìn qua là xa hoa hẳn là rất đắt.” Một tú tài vừa chỉnh tay nải trên vai vừa chép miệng thán. Ánh có chút hưng phấn như thể đang nghĩ đến tòa tửu trang kia, hoặc là nói hắn lén mang học phí đến đó tiêu xài rồi nên nhớ lại hương vị của nơi đó.
“Thật sao, nghe ngươi nói ta cũng muốn đến xem qua.” Một tú tài khác cũng hưng phấn nói xong lại ho khan một tiếng.
Tiết Nhu lắc đầu cười không nói gì. Đám tú tài này a, chỉ cần một khúc vải gấm mỏng tanh cũng bảo đó là xa hoa, đúng là không thể tin tưởng được. Mà ở huyện thành, có người nào mở tửu trang lớn bao giờ chứ, bất quá thì là mấy tửu lâu có quy mô lớn hơn những nơi khác một chút mà thôi.
Lúc nàng chưa phát sinh vấn đề vì mắt đã từng đến đây mấy lần, mọi thứ đều rất đơn giản, thậm chí còn không bằng một lóng tay của thành ở Lưu châu. Đám tú tài này thấy chỉ bất quá là những thứ tốt hơn dưới thôn mà thôi.
“Tên đặt còn bá đạo như vậy nữa, Tẫn Hưởng Nhân Giang Chi Vị, ngươi thấy có kiêu ngạo quá không?” Tú tài kia vẫn còn huyên thuyên, hoàn toàn không lưu ý đến sắc mặt của Tiết Nhu so với sắc trời hiện tại còn đen hơn. “Lão bản nhất định là một người rất khoa trương nha.”
Một tú tài lại lên tiếng nói, “Đích xác là có khoa trương, nhưng nghe nói tửu trang này ở kinh thành rất có tiếng, ngày đêm đều có người xếp hàng không dứt.”
“Chuyện kinh thành ta không biết, thế nhưng chuyện ở huyện thì trái lại biết nha.” Một tú tài ăn vận nhìn qua bắt mắt hơn ngạo nghễ khoe khoang tài phú của mình, “Ta từng theo cha vào đó rồi, thức ăn ngon không có nơi nào sánh được đâu.”
“Ai nha, thật là ngưỡng mộ, ta còn không biết khi nào mới có thể đến đó ăn. Mỗi lần lên huyện nương tử chỉ cho ta vài hai mươi lăm văn đủ một tháng uống nước trà cùng ăn cháo thôi.” Một người nói xong thở dài thườn thượt.
“. . .”
Đám tú tài thi nhau nói, Tiết Nhu chỉ mím môi không tham gia câu nào.
Xe vừa dừng, Tiết Nhu nhường mọi người xuống trước bản thân chậm rãi mò đường bước xuống. Nàng mỉm cười đa tạ xa phu kiên nhẫn chờ mình rồi bước vào trong huyện thành.
Tuyết hôm nay không to, nhưng sau trận tuyết to đêm qua nhai đạo vắng lặng hầu như không người mở quầy bày bán ven đường như mọi hôm, hoặc có thể là nói, một huyện nhỏ sẽ không tấp nập như trong thành hay trên kinh thành. Bước chân của Tiết Nhu rất chậm, mỗi bước đều lún xuống một đoạn để di chuyển của nàng có chút khó khăn.
Bán xong vải, mua xong sợi cần thiết, nàng dừng chân mua chút đồ liền chuẩn bị quay về. Ai biết ngửi được mùi bánh nương thật thơm, nhớ đến hai chất nhi ở nhà nàng liền dò đường bước sang phía mùi hương mà mua.
Ai biết lúc này có một đám tiểu hài chơi đùa chạy qua, một nam hài vấp phải gậy trúc của Tiết Nhu liền ngã xuống. Cả người nhỏ nhắn úp sấp xuống tuyết, miệng há thật to ô thanh khóc lớn thu hút không ít ánh mắt chú ý của mọi người.
Vì hành động kia mà Tiết Nhu cũng trượt chân ngã xuống, nàng bỏ gậy trúc xuống đất mò đến chỗ nam hài kia, đỡ hắn lên, “Tiểu bằng hữu không sao chứ?”
Nam hài kia chỉ khóc không đáp, hai tay liên tục đưa lên mắt lau chùi nước mắt như thác trào ra ngoài. “Nương a, nương a.”
Một thiếu phụ từ xa hấp tập bước đến, đoạt lại nam hài đẩy ngã Tiết Nhu xuống đất, lớn tiếng quát, “Ngươi mù hay sao, qua đường cũng không biết nhìn trái phải.”
Tiết Nhu cau mày không vui, nàng chật vật đứng dậy nói, “Vị tẩu tử này, ngươi mang hài tử ra đường phải trông giữ cẩn thận một chút, nào có chuyện chạy đùa trên đường lớn như vậy, nhỡ xe ngựa chạy qua thì biết thế nào.”
Thiếu phụ kia lại không hề nói lý lẽ, nàng bước lên một bước hất nón của Tiết Nhu lên quát, “Là phụ nhân nhà nào ăn nói không biết chừng mực như vậy, có biết ta là ai không?”
Người trên đường tuy không nhiều chỉ lác đác vài người nhưng vẫn đứng lại xem kịch vui. Bọn họ che miệng chỉ chỏ, có người chép miệng thán thiếu phụ kia quá hung hãn vậy quyền hiếp người, có người lại tội nghiệp thay cho Tiết Nhu.
Tiết Nhu giận nhưng lại chẳng làm gì được, mắt nhìn không thấy, thân phận không có, nàng vẫn đang mím môi chờ câu kế tiếp của nàng ta. Nón có bị hất hay không đối với nàng mà nói có gì quan trọng đâu, quan trọng là sau