Một đoạn thời gian sau, Thái tử phi rốt cuộc cũng đã hạ sinh một tiểu hài tử, cũng chính là trưởng tử của ca ca nàng.
Nói cách khác, y chính là thái tử kế vị sau khi ca ca nàng lên ngôi.
Quang Thuận đế rốt cuộc cũng đã tính tới chuyện nhường ngôi cho Thái tử, lui về làm Thái thượng hoàng.
Thật ra Quang Thuận đế chần chừ lâu như vậy là bởi muốn dùng danh nghĩa hoàng đế để sau này tứ hôn, chủ trì hôn sự cho Di Nguyệt.
Song có lẽ ông còn phải đợi lâu…
Ngày đại điển đó đồng thời cũng là đại điển phong hậu cho Thái tử phi, khắp nơi lại một phen náo nhiệt.
Lần này Lạc quốc không thể chỉ cử sứ thần sang nữa, nàng đã thật sự mong chờ hắn sẽ tới.
Nhưng không, đại diện của Lạc quốc là một nữ tử, một nữ tử xinh đẹp diễm lệ có dung mạo xuất chúng, có thể nói là một chín một mười với Di Nguyệt.
“Tiểu nữ là trưởng công chúa Thường Hi của Lạc quốc, là công chúa cùng mẫu với Lạc đế.
Vì tình hình trong nước mà hoàng huynh không thể đến mừng nên cử ta đi thay.” Sau lời giới thiệu, Thường Hi gửi những lời chúc mừng như có cánh, cùng với đó là lễ vật vào.
Từ đầu tới cuối nàng ấy vẫn duy trì một bộ dáng đoan chính, nhu mì và rất đúng mực, rất trưởng thành, có thể nói là chuẩn theo khung mẫu được đặt ra cho nữ tử, không thừa không thiếu một li.
Khác với Di Nguyệt có một thân khí chất khác người, Thường Hi là nàng công chúa chuẩn mực nhất.
Đuôi mắt phượng của nàng ấy di chuyển về phía nàng, khoảnh khắc ánh mắt của hai nàng công chúa tôn quý nhất của hai quốc gia hùng mạnh nhất giao nhau, Xuân Thi ở cạnh Di Nguyệt dường như có thể cảm nhận được một cỗ áp lực rất lớn.
Bởi vì ca ca đã lên ngôi hoàng đế nên Di Nguyệt cũng trở thành trưởng công chúa, Thiên Di trưởng công chúa.
Phủ công chúa của riêng nàng cũng đã được chuẩn bị gần xong, chờ thêm một đoạn thời gian nữa là nàng không còn ở hậu cung nữa.
Nghĩ cũng thật buồn.
Nhưng nàng không phải ở trong phủ trưởng công chúa quá lâu, chỉ ít lâu sau, tình thế đã thay đổi chóng mặt.
Nói về khu vực xung quanh nước Vệ.
Nước Vệ nằm ở phía Nam của đại lúc, phía Nam và Tây Nam đều giáp biển, phía bắc giáp với Lạc quốc và ngăn cách bởi núi Cấm – một dãy núi đồ sộ hùng vĩ và hiểm trở.
Từ núi Cấm có một dòng sông lớn, nước chảy xiếc đổ xuống hạ lưu, con sông đó rẽ làm hai nhánh, một nhánh chia cắt bờ cõi nước Vệ và nước Thục, một nhánh khác phân chia nước Thục và nước Lạc.
Con sông đó gọi là sông Hạ Thủy.
Ngoài ra, ở phía Đông của nước Vệ, biên cương còn có một khu rừng hiểm trở rộng lớn, sài lang hổ báo rình rập.
Bởi khu rừng ở cạnhd òng sông nên cũng được đặt tên theo đó.
Mà châu nhỏ ở ven rừng đó chính là nơi mà Tĩnh vương