Anh đi vào phòng kho tìm hai đứa trẻ.
Bên trong hai đứa trẻ thắp đá sáng đang phân loại thực vật để vào từng thúng riêng.
“Bom em chạy đi lấy vài chiếc lá lớn rồi chạy qua nhà bác Thôi đón anh Lĩnh đi, trời có vẻ như đang mưa dày hơn.” Tân nói vội khi vừa trông thấy Bom sau chum gạo kê.
Bom nghe vậy liền ngừng tay, hỏi lại:
“Sao anh ấy lại qua nhà bác Thôi lúc này vậy?”
Tân cúi xuống lấy ít củ hàng đã phơi khô chuẩn bị dùng làm gia vị, trả lời thằng bé:
“Anh ấy có nhờ bác Thôi làm ít đồ, nên giờ phải qua đó lấy. Em đi nhanh đi anh sợ trời sẽ mưa lớn.”
Bom gật đầu, nhờ Đông:
“Cậu xếp chỗ cà rốt này giúp tớ nhé! Tớ đi cái.”
Đông xua tay. Bom liền lao ra đầu ngõ chạy thẳng về hướng hồ nước đầu tộc, nơi đó có một số cây bụi thấp lưng chừng người lớn, và cao hơn một đứa nhóc như Bom, thân dạng bẹ có nhiều nhánh rẽ ra như hình quạt, lá bản to hình tròn màu tím sẫm trông rất đẹp.
Lá của nó rất thích hợp làm ô vào trời mưa. Hồi trời còn nắng bọn nhóc vẫn thường hái nó cầm che nắng đi rừng rất thích hợp.
Bom hái hai lá một cái che đầu mình, cái còn lại mang trên tay nhắm nhà bác Thôi chạy đi.
Bên nhà Bác Thôi Lĩnh đang nhận thành quả làm việc của bác, cậu khá ngạc nhiên khi chiều nay rõ ràng bác và tiểu thú nhân Thiên có đi thu kén tới tận chiều muộn, sao lại có thời gian hoàn thành tốt cả hai thứ này thế nhỉ?
Cậu ôm cái chiếu đôi được đan từ một loại thân cỏ mềm, màu nâu đậm đã khô trông rất ấn tượng, hỏi bác:
“Nó là sợi của cây gì vậy, sợi to lại còn rất mềm nữa?”
Bác Thôi trả lời cậu; ông đang ngồi trên một chiếc ghế bốn chân có lưng tựa, cực kì thích ý:
“Chúng là thân của mấy cây bẹ bên hồ nước đầu đình, hồi trời còn nắng bác có phơi khô một ít, vốn chỉ cất đi xem sau này có cần gì thì dùng không ngờ nó lại có tác dụng này.”
Lĩnh chạm vào sợi chiếu mềm, lại dày, gởi lời cảm ơn:
“Cảm ơn bác nhiều lắm, chất lượng chiếu thật sự rất tốt.”
Bác Thôi xua tay, ông chỉ tới đôi dép nhỏ, dạng dép bệt một quai đơn giản bên cạnh:
“Cháu đi xem có vừa không, đôi dép cũng được làm từ thân cây bẹ đấy, đế thì làm bằng gỗ.”
Lĩnh xỏ dép vào, chất liệu bẹ vô cùng mềm, lại có tính ấm đi vào chân vô cùng thích.
“Cảm ơn bác, rất vừa ạ!”
Lĩnh đưa số thịt mình mang qua vào phòng bếp. Tiểu thú nhân Thiên đang nấu ăn trong bếp, khi nhìn thấy Lĩnh liền cười chào hỏi.
Cậu bé có dáng người khá cao, tóc màu xám bạc tựa thú nhân Thôi, da đen nhẻm, gầy gò, cũng rất ít nói.
Lĩnh để rá lên bàn đi lại nói với Thiên:
“Anh đưa chút thịt cho bác. Em lấy sườn nấu canh hay hầm khoai đều được. Thịt thú thì nướng hay là xào với rau đều được cả.”
Thiên gật đầu, cậu chỉ nồi canh xương hỏi Lĩnh:
“Anh qua xem nồi canh giùm em được không, em mới học nấu sợ không ngon.”
Lĩnh đi qua dùng muỗng đất nếm thử:
“Vị ổn rồi, tí nữa em dùng đũa chọc nhẹ lên cà rốt, nếu nó mềm thì khoai cũng chín. Em cho chút hành lá vào là ăn được.”
Thiên cười cảm ơn Lĩnh. Nhà chỉ có hai thú nhân, Thiên nhận Thôi thú nhân già làm người thân nên cậu bé rất cố học nấu ăn.
Lĩnh vỗ vai thằng bé khen ngợi:
“Sau này Mẫu, hay Phụ nào mà lấy được em quả là phúc của họ.”
Nghe vậy Thiên ngại ngùng cúi đầu.
“Anh Lĩnh xong việc chưa về thôi, trời tối rồi, mưa cũng dày hơn rồi đó.”
Tiếng Bom to đùng vọng vào từ đầu ngõ. Lĩnh vội tạm biệt Thiên trở lại gian chính gặp Thôi thú nhân xin ông ít bẹ khô ông dùng làm chiếu và dép.
Thôi thú nhân cũng trữ không nhiều, ông đưa một phần cho cậu, rồi lên kế hoạch mai đi thu chúng về, đập dẹp để hong khô.
Mùa mưa chắc nó sẽ lâu khô hơn, nhưng hai món đồ Lĩnh nhờ ông làm lại cần nó. Rất có thể sắp tới hai thứ Lĩnh nhờ chắc chắn sẽ trở thành vật dụng đại trà của tộc, nên ông cần phải trữ vật liệu, nếu không khi có người tới đặt đồ ông lại không có vật liệu mà làm.
Giờ đây nguồn sống của ông chính là dựa vào những đơn hàng như thế này, nên ông cần phải nắm chắc, vật liệu lúc nào cũng có để làm.
Lĩnh cảm ơn bác Thôi, rồi ôm đồ đi nhanh ra ngõ.
Trời đã đổ bóng tối, chỉ còn chút ánh sáng nhờ nhờ, mưa bên ngoài cũng nặng hạt hơn. Lĩnh nhận lấy lá che mưa từ tay Bom cùng cậu bé đi về nhà.
...
Sau bữa ăn tối, cả nhà cùng quây quần ở phòng sinh hoạt chung, ngoài trời đổ xuống trận mưa rất lớn, gió rít gào xuyên qua khe cửa không hề nhỏ, nhưng tuyệt nhiên không làm ảnh hưởng tới việc nghiên cứu chiếu và dép của tất cả các thành viên trong nhà.
Dưới ánh sáng trắng, Tân bắt đầu dùng dao đá cắt từng bẹ khô rồi dùng nhựa thông dính chúng lên tấm gỗ khá dày, được đẽo sẵn hình đôi dép, tiếp đó dính quai vào là xong.
Đôi dép trông rất đơn sơ nhưng khi đi vào lại ấm chân đến lạ. Đặc biệt