Nước Dịch đầu xuân năm Thiên Tĩnh thứ hai, trong Hoàng cung tại thành Thiên Toánh Đế đô, trưởng nữ của Hoàng đế Dịch Già Thư ra đời. Trước đó ông đã có bốn nhi tử nhưng lại chưa một nữ nhi. Bởi vậy, khác với nhiều bậc đế vương khác, nữ nhi này là sự ra đời mà cả hoàng cung chờ đợi.
Hoàng hậu sinh hạ hoàng trưởng nữ, cử hành điển lễ quốc gia. Dịch Già Thư nhìn nữ nhi trắng ngần, hưng phấn hạ chỉ đại xá thiên hạ. Song, một ngày sau, Ti thiên giam (1) bái kiến, tiểu Công chúa sinh năm Thìn tháng Thìn ngày Thìn giờ Thìn, là một sự lạ. Đế hỏi lạ làm sao, Ti thiên giam đáp đây là số Chân mệnh Thiên tử. Tứ thần hội họp, chân long hàng thế. Nếu như là nam tử, có thể khiến cả thiên hạ quy thuận. Đáng tiếc đây vẫn chỉ là một Công chúa. Người nữ mệnh nam, đúng là điềm xấu.
(1) Ti thiên giam (司天监) - Quan thiên văn, chiêm tinh học
Người nước Dịch rất tín vào mệnh cách, Dịch Già Thư rất tin tưởng kiến giải của Ti thiên giam. Nhìn nữ nhi vừa ra đời, trong lòng không biết là vui hay buồn. Trong Đế đô có một ngôi chùa, trăm năm hương khói thịnh. Trụ trì chùa là một vị cao tăng đại đức, phụng mệnh tiến cung cầu khấn Phật tổ ban phúc cho Công chúa.
"Đại sư, có thể nhìn ra số mệnh tương lai của Công chúa không?" Hoàng đế hỏi.
Trụ trì chắp tay nói: "Hoàng thượng, ngày sau Công chúa tất sẽ trải qua bước thăng trầm lớn. Nhưng số mệnh Công chúa tôn quý không thể nói trước được, nhất định có thể có vận may. Có điều, xin Hoàng thượng thứ cho lão nạp nói thẳng, Công chúa là chân long chi mệnh, nhất định phải rời xa thân thích."
Dịch Già Thư suy nghĩ ba ngày, ban tên cho nữ nhi là Dịch Già Thần Nhứ, phong hào là Di Mẫn Công chúa. Đầu xuân năm Thiên Tĩnh thứ bảy, Dịch Già Thư phái người đưa Thần Nhứ mới tròn năm tuổi đi đến viện Phi Diệp Tân cầu học. Từ đó nàng rời xa phụ mẫu gia quyến.
Viện Phi Diệp Tân, nằm trên một ngọn núi giữa biên giới bốn nước Phong, Khánh, Huỳnh và Lịch. Bởi vì núi nằm đó nên dòng nước xung quanh không chảy được, chỉ có bến đò dưới chân núi là chèo được thuyền. Bến đò tên Phi Diệp Tân, viện cổ tên là Phi Diệp Tân thư viện. Trong viện đều là nữ tử. Viện chuyên giáo dục văn sử lễ nghi cho công chúa, quận chúa và tiểu thư của thế gia đại tộc các quốc gia, nữ công gia chánh, cầm kì thi họa cùng nhiều tài nghệ khác. Dần dà, viện Phi Diệp Tân đã trở thành thư viện chuyên biệt cho những danh môn quý nữ ở các quốc gia. Nữ tử xuất thân từ Phi Diệp Tân được người đời mặc định đánh giá là thông tri thức hiểu lễ nghĩa.
Thần Nhứ thông minh lanh lợi, sau khi lên núi đã được chưởng viện ưa thích, thu làm môn đệ. Học nghệ nơi thâm sơn được mười năm, đến tuổi cập kê, Thần Nhứ mới trở lại nước Dịch. Mà nước Dịch lúc này đã trong ngoài khốn đốn, suy nhược đến không thể tả, bất cứ lúc nào cũng đều có nguy cơ diệt vong. Nàng vừa về nước đã được phong làm Trấn quốc Công chúa, phân tích thiên hạ đại thế với cha huynh, ngang dọc tung hoành, trong thì lo việc nước, ngoài thì đối kháng địch mạnh, nỗ lực chèo chống được hai năm. Thế nhưng cũng chỉ chống đỡ được hai năm thế thôi.
