Lời của Nguyệt Y lúc này như mở ra một niềm hy vọng mới cho mọi người.
Mạc Chu đồng ý ngay cách của Nguyệt Y.
Sau khi canh chỉnh lãi liều lượng và bỏ thêm một số thảo dược khác để làm giảm thuộc tính kích cơ của cỏ Tuyết Thủy, Nguyệt Y đã cho Ái lão phục dùng.
Quả nhiên trong thời gian ngắn lão ta đã có thể khôi phục lại sức khỏe, tinh thần tỉnh táo.
Ái Thận Di tuy là tỉnh táo nhưng sức lực cơ thể vẫn còn yếu nên được Mạc Chu đặt cách cho ngồi tựa lưng trên ghế để lấy lời khai.
Gặp mặt lão đầu Vô Không Ái lão ném hết mọi uất hận lên người hắn.
Hai bàn tay cố co lại đập mấy cái lên thành ghế, giá mà còn khỏe mạnh như xưa dám lão ta đã nhào qua ăn tươi nuốt sống tên giả sư kia rồi.
Tiếc hận một nỗi vẫn chưa giết được hắn.
Mạc Chu ngồi ở ghế đối diện bắt đầu lấy lời khai của Ái lão, bên cạnh còn còn Hiểu Ninh, Nguyệt Y, Lãm Ngọc và một số nha sai làm.
Mạc Chu nhìn Ái Lão rồi nói:
- Ái lão sư đã đến lúc lão nên nói rõ mọi chuyện rồi.
Ái Lão gương mặt buồn bã, giọng đầy uất hận nhớ lại quá khứ rồi nói:
- Thảo dân và Ái Diệp đúng như đại nhân đã nói, hai chúng tôi không phải là phụ tử mà là phu thê.
- Nhớ năm ấy ở quê nhà, phụ mẫu Ái Diệp bị bệnh qua đời cùng lúc, trong nhà nàng ấy lại không có tiền nên đành ra đường lớn treo bảng bán thân để lo tang sự cho phụ mẫu.
Thảo dân thấy hoàn cảnh nàng ấy đáng thương nên đã cho nàng ấy bạc, cũng không mong hồi đáp.
Cũng từ đó nàng ấy tự coi mình là người của Ái gia.
Suốt ngày theo thảo dân, còn muốn gả cho thảo dân.
Nhưng tuổi tác cả hai cách biệt chỉ sợ miệng đời quái ác bảo phu già thê trẻ.
- Sợ tiếng cười chê thảo dân và Ái Diệp quyết định rời quê nghèo đến kinh thành.
Bề ngoài chúng tôi như phụ tử nhưng thật ra bên trong sống như phu thê, ân ái tương kính gần hai năm.
- Cho đến hai tháng trước thảo dân thấy nàng ấy cứ hay đi lễ Phật ở An tự nên có lần tò mò đã đi theo.
Thì phát hiện nàng ấy và Bửu Thạnh Quan có mối quan hệ thân mật.
Cả hai cười nói, thậm chí từng nắm tay nhau.
Thảo dân biết thê tử đang tuổi xuân trẻ làm sao chịu ở mãi cùng một lão phu già cả.
Nhưng vì quá yêu thê tử, không muốn mất nàng ấy nên đã giả câm, giả điếc hy vọng có thể làm thay đổi tâm ý của nàng ấy.
- Nào ngờ nàng ấy ngày càng lạnh lùng với thảo dân hơn.
Thậm chí là dọn sang phòng khác ở không ngủ chung giường cùng thảo dân nữa.
Mặc cho thảo dân hết lòng chiều chuộng chăm sóc.
- Cho đến một buổi chiều thảo dân thấy nàng ấy lấy một số tiền rất lớn rời khỏi nhà nên đi theo phía sau.
Thì ra nàng ấy đem hết số bạc mà thảo dân cả đời dành dụm được cho