Bán đồ ăn, mở rộng du lịch.....công việc đã nhiều lại còn khá bận rộn nên Thẩm Chu Thành muốn thuê một kế toán về phụ giúp thống kê.
Thế là Thẩm Chu Thành lên thị trấn tìm được một cô gái tầm 24 tuổi nhận việc.
Cô gái ấy tên Tạ Nhược Mân, là một mỹ nhân đúng nghĩa.
Cô sở hữu một dung mạo rất có khí chất nhưng được cái tính cách khá điềm đạm, mà sức khỏe không quá tốt nên hay ngượng, cũng ít nói.
Bởi vì không khí bên thôn Thanh Tuyền khá trong lành, hơn nữa nông sản ở đây rất ngon nên vừa nghe Thẩm Chu Thành tìm kế toán cô đã tới ứng tuyển.
Thẩm Chu Thành rất hài lòng đối với Tạ Nhược Mân, bởi cô gái này tuy có chút ít nói nhưng làm việc rất cẩn thận, chưa bao giờ dám qua loa dù chỉ một chút.
Tạ Nhược Mân rất có trách nhiệm, khoản tiền nào cũng thống kê đến là rõ ràng.
Và ngược lại, đối với công việc này thì Tạ Nhược Mân cũng rất hài lòng, không quá nặng nhọc.
Trước đây Tạ Nhược Mân có chứng sợ xã hội loại nhẹ nên khi đến nơi đông người thì cô lại bị căng thẳng, càng không thích đi mấy cái tiệc rượu mà đồng nghiệp cứ nằng nặc đòi rủ đi cho bằng được.
Tiẹc rượu là một trong những yếu tố cần thiết của công việc đó nên cô không thể nào từ chối.
Không chỉ có vậy, tiệc rượu đã từng là những chỗ mang lại cho Tạ Nhược Mân khá nhiều trải nghiệm tồi tệ, đều là lừa gạt, rồi chuốc say tính kế lẫn nhau.
Những giây phút đó đối với cô đều là giày vò, đè nén lâu ngày nên bệnh càng ngày càng nặng.
Đến khi điều trị đỡ hơn đôi chút, Tạ Nhược Mân lựa chọn về quê tìm việc làm trước sự ngỡ ngàng của mọi người.
Tất cả đều nghĩ đầu óc của cô có vấn đề rồi....!Ai đời một sinh viên đại học chính quy tiền độ rộng mở lại về quê làm kế toán quèn, chẳng nhẽ làm việc trên thành phố không thích hơn sao? Cứ thích về chịu khổ cơ.
Chẳng bị ảnh hưởng bởi những đều đàm tếu đó, Tạ Nhược Mân thấy cuộc sống ở thôn Thanh Tuyền mới là lý tưởng.
Hiện tại, công việc của cô rất nhàn nhã mà vẫn không lo chết đói, lại không phải gồng mình đối phó với mấy loại tiệc rượu dung tục đó.
Cứ yên tĩnh ở nhà chăm mèo, buổi chiều rảnh rỗi thì ôm mèo đọc sách thưởng trà, còn gì sung sướng bằng cơ chứ? Trước nhà có vạt đất thì cô chịu khó ra trồng rau với hoa màu, nhìn rất xinh xắn, sáng sủa.
Suốt quãng thời gian đó, bên tai cô toàn là mấy lời than thở của cha mẹ cùng thôn dân:
"Một cô gái lịch thiệp, phong nhã lại có học thức như con sao lại phải về thôn chịu khổ làm gì hả??"
"Em gái à, học vấn của cô cao như thế về chốn bần cùng này làm gì!?"
...
Đối mặt với sự tò mò của mọi người, Tạ Nhược Mân chỉ đành cười trừ: "Bởi vì thôn Thanh Tuyền rất yên tĩnh, non nước hữu tình thế này mà tôi được về đây nghỉ ngơi là tốt lắm rồi...."
"Sức khỏe mới là vốn gốc của Cách mạng, đúng không?"
Nghe cô giải thích, mấy người đó bỗng nhiên tỉnh ngộ.
Đâu chỉ mình Tạ Nhược Mân từ chối cuộc sống thành thị về đây, bên kia còn có ông lão Phụng Văn Bân nữa.
Ông là du khách đến chơi thôi, chẳng ngờ lại rất thích cuộc sống nơi đây nên tìm người thuê nhà trong một năm, về đây dưỡng lão.
Phụng Văn Bân khiến mọi người ngạc nhiên vô cùng, cái thôn nghèo nàn này có gì để ông lão ấy thích cơ chứ?
Từ khi chuyển về, hôm nào ông lão cũng cầm cần câu ra dòng suối phía Nam thôn Thanh Tuyền câu cá, mỗi lần ra đó là cả ngày mới chịu về, rất biết tận hưởng.
Ngay cả vợ ông gọi về tận nơi: "Lão già kia, không về bế cháu à????" ông cũng không bị lay động.
Phụng Văn Bân chịu đủ lắm rồi, hôm nào cũng nghe mẹ chồng – nàng dâu cãi nhau, rồi lại chứng kiến con trai kẹp giữa khó xử làm ông rất phiền lòng.
Bên kia, bà gào lên: "Hừ!!! Để xem ông trụ được ở đó bao lâu, dưỡng lão cơ à...."
Phụng Văn Bân hà hà cười, "Dưỡng lão?? Tôi đã già đâu, dưỡng lão cái gì cơ chứ?"
Thôn Thanh Tuyền non nước hữu tình, chịu khổ cái gì cơ chứ, đó chính là một loại hưởng thụ đúng nghĩa.
Hôm nay mở hàng rất tốt, chưa tới hai giờ đồng hồ đã có ba con cá vào giỏ.
Phụng Văn Bân vô cùng đắc ý, ngồi đó đến tận tám giờ sáng thì đột nhiên có một người đàn ông cao lớn, anh tuấn mang theo con cáo đến, trên tay cầm theo một cần câu cùng cái rổ, hiển nhiên cũng là đến câu cá.
Tuy rằng Phụng Văn Bân già, nhưng mắt nhìn người vẫn còn tinh tường lắm, vừa nhìn đã nhận ra ngay đây là cậu chủ nhà Thẩm gia sở hữu sản nghiệp dưới tay phải nói là bạt ngàn.
Cậu ta có trong tay cả trăm mẫu ao nuôi cá, thế nào lại đến đây câu??
"Chà chà...." Phụng Văn Bân không nhịn được tặc lưỡi: Đúng là Chu lột da mà.
Cá nhà nuôi nhiều như vậy nhưng thậm chí cả cá tự nhiên cũng không tha.
Thẩm Chu Thành vứt cần câu sang một bên, lại lượm cục đá cho cáo nhỏ ngồi xuống rồi bắt đầu mặc quần áo cho nó.
Phụng Văn Bân: "...." Rốt cục vị tổ tông này đến đây làm gì vậy??
Trước đây Thẩm Chu Thành bị Tạ Nhất Hạo ghét bỏ vì không biết hưởng thụ cuộc sống nên thừa dịp đợt nhàn hạ này mang cáo nhỏ đi câu.
Hắn mở túi dã ngoại, lấy ra một tấm đệm ngồi, lại bắt đầu mặc quần áo cho cáo nhỏ.
Hôm mua váy cho bà nội thì Thẩm Chu Thành tiện tay đặt luôn quần áo cho hắn với cáo nhỏ, không thể bên trọng bên khinh được.
Thẩm Chu Thành móc ra trong túi một bộ âu phục cùng áo sơ mi, áo