Cha huynh qua đời. Quân vương tử vì xã tắc cũng xem như chết có ý nghĩa rồi. Thế nhưng sau này làm sao đây? Nước Dịch còn rất nhiều dân chúng muốn sống tiếp, Hoàng tộc Dịch Già bọn họ cũng muốn sống. Tất cả gánh nặng đều đè lên một mình nàng. Nàng biết mình chẳng thể bảo vệ hết mọi người, cũng chỉ tự nhủ làm hết sức thôi.
Suy nghĩ liên miên, hồi ức ập đến như thác lũ khi vỡ đê, không thể ngưng được. Mãi đến khi có người đưa tay quơ quơ trước mặt, nàng mới hoàn hồn.
"Tĩnh Lan, muội lại làm càn!"
Một tiểu cô nương tầm mười ba mười bốn tuổi cười hì hì thu tay: "Tỷ tỷ lại ngẩn người rồi, gần đây tỷ ngẩn người càng ngày càng nhiều."
Dịch Già Tĩnh Lan, muội muội cùng mẹ của Thần Nhứ. Sinh ra vào năm Thiên Tĩnh thứ sáu, phong hào là Xương Thuận Công chúa. Nước mất nhà tan, tiểu Công chúa là người khóc thương tâm nhất, nhưng cũng là người phục hồi nhanh nhất. Đủ thấy được rằng tâm sự thiếu niên như một cơn gió, chợt đến chợt đi.
Nhìn thấy muội muội của mình, Thần Nhứ nở nụ cười yêu chiều: "Tĩnh Lan ở nơi này đã quen chưa?"
Tĩnh Lan nghiêng đầu nghĩ: "Ở chung với tỷ tỷ, đâu cũng quen hết."
"Nếu như tỷ tỷ muốn đưa muội đi, muội có đồng ý không?"
Tĩnh Lan chớp chớp đôi mắt to: "Tỷ tỷ muốn đưa muội đi đâu?" Không khóc nháo, nàng đã không còn là một tiểu cô nương không rành thế sự nữa rồi. Trải qua bi kịch diệt quốc, nàng đã chín chắn hơn rất nhiều.
"Đến viện Phi Diệp Tân." Thần Nhứ ngầng đầu, nhìn màn đêm từ từ buông xuống, ánh nhìn xa xăm mà mơ màng.
Ba ngày sau, Hoàng đế nước Lịch là Cảnh Đằng hạ thánh chỉ, phong nhị ca của Thần Nhứ là Dịch Già Dụ làm Tiêu Dao Hầu. Phong thúc thúc của Thần Nhứ là Dịch Già Lễ làm Thường Nghĩa Hậu (2). Người trong Hoàng tộc Dịch Già đều được phong thưởng. Cuối cùng đến lượt Thần Nhứ, phong nàng làm Thuận Ân Quận chúa, xem như thư đồng của Nhu Gia Công chúa, về ở cung Vũ Yên.
(2) Hậu (候) - Quan lo việc tiếp đón tân khách
"Tỷ tỷ!" Tĩnh Lan hơi sợ hãi. Nàng không muốn tách xa tỷ tỷ, mỗi lần tỷ tỷ tiến cung nàng đều cảm thấy rất sợ hãi, sợ tỷ tỷ sẽ một đi không trở lại.
"Tĩnh Lan, muội hãy nghe lời. Nhị ca sẽ chăm sóc muội thật tốt. Chờ tin tức của tỷ tỷ, tỷ sẽ mau chóng đưa muội đi. Nơi này không phải nhà chúng ta, cũng không phải nơi muội nên ở lại." Một công chúa mất nước sẽ gặp phải cái gì, tuy nàng chưa từng trải qua, nhưng nhiều sách sử tự cổ chí kim đã nói rất rõ ràng. Nàng có thể không cứu được nhiều người lắm, nhưng nàng nhất định phải cứu được muội muội mình. Là tư tâm ư? Đúng rồi.
Cảnh Hàm U ngồi trong điện chính, thấy Thần Nhứ đang bước từng bước đi vào. Tuy rằng nàng đã chẳng còn là công chúa nữa nhưng vẫn còn vẻ tao nhã và đoan trang của một công chúa. Có điều... Hy vọng nàng vẫn có thể tiếp tục đoan trang như vậy.
Cảnh Hàm U nhìn thoáng qua thái giám bên cạnh. Hắn đang nâng một cái khay, trên khay là một bầu rượu và một chén rượu.
Thần Nhứ cũng chú ý thấy, đôi mắt nàng híp lại, khóe miệng hơi