Ba ngày sau, Hậu Điểu đi đến Tàng Kiếm Các, lúc này nơi đây đã là người đi nhà trống, chẳng còn ai; sau khi trải qua mấy ngày đầu náo nhiệt nhất, lại một lần nữa khôi phục bình thường.
Vốn là những tu sĩ cấp thấp giống bọn họ thì lựa chọn trên công pháp và kĩ thuật rất có giới hạn, đang là lúc đặt nền móng, xem qua quá nhiều không phải là chuyện tốt gì; có một ít thuật pháp phức tạp rườm rà bây giờ học được thì có thể nhất thời phong quang vô hạn, nhưng khi cảnh giới được nâng cao thì lập tức trở thành thứ vô dụng, không công làm lỡ thời gian.
Mấy đệ tử mới vào này phần lớn kinh nghiệm phong phú, biết cái gì nên học, cái gì không nên lãng phí thời gian, đều chọn hai, ba món mà mình thiếu sót liền rời đi, ít có người ở đây lưu luyến quên lối về.
Hậu Điểu trình ra kiếm phù của mình, thuận lợi đi vào Kiếm Các, thực ra đây là một tòa tháp bằng đá, tháp cao bảy tầng, đối với bọn họ, những người còn chưa bước vào ranh giới Thông Huyền cảnh mà nói thì chỉ có ba tầng trước là có thể vào, cao hơn nữa là cấm địa.
Chi nhánh của Toàn Chân Giáo tại Diễm quốc, có một ít địa phương, thành thị tương đối trọng yếu sẽ có Tàng Kiếm Các năm tầng, một châu trung tâm như Cẩm Thành thì là Kiếm Các bảy tầng; mà kinh đô của Diễm quốc là Vương Kinh mới có Kiếm Các chín tầng chân chính, nơi đó mới là nơi cất giấu những cuốn nguyên bản, độc bản, tuyệt bản, những nơi khác chẳng qua chỉ là những sản phẩm sao y mà thôi.
Thạch tháp rất trống trải, đây cũng là phong cách của toàn bộ kiến trúc ở Diễm quốc, phong cách cổ xưa phóng khoáng, bền kiên cố, về mặt trang trí bên trong thì kém An Hòa quốc không chỉ một cấp bậc, nhưng phong cách mỗi cái đều có đặc điểm riêng, cũng không thể đơn giản mà so sánh như vậy được.
Ở tầng một đều là công pháp, có đủ hơn mấy chục loại, trong đó có rất nhiều loại đến từ những lưu phái khác, chỉ để cho lựa chọn, không hề giới thiệu; đạo tu hành, vạn pháp vạn đạo, ngươi không thử, thì vĩnh viễn cũng không biết rốt cuộc loại nào tốt nhất đối với mình.
Công pháp cơ sở chân chính của Toàn Chân Giáo chỉ có năm loại, Hậu Điểu đọc qua một cách tỉ mỉ, thì mới hiểu cái gì là đạo học căn bản, thực ra trên phần lớn phương diện đều là đại đồng tiểu dị, không có sự khác biệt căn bản.
Hiểu được mấy thứ này, cũng không chần chờ nữa, mấy công pháp này y sẽ không đi tìm hiểu, đã có Long Hổ Hội Chinh và Tham Đồng Dẫn Nguyên của mình, đã đủ cho mình tu hành đến Thông Huyền, không cần phải thay đổi.
Chân chính suy xét là, y lo lắng một khi đổi công pháp thì vòng xoáy thần bí sẽ biến mất!Tốt xấu gì thì bây giờ đã là người tu hành chính thức rồi, lý giải về đạo y cũng có nhận định riêng của mình, y hiểu rất rõ rằng vòng xoáy thần bí trong tử phủ của mình không thể nào bởi vì công pháp thay đổi mà thay đổi theo, thậm chí thực tế cũng sẽ không bởi vì uống đan dược mà biến mất, ảnh hưởng của việc uống đan dược chỉ là nó sẽ không hiện ra thôi, chứ không phải là nó không tồn tại.
Thế là y đi đến tầng hai, nơi đây là nơi cất giữ những thuật pháp bổ trợ cơ sở dành cho tu sĩ cấp thấp, bao gồm các cơ sở của đan đạo, phù đạo, trận đạo, khí đạo, mấy lĩnh vực này nếu học tốt sẽ là những trợ lực lớn cho việc hỗ trợ tu hành, ví dụ như học được thuật luyện đan thì có thể sẽ không thiếu đan dược, học được chế phù thì có thể tăng thêm lực chiến đấu lên mấy thành, học chế tạo khí thì có thể chế tạo khí giới cơ bản để chiến đấu, mấy thứ này đều là con đường để phát tài.
Tiền đề là ngươi phải học phải biết, mà phải học cho giỏi!Đầu tư ban đầu cực kì tốn kém, tốn thời gian, tốn công sức còn phải chịu được vô số thất bại, cuối cùng mới có thể thành công, đối với đại đa số tu sĩ, có thể chống đỡ đến bước này hay không cũng là một vấn đề.
Chỉ khi nào có một thế lực cho phép, nguyện ý cung cấp tài liệu cơ sở tạo điều kiện cho ngươi phung phí, tu sĩ mới có thể thành công, những thứ này cũng không phải là con đường của y.
Hậu Điểu không cho là mình có thiên phú trên mấy phương diện này, cho dù có cũng không phải bây giờ y nên đi theo.
Y chọn một bộ thuật pháp bổ trợ khác, đó là Kiếm Võng.
Kiếm Võng không phải là kiếm thuật, mà là một bộ thuật pháp tu lục thức (thuật ngữ Phật giáo, bao gồm: nhãn thức , nhĩ thức , tỷ (tị) thức , thiệt thức , thân thức , và ý thức - Độc Hành Giả)! Là thủ đoạn hỗ trợ thích hợp nhất với kiếm tu do tổ sư Toàn Chân Giáo từ góc độc kiếm tu mà nghiên cứu ra, đó là nhãn (mắt) thức, nhĩ (tai) thức, tị (mũi) thức, thiệt (lưỡi) thức, thân (cơ thể) thức, ý thức.
Dùng cái này hình thành một cái võng (lưới) trên ý nghĩ duy tâm, khiến đối thủ trong kiếm võng không chỗ nào có thể trốn.
Lục thức, không chỉ Toàn Chân Ma Môn mới luyện được, Đạo Môn cũng có thể luyện, Phật Môn cũng có thể luyện, trên thực tế tất cả đệ tử các môn phái tu chân đều có thể luyện, đây là cơ sở trong cơ sở, là thực dụng trong thực dụng, bất kể ngươi