Tuy rằng đã nhờ Ian làm hướng dẫn viên cùng nhiếp ảnh gia, nhưng hành trình ngày hôm sau cũng chỉ có Thẩm Hi cùng Chu Ngôn Dụ.
Bị Ian ảnh hưởng, bọn họ cũng thích dùng camera chụp ảnh.
Hôm nay thời tiết rất tốt, ánh nắng vô cùng thích hợp, hơn nữa nơi hai người đến chính là đấu trường La Mã*, phải dùng camera có độ nét cao mới có thể chụp ra được cảm giác to lớn bao la hùng vĩ của kiến trúc nơi này.
Nếu Thẩm Hi giữ camera, hắn sẽ kêu Chu Ngôn Dụ đến địa điểm mà hắn thấy đẹp để chụp anh.
Nếu Chu Ngôn Dụ giữ camera anh sẽ chuyên môn chụp Thẩm Hi, khi hắn giới thiệu lịch sử đấu trường, hoặc chia sẻ về số liệu, hay là có chút mê muội mà cúi đầu ngắm nhìn cảnh vật xung quanh đều bị Chu Ngôn Dụ thu hết lại.
Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên.
Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả.
Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.
Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục.
Đấu trường sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu.
Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.
Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ.
Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang.
Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12.
Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam)
Mười năm trước, Thẩm Hi đã dạo qua đấu trường này rất nhiều lần, mà khách sạn lại vừa vặn ở rất gần đấu trường, vì vậy nơi này đã được chọn làm điểm đến thứ hai.
La Mã giống như Thẩm Hi nói, chính là một viện bảo tàng cực lớn, chỗ nào cũng là nơi trưng bày kiến trúc, tùy tiện đi đến đâu cũng đều là địa danh nổi tiếng.
Sáng sớm hai người dọc theo quảng trường lớn đến đấu trường, đi ngang qua không biết bao nhiêu thần miếu cùng Thánh Điện.
Còn chưa đi đến đấu trường Thẩm Hi đã dùng hết hai cuộn phim, chờ hắn vượt qua Khải Hoàn Môn** cuốn thứ ba cũng chỉ còn lại không đến mười tấm.
Loại cuộn phim mà Thẩm Hi dùng có mười hai tấm trong một cuộn, bọn họ chuẩn bị số lượng rất nhiều đủ để Thẩm Hi vô tư chụp.
Khải hoàn môn Constantine là Cổng chào chiến thắng tại Roma, nằm giữa Đấu trường La Mã và đồi Palatine.
Khải hoàn môn được lập nên bởi Viện La Mã để kỷ niệm chiến thắng của Hoàng đế La Mã Constantinus 1 trước Maxentius trong trận chiến trên cầu Milvius năm 312 CN.
Công trình được khánh thành năm 315 CN và là khải hoàn môn lớn nhất Roma hiện tại.
Khải hoàn môn nằm trên con đường Via triumphalis, nơi lễ khải hoàn diễn ra khi các vị Hoàng đế La Mã tiến vào trung tâm thành Roma qua con đường này.
Khải hoàn môn Constantine có chiều cao 21 m, chiều rộng 25.9 m và chiều sâu là 7.4 m, gồm 3 cổng: cổng chính giữa cao 11.5 m, rộng 6.5 m và hai cổng phụ, mỗi cổng cao 7.4 m và rộng 3.4 m.
Phía trên các cổng là tầng áp mái kiểu Attic, vật liệu là gạch được trát vữa và đá cẩm thạch.
Một cầu thang được thiết kế đi vào từ một cửa hướng về phía tây đối diện với đồi Palatine, tại một số độ cao nhất định.
Phần chính giữa của khải hoàn môn là các cột theo thức Corinth và tầng áp mái với dòng chữ tôn vinh hoàng đế ở phía trên, theo khuôn mẫu của Khải hoàn môn Septimius Severus tọa lạc tại Forum La Mã.
Phần lớn Khải